Kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTRSH tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTRSH tại Đà Nẵng

Nẵng

3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH tại Đà Nẵng

Mạng lưới thu gom được trải rộng khắp toàn thành phố kể cả một số khu vực ngoại thành huyện Hòa Vang. Hằng ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận khoảng 680 tấn rác cho toàn địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tỷ lệ thu gom trên toàn Thành phố hiện nay đạt khoảng 93%.

Tại sáu quận của thành phố, công tác thu gom chất thải rắn được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt 100% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã. Khối lượng CTR thu gom được qua các năm thống kê như bảng 1.6 sau:

Bảng 3.1. Lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua các năm

Khối lượng CTR thu gom (tấn) Năm

2012 2013 2014

CTR sinh hoạt đô thị 252.504 262.182 260.923 CTR CÔNG

NGHIỆP

Không Nguy Hại 3.723 4.199 4.554 Nguy Hại 404 359 607 CTR Y TẾ Không nguy Hại 1.889 2.216 2.412

Nguy Hại 209 217 238 Bùn Bể Phốt 19.688 29.200 24.700

3.1.2. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng

 Công tác thu gom Có 4 hình thức thu gom

30

- Thu gom bằng xe thô sơ bagac kéo và đạp có trang bị thùng 660L thông qua trạm trung chuyển trước khi vận chuyển lên bãi đổ bằng hệ thống nâng ép Container và vận chuyển bằng xe Hooklift.

- Thu gom bằng xe cuốn ép trực tiếp có còi loại xe 3,5 tấn. Loại xe này sử dụng thu gom tại các vùng ven, ngoại ô thành phố.

- Thu gom trực tiếp bằng thùng 240L được đặt dọc trên các đường phố chính và các khu dân cư, tái định cư mới mở. Loại thùng 240L cũng được áp dụng cho công tác thu gom bãi biển. Thu gom bằng thùng 660L bằng xe bagac đưa về điểm trung chuyển và tất cả 2 loại thùng 240L và 660L đều được nâng gấp và vận chuyển lên bãi Khánh Sơn bằng xe Huyndai 5 tấn và Hino 9 tấn dọc các đường phố bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 2 giờ sáng hôm sau.

- Thu gom rác thải theo phương thức đặt thùng theo giờ.

Ngoài ra còn thu gom rác trên sông Hàn bằng thuyền vớt rác tập kết vào xuồng chứa rác và vận chuyển lên bãi Khánh Sơn.

Công tác thu gom được kết hợp song song giữa thủ công và cơ giới hoá, tuỳ thuộc vào địa hình khu vực thu gom. Mỗi năm công ty dự tính nâng tỷ lệ thu gom bằng cơ giới lên khoảng 10%, điều này thể hiện rất rõ qua số lượng xe cơ giới bổ sung hàng năm. Hiệu quả vận chuyển đạt 100% do thực tế công ty có thể hoàn toàn đảm nhận được.

 Công tác vận chuyển

Công tác vận chuyển chất thải rắn đã cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng, đường và các khu dân cư được mở rộng, công nghệ và trang thiết bị không ngừng được cải tiến để phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố. Phương tiện vận chuyển được tăng cường đáng kể, đặc biệt các loại xe cuốn ép, xe tải nâng hooklit và xe thu gom có thiết bị nâng gắp thùng rác được đầu tư mới (37 chiếc), loại xe bagac vẫn còn sử dụng (135 chiếc), nhưng loại xe thô sơ không còn sử dụng. Ngoài ra, để đảm bảo vấn đề vệ sinh đường phố, bãi biển, vớt rác trên sông,

31

biển... đơn vị dịch vụ được UBND thành phố đặt hàng và đầu tư thiết bị đáp ứng nhu cầu thu gom và vận chuyển.

Thành phố Đà Nẵng hiện có 10 trạm trung chuyển rác được đầu tư từ Dự án Thoát nước và VSMT, các trạm được bố trí trong khu vực nội thành, xây dựng đảm bảo mỹ quan. Song, hiện nay chỉ có 8/10 trạm hoạt động, công suất hoạt động bình quân là 23,6 tấn/ngày, chất thải rắn chủ yếu từ các kiệt, hẻm, khu dân cư chuyển về trước khi vận chuyển lên bãi rác chôn lấp.

 Công tác xử lý

Thành phố Đà Nẵng hiện có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn được quy hoạch ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu của thành phố. Bãi rác cũ có diện tích 9,8ha, hoạt động 15 năm và đóng cửa năm 2006. Đây là bãi rác không hợp vệ sinh, toàn bộ chất thải rắn được chôn lấp trước đây, nước rỉ rác không được thu gom và xử lý. Mỗi ngày có từ 300 - 500m3 nước rỉ chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Riêng bãi rác mới có diện tích khá lớn (48ha) và bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Đây là bãi rác hợp vệ sinh, toàn bộ nước rỉ rác được thu gom và xử lý bằng công nghệ sinh học.

Hiện tại, bãi rác Khánh Sơn cũ, UBND thành phố đã cho phép Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng phối hợp với Công ty Pangea Green Energy - Ý đầu tư thực hiện dự án thu hồi khí gas theo cơ chế phát triển sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tái sử dụng năng lượng từ chất thải rắn.

 Hoạt động tái chế và tái sử dụng

Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là một việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu quả kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng

32

đến sức khỏe cộng đồng và đặc biệt có nguy cơ lây lan các bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm màng não, HIV/AIDS.

Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn nặng nhọc, vất vả, không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh khu vực.

Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành chủ yếu như sau:

- Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác, song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn;

- Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn;

- Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác thải công nghiệp;

Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bìa các- tông, da giày, vải vụn và thực phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn nuôi gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến thủy hải sản, thực phẩm.

Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày.

Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung rác thải, các phế thải được tái sử dụng như sau:

- Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế kim loại, tái chế thành phẩm hoặc làm nguyên liệu bán thành phẩm;

- Các chai thủy tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương nghiệp làm vật liệu chứa đựng các chất lỏng. Thủy tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biên thủy tinh;

33

- Cao su phế thải được bán cho các lò sạch làm nguyên liệu đốt lò; - Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ; - Bìa các- tông và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hợp; - Vải vụn sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe;

- Nhựa cứng dùng để tái chế;

Trong điều kiện xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn như hiện nay, hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa, nhôm, đồng, sắt,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)