Bài học rút ra cho huyện Lương Sơn trong huy động nguồn lực xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 34 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học rút ra cho huyện Lương Sơn trong huy động nguồn lực xây

Tuyên truyền theo từng chủ đề chuyên sâu, đa dạng về hình thức đổi mới về nội dung, tập trung tuyên truyền, đối thoại về cơ chế, chính sách mới; nêu gương các mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực, các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa

có liên doanh, liên kết; phương pháp, cách làm hay, nhân rộng các mô hình điển hình khích lệ nhân dân góp công, góp của phát huy sức mạnh đoàn kết trong xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về xây dựng NTM để chia sẻ kinh nghiệm, nhằm tháo gỡ các khó khăn.

2.2.3. Bài học rút ra cho huyện Lương Sơn trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm về huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, có thể rút ra bài học sau:

Một là, cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Người dân phải được biết, được bàn bạc ngay từ bước lập kế hoạch, đề án, được kiểm tra giám sát và được hưởng thành quả từ việc thực hiện chương trình. Có như vậy thì mới huy động được hiệu quả và tối đa các nguồn lực trong dân trên tinh thần tự nguyện, cũng tham gia.

Hai là, cần khuyến khích sự hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện các mục tiêu trong chương trình. Người dân phải là chủ thể thực hiện dưới sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước.

Ba là, thực hiện chủ trương đi trước một bước. Cần chủ động tập trung nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi có đề án, quyết định phê duyệt.

Bốn là, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của toàn dân, doanh nghiệp, tổ chức trong thực hiện chương trình. Xác định nhu cầu và vai trò của người dân để làm thay đổi nhận thức của người dân về đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM, từ đó dễ dàng vận động người dân đóng góp ngày công lao động, tiền của, đất đai,...

Sáu là, nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, ban chỉ đạo thực hiện chương trình. Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của họ về NTM, trang bị kiến thức cần thiết để truyền đạt thông tin cho người dân dễ hiểu, dễ nắm bắt.

Bảy là, mở các lớp dạy nghề ngay tại địa phương phù hợp với các nghề phổ biến trên địa bàn xã để tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn ở xã, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời có các chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (sinh viên tốt nghiệp đại hoc, cao đẳng,...) về công tác vàlàm việc tại địa phương.

Tám là, các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, các cấp ủy, cán bộ chính quyền địa phương phải đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)