Đặc điểm về tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 41)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lương Sơn được nêu trên bảng 3.1.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Sơnnăm 2017

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 37.707,79 100

1 Đất nông nghiệp 23.571,73 62,51

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.290,93 16,68

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.336,48 11,50

Đất chuyên trồng lúa nước 2.624,12 6,96

Đất trồng lúa nước còn lại 801,72 2,13

Đất đồng cỏ chăn nuôi 32,38 0,09

Đất trồng cây hàng năm khác 878,26 2,33

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.954,45 5,18

1.2 Đất lâm nghiệp 17.152,93 45,49

1.2.1 Đất rừng sản xuất 13.457,31 35,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 3.081,35 8,17 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 614,27 1,63

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 127,87 0,34

2 Đất phi nông nghiệp 8.390,06 22,25

2.1 Đất khu dân cư 3.200,16 8,49

2.2 Đất chuyên dung 5.189,90 13,76

3 Đất chưa sử dụng 5.746,00 15,24

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.351,6 6,24

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.394,40 9,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn (2018) Theo kết quả thống kê năm 2016 của huyện Lương Sơn: Tổng diện tích tự

nhiên của toàn huyện là 37.707,79 ha, chiếm 8,18% tổng diện tích tự

nhiên của tỉnh, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 23.571,73 ha, chiếm 62,51% tổng diện tích tự nhiên (Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.290,93 ha, chiếm 16,68% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất lâm nghiệp 17.152,93 ha, chiếm 45,49% tổng diện tích tựnhiên; Đất nuôi trồng thủy sản 127,87 ha, chiếm 0,35% tổng diện tích tự nhiên); Diện tích Đất phi nông nghiệp 8.390,06 ha,

chiếm 22,25% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng còn 5.746,00 ha, chiếm 15,24% tổng diện tích tự nhiên.

Số liệu thống kê cho thấy phần diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn (5.746,00 ha), một phần diện tích đất này đã có thể cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phát triển kinh tế.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước ngầm: nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn,

có nơi chỉ cần khoan 5-10m nước ngầm đã xuất hiện. Chất lượng nước phần lớn

chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân ngày một cao.

- Tài nguyên nước mặt: bao gồm nước sông suối, hồđập và nước mưa.Nước sông suối có nguồn chính từ sông Bùi, sông Song Huỳnh và nhiều con suối chạy qua

địa bàn huyện. Hệ thống hồđập với 6 hồđập, trong đó có 2 hồđập lớn thuộc hai xã Nhuận Trạch (hồĐồng Chanh, diện tích 247ha), và hồ Suối Ong (xã Tiến Sơn), 169

ha; ngoài ra các hồđập nhỏ nằm ở các xã: Tiến Sơn (1), Liên Sơn (1), Hoà Sơn (2) và Cư Yên (1). Hệ thống sông suối, hồ đập đóng vai trò là nguồn nước mặt quan trọng bảo đảm nước phục vụđời sống và sản xuất nông nghiệp.

- Nước mưa: với lượng nước mưa trung bình từ 1.520,7 - 2.255,6

mm/năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yểu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng có diện tích lớn, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.

- Tài nguyên nước mặt phân bốkhông đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ ở một sốxã phía dưới. Sông suối lại ngắn, nhỏ, khảnăng dự trữnước không cao, ảnh hưởng đến việc bảo đảm nhu cầu nước cho nhiều địa phương trong huyện, nhất là các xã vùng Tây Nam.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện Lương Sơn năm 2015 là 17.370,49

ha, chiếm 47,65 % DTTN, trong đó: đất rừng sản xuất 12.693,95 ha, đất rừng phòng hộ 4.422,45 ha, đất rừng đặc dụng 254,09 ha. Rừng tự nhiên của huyện vốn khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗquý. Nhưng do tác động của con

phát triển. Những loài gỗ quý nay chỉ còn lác đác. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ chặt chẽ những khu vực còn rừng và trồng lại rừng.

- Diện tích rừng phân bốở tất cả các xã trong huyện, nếu khai thác nguồn tài nguyên rừng theo hướng sản xuất nông - lâm kết hợp, phát triển rừng nguyên liệu với rừng cây đặc sản địa phương, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từ

phát triển kinh tếđồi rừng, kinh tế trạng trại, thì rừng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế

quá trình xói mòn, rửa trôi, và ngăn cản lũ lụt mà nó còn góp phần làm giầu cho nền kinh tế huyện, nhất là các xã thuộc vùng Tây Nam huyện, không có khảnăng

phát triển những ngành kinh tế khác

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữlượng lớn đó là: (1) Đá vôi:

phân bốtrên địa bàn huyện và chủ yếu là ở khu vực Đông Nam huyện là 8 mỏđá

vôi, hiện đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng. (2) Đá xây dựng: với 1.500 ha núi đá (nằm ở phía Đông Nam và Tây Nam huyện) không cây, có thể khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng. (3) Đất sét: trữ lượng 1.285 triệu m3 đất sét phân bố trên địa bàn xã Nhuận Trạch, là nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất gạch ngói. (4) Đá bazan: trữ lượng

đất bazan của huyện thuộc loại lớn và có chất lượng tốt (ở xã Hoà Sơn và Tân

Vinh). (5) Quặng đa kim: (vàng, bạc, đồng, chì kẽm) có ở các xã Cao Dương, Liên Sơn, Tiến Sơn.

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử đã tạo cho Lương Sơn nhiều tiềm năng phát triển du lịch. (1) Tiềm năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Nhiều

xã trên địa bàn huyện, nhất là các xã vùng Bắc, có địa hình xen kẽ núi cao với những dãỵnúi, đồi thấp, có những thung lũng rộng, phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng, vị trí giao thông thuận lợi, gần thủđô, tất cảđã tạo ra cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp, thuận lợi phát triển dự án xây dựng sân golf, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hình thành các tuyến du lịch trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, các xã Lâm Sơn, Hoà Sơn. (2)Tiềm năng phát triển du lịch danh lam thẳng cảnh: trên địa bàn huyện, có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên, đa dạng như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm,

năng phát triển thành những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. (3) Tiềm năng du lịch văn hoá, lịch sử: Lương Sơn cũng là một huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vật thể và phi vật thể lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)