Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 45 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện lương sơ n, tỉnh Hòa Bình

3.1.6. Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn của huyện

a) Thuận lợi

- Là huyện đông dân, tốc độtăng trưởng dân sốnhanh hơn mức chung của tỉnh, đặc biệt là huyện giáp Hà Nội, lại nằm trên trục đường giao thông cầu nối giữa Hoà Bình, vùng Tây Bắc với toàn vùng Hà Nội, nên khảnăng thời gian tới tỷ lệ tăng dân số cơ học sẽ tăng lên, nhất là các xã phía Bắc huyện. Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp lực lượng lao động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh.

- Lực lượng lao động đông, xu thế gia tăng lao động phi nông nghiệp

nhanh hơn, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động và phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp và dịch vụtrên địa bàn huyện.

b) Khó khăn

- Tuy có bản sắc truyền thống dân tộc tốt đẹp, nhưng cũng còn một số tập quán lạc hậu và trình độ dân trí còn chưa cao. Tốc độ tăng trưởng dân số bình

quân hàng năm thời kỳ 2005 - 2010 là 1,2%, cao hơn mức trung bình của tỉnh trong thời kỳ này (khoảng 1,1%). Tuy vậy đang có xu hướng giảm xuống (năm 2005 là 1,35% đến năm 2010 còn 1,15%). Tỷ lệ dân số đô thị của huyện chiếm

14,5%. Tính đến năm 2010, dân số đến tuổi lao động chiếm 58,0%, trong đó lao động khu vực nông nghiệp chiếm 57%; khu vực công nghiệp và dịch vụ 43%.

- Tỷ lệ dân sốcơ học tăng lên là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu dân cư, nhà ở, khu đô thị, cũng như vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Hiện nay tỷ lệ lao động chưa được giải quyết việc làm khá cao (8,7% tổng sốlao động), lao động của huyện hiện nay phải đi làm ởđịa phương khác rất nhiều. Điều này gây lãng phí rất lớn trong việc sử dụng thế mạnh lao động cho phát triển kinh tế huyện, lại gây ra những khó khăn trong quản lý dân số và lao

động, những hậu quả về vấn đề xã hội, trật tư, an ninh, an toàn xã hội.

- Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động hiện tại chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, chưa bảo đảm nhu cầu cho một huyện thuộc vùng

động lực tăng trưởng của tỉnh Hoà Bình và đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đểđánh giá tình hình huy động nguồn lực cho Chương trình xây dựng NTM

trên địa bàn toàn Huyện, các số liệu sẽđược lấy trên toàn bộ các xã của Huyện.

Để tìm hiểu nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai xây dựng NTM, luận văn chọn 3 xã đểđiều tra thu thập thông tin:

Chọn 3 xã đại diện để nghiên cứu khảo sát thu thập thông tin vềhuy động nguồn lực: Xã Cư Yên, xã Trung Sơn và xã Long Sơn, dựa trên căn cứ là 3 xã có

nguồn lực của huyện,bao gồm:

- Xã Cư Yên là đại diện cho các xã vùng Trung tâm huyện (xã trong nhóm thực hiện huy động nguồn lực tốt của huyện).

- Xã Trung Sơn là đại diện cho các xã vùng Tây nam huyện (xã trong nhóm thực hiện huy động nguồn lực tốt của huyện).

- Xã Long Sơn là đại diện cho các các xã vùng phía Nam huyện (xã trong nhóm thực hiện huy động nguồn lực chưa tốt của huyện).

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội

dung và địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp

Nơi thu thập Thông tin

- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề

tài nghiên cứu

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềhuy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, xã; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc

điểm nghiên cứu; Ban chỉ đạo chương

trình xây dựng nông thôn mới ở các xã

được chọn làm điểm nghiên cứu

- Các thông tin liên quan đến hoạt động

huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua

- Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp

trên địa bàn... các sở ban ngành có liên

quan trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Các vấn đề có liên quan đến đánh giá

hiệu quảhuy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện

Lương Sơn trong thời gian qua và những

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Lương Sơn. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Đểđáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm, và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Bảng 3.5. Đối tượng và số phiếu điều tra ởcác nhóm đối tượng

ĐVT: người

Đối tượng phỏng vấn Sốlượng

1. Điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG 60

2. Người dân 60

3. Cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Đoàn thanh niên… 30

4. Người đi làm ăn xa các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, các cấp lãnh đạo trên địa bàn huyện Lương Sơn.

30

Tổng 180

(1) Phiếu điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG

- Sốlượng phiếu: 60 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của cán bộ thuộc các ban chỉ đạo/ban quản lý và tiểu ban quản lý về kêt quả huy động nguồn lực nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Lương Sơn. Đánh

giá của cán bộ về từng kết quả của sự huy động các nguồn lực sau khi đã được

huy động. Đánh giá vềphương pháp huy động...

(2) Phiếu điều tra người dân

- Số phiếu điều tra: 60 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp

của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Những đóng góp đó bao gồm tài sản đất đai, tiền, ngày công lao động và những đóng góp phi vật chất khác

(3) Phiếu điều tra cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể trên địa bàn: Hội nông dân, Đoàn thanh niên... và các doanh nghiệp

- Số phiếu điều tra: 30 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức đoàn thể về kết quả những đóng góp của đoàn thểcho chương trình xây dựng nông thôn mới. Sự

tham gia của các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động của chương trình xây

dựng nông thôn mới.

(4) Phiếu điều tra con em của địa phương di làm ăn xa

- Số phiếu điều tra: 30 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến của con em xa quê của về sựtham gia đóng

góp nguồn lực cho quê hương. Và đánh giá về cách thức huy động nguồn lực của

địa phương cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các

chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, các cấp lãnh đạo trên địa bàn huyện Lương Sơnđể lấy ý kiến đánh giá, ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quảhuy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Sơn.

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu đã tiến hành điều tra thửđể xây dựng và hoàn thiện lại các nội dung trong biểu phiếu điều tra.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Dùng phương pháp lập bảng thống kê, phân tổ thống kê, dãy số thời gian

để tổng hợp tài liệu theo tiêu thức nghiên cứu.

Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương

trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng công tác huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn; xác định tính hiệu quả của công

tác huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đã đạt được trong thời gian qua.

3.2.3.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh mức độ thực hiện chương trình và huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giữa thực tế và kế hoạch trên địa

bàn xã. So sánh mức độ đóng góp nguồn lực giữa các hộ, các doanh nghiệp, tổ

chức, đoàn thể khác nhau.…

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Sốlượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;

- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa

phương và tỷ lệ;

- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;

- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn theo kế hoạch;

- Sốlượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm.

b. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai)

- Kế hoạch huy động đất đai: số m2 và số hộ;

- Kết quảhuy động đất đai: thực tế số m2 và số hộđã hiến đất;

- So sánh tỷ lệ % kết quảhuy động nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề

c. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực

- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thểđịa phương.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠNTỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 45 - 51)