Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn huyện lương sơ n, tỉnh Hòa Bình
3.1.5. Đặc điểm phát triển kinh tế của huyện
Lương Sơn có vị trí kinh tế quan trọng và nhiều điều kiện để phát triển
theo hướng vùng kinh tế tổng hợp. Những phân tích vềđiều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý, địa hình và các tiềm năng tài nguyên cho thấy Lương Sơn là vị trí giao thoa giữa vùng Hà Nội, nhất là thủđô Hà Nội với Hoà Bình và vùng Tây Bắc.
Trong những năm gần đây kinh tế của huyện Lương Sơntăng trưởng khá,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, các nguồn đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường, tạo động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn.
Tình hình giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lương Sơn từ năm
2015 đến 2017 được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Giá trịvà cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lương Sơn
STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ PTBQ %) I Giá trị sản xuất Tỷ đ 6.070,43 8.731,66 10.993,90 134,84 1 Nông – lâm – thủy sản 1.298,75 1.577,16 1.666,90 113,56 2 Công nghiệp XD cơ bản 2.987,45 4.972,50 6.167,00 145,23 3 Thương mại – dịch vụ 1.784,23 2.182,00 3.160,00 133,55
II Cơ cấu Giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 -
1 Nông – lâm – thủy sản 0,21 20,70 0,15 - 2 Công nghiệp XD cơ bản 0,49 49,70 0,56 -
3 Thương mại – dịch vụ 0,29 29,60 0,29 -
Nguồn: UBND huyện Lương Sơn (2017) Qua bảng 3.3 ta thấy, qua 3 năm 2015-2017 giá trị sản xuất của huyện đạt tốc độ tăng khá cao, bình quân 34,84%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng cao nhất, đạt bình quân 45,23%/năm. Ngành thương mại dịch vụ cũng có tốc độ tăng cao, bình quân 33,55%/năm. Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản có tốc độtăng thấp nhất, bình quân 13,56%/năm. Vềcơ cấu kinh tếnăm 2017, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (56,09%), tiếp đến là ngành
thương mại dịch vụ (28,74%) và ngành nông nghiệp (15,16%).
Có sự khác biệt khá lớn về khảnăng phát triển kinh tế giữa các vùng trong huyện. Khu vực phía Bắc và Đông Nam huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một nền kinh tế tổng hợp, nhất là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Khu vực phía Nam có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do có ví trí quan trọng về an ninh quốc phòng nên khả năng phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế mở có phần hạn chế. Vùng Tây Nam có nhiều bất lợi nhất trong phát triển kinh tế do
điều kiện địa lý, địa hình, giao thông, thuỷvăn... rất khó khăn.
Có nhiều yếu tố tạo khả năng thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng do có nhiều loại tài nguyên khoáng sản như: Đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá Bazan, quặng đa kim. Ngành thương mại dịch vụ, nhất là ngành du lịch có khả năng phát triển mạnh trên địa bàn huyện nhưng hiện nay còn chưa được đầu tư phát triển đủng mức. Với các yếu tố thuận lợi về giao thông, cửa ngõ Hà Nội, lại có nhiều danh lam thắng cảnh, kỳ quan và di tích lịch sử nổi tiếng, Lương Sơn thực sự có điều kiện phát triển thương mại dịch vụ, trao đổi hàng hoá, phát triển du lịch sinh thái, nghỉdưỡng, thiên nhiên và lịch sử.
Ngành nông, lâm nghiệp có khảnăng phát triển trên nhiều địa phương của huyện. Do điều kiện về thuỷvăn, địa hình, chất đất, hoặc theo định hướng phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ, ngành nông nghiệp cần phát triển theo chiều
sâu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Huyện có nhiều khảnăng phát triển một số loại sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, như: rau, hoa chất lượng cao (vùng phía Bắc huyện), cây công nghiệp ngắn ngày, hoa quả, trồng rừng (vùng Tây Nam huyện), các loại vật nuôi đặc sản như gà thảvườn, vịt bầu Bến, lợn rừng...