Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông
4.2.5. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý
trình xây dựng NTM
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến việc huy
động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Lương Sơn, nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 4.20 cho thấy:
- Yếu tố chính sách của Nhà nước được đánh giá là có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, có tổng số 82,87% số ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng và ảnh hưởng. Thực tế cho thấy, chính sách của
Nhà nước quyết định sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể trong xã hội vào các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới; và thông qua
đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng góp vốn đối ứng của người dân trong xây dựng các hạng mục công trình cho nông thôn mới;
Thời gian qua, UBND các xã đã có nhiều chính sách huy động đầu tư kinh
phí cho xây dựng các hạng mục công trình cở bản, cũng như việc xây dựng các thiết chếvăn hoá nhằm tuyên truyền cổđộng nhiệm vụ chính trị của đất nước nói chung và của địa phương. Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở Lương Sơn đã thể hiện được sự đoàn kết thống nhất cao trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cụ thể của chương trình nông
thôn mới của cả hệ thống chính trị từxã đến cơ sở, sự đồng tình, hưởng ứng của toàn thểnhân dân trên địa bàn các xã.
- Phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được
đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ 90,96%;
Thực tếđiều tra ở các xã cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác nông thôn mới chủ yếu là làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chưa được đào tạo cơ bản nên quá trình triển khai thực hiện còn rất nhiều hạn chế, phương pháp tổ chức
huy động nguồn lực trong dân và nguồn lực từ xã hội chưa thật sự hiệu quả. - Hiệu quả sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, chiếm tỷ lệ 95,25%;
- Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 91,62%
Sau 7 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới các xã khác trên
địa bàn huyện Lương Sơn đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh. Để có được kết quả này, công tác phổ biến và tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được tổ chức sâu rộng, liên tục trên địa bàn huyện
Lương Sơn nói chung và ở các xã điểm nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền ở một sốđơn vịđểhuy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới còn chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào tuyên truyền, vận động về nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; còn nguồn lực cho các nội dung vềvăn hóa, xã hội, môi trường... chưa được quan tâm huy động. Chính điều này,
đã làm cho người dân chưa hiểu đầy đủ, toàn diện về mục đích, nội dung và vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng NTM
ĐVT: % Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1. Chính sách của Nhà nước trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM
55,71 27,16 12,26 3,87
2.Phương pháp huy động nguồn lực 60,29 30,67 5,81 3,23 3.Hiệu quả sử dụng nguồn lực cho
xây dựng NTM 70,25 25 4,4 0,65 4. Công tác tuyên truyền, vận động,
khuyến khích huy động nguồn lực 66,81 24,81 5,16 3,23 5. Sự phối hợp giữa các ban, ngành
trong việc huy động nguồn lực 64,35 26,2 6,35 3,85
6. Cơ chế gắn kết, lồng ghép giữa
các chương trình, dựán trên địa bàn với việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
61,58 22,94 9,68 5,81 7. Khảnăng đầu tư của ngân sách và
toàn xã hội
53,26 22,87 13,55 10,32 Nguồn: Số liệu điều tra (2017) - Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng, chiếm tỷ
lệ 90,55%;
Qua tìm hiểu thực tếở các xã cho thấy, công tác phối kết hợp giữa các ban
ngành đoàn thểchưa thật sự chặt chẽ, vai trò của các thành viên Ban chỉđạo, Ban quản lý nông thôn mới còn chưa được phát huy hết yêu cầu nhiệm vụ và chưa
thật sâu sát trên địa bàn.
việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, được đánh giá là rất ảnh
hưởng và có ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 84,52%.
- Khả năng đầu tư của ngân sách và toàn xã hội cho xây dựng nông thôn mới, được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 76,13%;
Việc đầu tư ngân sách cho xây dựng nông thôn mới chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông,
trường học, trạm y tế, nước sạch... và việc xây dựng các thiết chếvăn hoá đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân.
Như vậy, với 7 tiêu chí nghiên cứu tiến hành khảo sát thì có 3 trong 7 tiêu
chí được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng chiếm tỷ lệ cao nhất là ảnh
hưởng của phương pháp huy động nguồn lực, ảnh hưởng của công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực và ảnh hưởng của hiệu quả
sử dụng nguồn lực.