Định hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 95 - 99)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây

LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI

4.3.1. Định hướng

- Trên cơ sở kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG năm 2018 của Ban chỉ đạo tỉnh giao là 39.920 triệu đồng, thực hiện phân bổ nguồn vốn cụ thể

cho từng đơn vị để triển khai thực hiện. Đồng thời, bố trí phân bổ nguồn vốn thuộc ngân sách huyện năm 2018 là cho các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới. Đầu tư vào thực hiện các tiêu chí đăng ký hoàn thành trong năm 2018.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để xây dựng NTM.

- UBND các xã bố trí nguồn ngân sách riêng để hỗ trợ trực tiếp cho

Chương trình nông thôn mới.

- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương

trình. Các nguồn đóng góp đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho từng dự án cụ thể.

- Huy động đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã với các công trình hoặc dựán đầu tư phát triển sản xuất vào nông thôn có khảnăng thu hồi vốn.

- Huy động có hiệu quả các nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước được tỉnh phân bổ cho huyện theo các chương trình, dự án; vốn tín dụng thương mại theo

quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

4.3.2. Gải pháp tăng cường huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hoà Bình

4.3.2.1. Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

a. Đối với nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương

- Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn hỗ trợđầu tư từTrung ương. Tăng cường phối hợp với Bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai các công

trình đang đầu tư dở dang, bổ sung danh mục và bố trí vốn đầu tư đối với công trình mới từcác chương trình, dự án của Chính phủ.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư tư Trung ương (các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang

triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM bao gồm cả

trái phiếu Chính phủ (nếu có): (i) Đối với các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (gồm 14 chương trình): Giao cho các Sở, ngành là cơ quan quản lý

chương trình thực hiện lồng ghép các dự án thành phần để thực hiện các tiêu chí

NTM; (ii) Đối với nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Chương trình chính phủ: Ngoài việc thực hiện theo các mục tiêu của từng chương trình, phải lồng ghép vào địa bàn nông thôn để thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

b. Đối với từ ngân sách địa phương

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách. Xác định tỷ lệ vốn thu được từđấu giá quyền sử dụng đất đểgiao đất có thu tiền hoặc

cho thuê đất và nguồn vượt thu (nếu có) để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Huy động nguồn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác bằng các cơ chế chính sách, nguồn ngân sách tỉnh với vai trò là nguồn vốn “kích cầu” để hỗ trợ triển khai thực hiện.

4.3.2.2. Tăng cường huy động nguồn vốn qua kênh tín dụng

để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có); Vốn tín dụng thương mại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp,

nông thôn.

- Về nhận thức cần làm rõ cho các cấp, các ngành và nông dân trong tỉnh thấy rõ hơn tín dụng là kênh vốn chủ yếu cho nông dân để phát triển kinh tế xã hội .

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng Nhà nước cho nông dân.

- Tăng cường nhu cầu thực sự về vốn của các hộ nông dân (hay nói cách khác là kích cầu vốn tín dụng đối với các hộnông dân). Để thực hiện được biện pháp này cần: Thực hiện hiện quy hoạch chi tiết, hình thành các dự án phát triển kinh tế xã hội cho từng xã, từng huyện trong tỉnh; Tập trung thực hiện các giải

pháp để giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, an toàn trong sản xuất và kinh doanh tiêu thụđểgiúp người dân tự tin, mạnh dạn hơn trong đầu tư.

- Đào tạo nông dân hỗ trợ họ trở thành những người chủ thực sự có khả năng vay vốn, giải ngân vốn và có ý thức trả nợ. Để thực hiện tốt nội dung này cần: Hình thành các chương trình bồi dưỡng cho các chủ hộ theo từng nhóm hộ như giàu, nghèo; ngành nghề kinh tế; độ tuổi của chủ hộ...; Đa dạng hoá hình thức đào tạo, nhấn mạnh giải pháp dạy nghề; Tổ chức tuyên truyền, toạđàm để

nâng cao ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc vay vốn của Nhà nước. - Tăng cường hiệu lực của Nhà nước đối với việc quản lý vốn của Nhà

nước cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh (cả sản xuất và tiêu thụ cho hộ nông dân) góp phần giảm rủi ro tín dụng, tạo cầu ổn định về

vốn vay của nông dân.

- Cần mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cả về nguồn vốn, phạm vi và hình thức hoạt động với thủ tục đơn giản, linh hoạt về mức vay.

4.3.2.3. Tăng cường huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp

- Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chính sách theo hướng ưu tiên hơn nữa đối với các dựán đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn so với các dự án khác.

thuỷ lợi ...), chăm lo vấn đề GPMB, bố trí vốn đối ứng... Đồng thời, thực hiện các giải pháp tăng cường khảnăng thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ

quốc tế.

- Khuyến khích dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông lâm, thuỷ sản và dịch vụ nông thôn.

Tôn vinh ưu đãi những tập thể, cá nhân có công đầu tư phát triển ngành nghề, phát triển thịtrường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp đến tận cơ sở để nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin vềcơ chế, về thịtrường một cách nhanh chóng.

4.3.2.4. Tăng cường xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho xây dựng NTM

- Huy động vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng bảo

dưỡng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Nội dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng

đồng dân cư thực hiện theo Pháp lệnh thực hiện dân chủcơ sở và sựlãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư

xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao bồm: Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…(nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua); Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)