2.2.1.1. Hàn Quốc
Hàn quốc chịu ảnh hưởng đạo Khổng: Tôn trọng lễ nghĩa, đề cao tôn ti trật tự, coi trọng học thuật, người đỗ đạt; không chú trọng vai trò đoàn kết cộng
đồng, ít đề cao vai trò dân nghèo, coi nhẹ phụ nữ, trông chờ bù đắp kiếp sau. Triều đại phong kiến (cuối TK XIX- đầu TK XX) tựđóng cửa cô lập đất
nước để chống xâm nhập văn minh công nghiệp phương Tây.
Nông dân bảo thủ, tự ti, cam chịu, không tìm tòi, chấp nhận thử thách,
không dám thay đổi cuộc đời, ỷ lại, đổ tại bên ngoài...
Đất nước nghèo nàn sau chiến tranh, chếđộ thực dân, hậu quả chiến tranh
làm tăng tâm lý cam chịu của nông dân
Nghèo tài nguyên, >2 triệu ha đất canh tác, khí hậu :ít mưa, rét...
Cuối thập kỷ50 đầu 60 là nước Nông nghiệp chậm phát triển, dân sốtăng 3%/năm, GDP tăng 3,7%/năm, GDP bình quân 67- 87 USD/ người, >75% dân cư
nông thôn, vốn đầu tư chủ yếu vay nước ngoài (Bài giảng phát triển nông thôn, Quyền Đình Hà, 2015).
1962- 1971 tập trung ương tiên phát triển công nghiệp (chưa chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn), hướng vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, GDP
tăng bình quân 9,3%/năm (công nghiệp tăng >10%), công nghiệp hóa và đô thị hóa
nhanh đối nghịch với nông thôn, nông nghiệp lạc hậu → rừng bịtàn phá, dân đổ ra thành thị, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường,
nghèo, đói... gia tăng cách biệt Nông thôn- Thành thị (Quyền Đình Hà, 2015).
Cuối thập kỷ 60, đề ra chính sách tăng trưởng cân đối Công nghiệp và Nông nghiệp. Đầu thập kỷ 70 (71- 76) đề ra 3 mục tiêu phát triển kinh tế: tăng
xuất khẩu; phát triển công nghiệp nặng, phát triển nông nghiệp, đầu tư của nhà
bằng phong trào “ Saemaul Undong – Làng mới” (SU) (Quyền Đình Hà, 2015). Mục tiêu của mô hình làng mới làm thay đổi suy nghĩ thụ động và ỷ lại của người dân nông thôn.
Động lực cho phát triển phát triển tinh thần của nông dân, lấy kích thích vật chất nhỏđể kích thích tinh thần và phát huy nội lực tiềm tàng của người dân
Hai lợi thế kinh tế trong giai đoạn phát triển nông thôn ban đầu: Giá lao
động nông nghiệp và giá đất nông thôn rẻ, giá vật tư xây dựng cơ bản của nhà
nước: xi măng, sắt thép rẻ.
Chủ trương tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, kích cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh, giá thành hạ, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp.
Phương thức triển khai chương trình tổ chức chương trình từ cơ sở tới
trung ương, phối hợp giữa các Bộ. Thiết lập ủy ban phát triển làng mới ở tỉnh, thành phố, quận huyện làm tư vấn cho làng xã. Tổng thống trực tiếp lãnh đạo
chương trình làng mới, Bộtrưởng nội vụ và 12 thứtrưởng trong ủy ban phối hợp
trung ương. Mỗi làng bầu “ủy ban phát triển làng mới” 5- 10 người để tổ chức và triển khai các dự án. Bầu 1 nam 1 nữ có quyền lực ngang nhau lãnh đạo phong trào SU của làng (Quyền Đình Hà, 2015).
Cơ chế cán bộlãnh đạo của ủy ban phát triển làng mới. Lãnh đạo SU độc lập với hệ thống hành chính và chính trị ở nông thôn. Không có trợ cấp vật chất, tiền bạc; động lực cho cán bộ SU là sự động viên của chính phủ và kính trọng của nhân dân.
Đào tạo cán bộ lãnh đạo SU các cấp, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn. Ba trung tâm đào tạo quốc gia tập huấn ngắn hạn 1-2 tuần cho cán bộ phát triển nông thôn, trang bị kiến thức theo 2 giai đoạn của chương trình
(1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, 2. Phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho dân)
Phát huy dân chủ, dân tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhà nước hỗ
trợ vật tư (xi măng, sắt thép) dân đóng góp công, tiền. Giao quyền cho cộng đồng
làng, hướng dẫn và hỗ trợ để nông dân tự ra quyết định. Họp dân bầu lãnh đạo SU của mỗi làng, chọn công trình làm trước, quy định mức đóng góp, giải pháp xây dựng, tự quản lý giám sát công trình. Hàng tháng lãnh đạo các làng tham gia họp, báo cáo với chính phủ. Tổng thống, thủ tướng, các Bộ trưởng đến thăm tất cả các làng.
Phát huy tinh thần thi đua, khơi dậy nhiệt tình phong trào. Xóa bỏ tâ lý ỷ
lại, cam chịu của nông dân. Kích thích tinh thần thi đua giữa các làng xã, hỗ trợ các làng như nhau, ưu tiên hỗ trợ làng nào làm thành công. Đánh giá kết quả các làng theo tiêu chuẩn rõ ràng, công khai, làng thực hiện tốt mới hỗ trợ tiếp các công trình tiếp sau. Thưởng phạt công minh, kích thích sự tự hào, tự tin của cộng đồng.
Nội dung thực hiện và kết quảhuy động nguồn lực chương trình SU Giai đoạn 1: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Bước 1: Cải thiện nhà ởcho nông dân: ngói hóa, điện thoại, tường rào...
Bước 2: cải thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng gồm đường, nước sạch, điện, sân chơi, hội trường... (16 loại dự án)
16.000 làng tham gia bước đầu (1971), hỗ trợ300 bao xi măng/1 làng, 71- 78 mỗi lầng 84 tấn xi măng 2,6 tấn thép ≈ 2.000 USD
Giai đoạn 2: Nâng cao thu nhập cho nông dân
Làng hoàn thành dựán giai đoạn 1 được tham gia giai đoạn 2
Huy động nội lực từdân để xây dựng nông thôn, phát triển kinh tế
Nhà nước tập trung nguồn lực hạn hẹp vào các mục tiêu cụ thể của nông thôn
Năm 1973, có 34.665 làng tham gia (bình quân 60 hộ/làng), đầu 1980 tất cả các làng tham gia SU
Nội dung giai đoạn 2: Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, trồng rừng, đa
canh, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ → xây
dựng hợp tác xã kiểu mới đúng chức năng Hợp tác xã. Trước đó hợp tác xã là của cán bộhơn là của dân vì hoạt động không hiệu quả, bộ máy cồng kềnh, năng lực yếu, không thực hiện được chức năng của Hợp tác xã.
Hỗ trợnhà nước chuyển sang bằng tiền cho không và cho vay.
Đưa giống lúa mới Tongil vào sản xuất, tăng năng suất rau quả, sản xuất,
hướng vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng yêu cầu nội địa và xuất khẩu. Kết quả thực hiện huy động nguồn lực chương trình SU.
Năm 1978, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thành.
So với 1971, chiều dài đường liên xã tăng 43.631 km, đường nội bộ xã
tăng 42.220 km.
Sửa chữa, xây mới 70.000 cầu nhỏ. Xây dựng thêm 24.000 hồ chứa nước.
Năm 1970, 80% gia đình nông thôn nhà lá → năm 1975 hết nhà lá
Năm 1970, 275 gia đình nông thôn có điện → năm 1977 là 98%
Từ1972 → 1977, thu nhập hộnông thôn tăng 3 lần
Thu nhập bình quân hộ nông thôn cao hơn thu nhập bình quân hộ thành phố
Nông thôn trở thành xã hội năng động: tựtích lũy, tựđầu tư, tự phát triển.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cảnước. Đểthúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng ường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từđó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất
đai, đa dạng sinh học, phân bổ canh tác.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước có chiến lược xây dựng và phân bổ hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm nước tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp.
Chương tình điện khí hóa nông nghiệp với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏđược triển khai rộng khắp cảnước.
Vềlĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủThái Lan đã tập trung vào các nội dung: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông nghiệp, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kĩ năng
truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công
nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh mẽ nhờ các chính sách sau:
− Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 – 2005 là kế
hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng và sản phẩm của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các
mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trinhg
Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.
− Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan
thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm và “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đểđảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
− Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu
tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất
trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt đạt được lợi ích cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến.
Các chính sách phát triển nông nghiệp và sản xuất nông sản mà Thái Lan áp dụng đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại để
từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay đổi, họđã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ đểăn mà còn để xuất khẩu. Từđây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một sốlĩnh vực đứng đầu thế giới.
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷtrước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã
hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển
chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều
địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những
người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.
2.2.2. Kinh nghiệm, của các địa phương trong nước về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
2.2.2.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Theo Vũ Đình Khuyên (2014), xã Thụy Vân là đơn vị chỉ đạo điểm của thành phốtrong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến 2013,Thụy
Vân là xã đầu tiên của thành phốcơ bản đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với 19/19 tiêu chí, với tổng kinh phí đầu tư năm 2012 lên tới 36 tỷđồng. Có được kết quả đó là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tranh thủ sự đồng thuận và tích cực vào cuộc của các tầng lớp nhân dân. Hầu hết cán bộ, đảng viên
và người dân trong xã đều hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương
trình nên trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân góp công, hiến đất làm đường và các công trình hạ tầng. Bí quyết vềđích sớm của xã Thụy
Vân chính là đi trước một bước, họ xây dựng nông thôn mới từnăm 2010 trở về trước, từ lúc Trung ương chưa có chương trình xây dựng NTM. Kết quả đã có 13/19 tiêu chí đạt chuẩn. Năm 2013 thực hiện 3 dự án hỗ trợ sản xuất gồm: Dự
án sản xuất giống lúa TBR45 Thái Bình, dự án mở rộng hệ thống tưới tiêu và bảo vệ thực vật và dự án dịch vụ vận chuyển thu gom rác thải sinh hoạt của HTX nông nghiệp điện năng Thụy Vân. Việc thực hiện tốt các dự án trong 3 năm từ
2011-2013 đã góp phần quyết định để Thụy Vân hoàn thành 6 tiêu chí còn lại.
Từ những việc làm và kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy
Vân trong việc xây dựng nông thôn mới, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm và những bài học.
Một là: Công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền vận động phải đi trước một bước để mọi người dân thấy được việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của chính họ phải làm và cũng chính họ được hưởng lợi từ những thành quả đó. Công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động phải làm từ trong tổ chức Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội đến quảng đại quần chúng nhân dân để tạo sự thống nhất về tư tưởng làm cơ sở để hành động thống nhất, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp trên địa bàn toàn xã.
Thấy được tầm quan trọng của công tác này, ngay từ đầu, xã Thụy Vân đã tập trung tuyên truyền vận động qua31 hội nghị với 7.038 người tham gia, trong đó có 2 hội nghị quan trọng có tính quyết định đó là hội nghị toàn đảng bộ và hội nghị cán bộ mở rộng toàn xã, còn lại 29 hội nghị ở các ngành đoàn thể và ở 7 khu dân cư. Xã còn đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và kẻ vẽ được 47 khẩu hiệu, băng zôn ở trung tâm xã và nhà văn hóa các khu vực. Với việc làm tốt công tác tuyên truyền đã tạo được sự đồng thuận và nhất trí ngày càng cao trong Đảng bộ và nhân dân. Đó là một trong những động lực để Thụy Vân hoàn thành các tiêu chí còn lại.