Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông

4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế địa phương

Tiến hành điều tra 120 hộ tại 3 địa phương và 30 con em xa quê (bao gồm 16 doanh nghiệp và 04 người làm trong nhà nước) họ đóng góp 100% vì vậy kết quả phân tích chỉ tổng hợp 120 mẫu ở địa phương bao gồm số người làm trong

cơ quan nhà nước chiếm 13,33%; hộ nông nghiệp 47,5 %; buôn bán chiếm 10%; doanh nghiệp chiếm 25%; sản xuất nhỏ 3,33% và ngành nghề khác là 1,67%. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với khảnăng huy động qua số liệu điều tra được thể hiện qua bảng 4.21.

Bảng 4.21. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và khả năng huy động

ĐVT: Người

Nghề nghiệp Tổng

Cư Yên Trung Sơn Long Sơn

Sốlượng Tỷ lệ (%) Nhà nước 16 100 7 5 4 Sản xuất nhỏ 5 100 4 1 0 Buôn bán 12 85,71 6 4 2 Nông dân 51 91,07 13 18 20 Doanh nghiệp 9 81,82 4 4 1 Nghề khác 3 100 1 1 1 Tổng 96 76,67 35 33 28

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua số liệu điều tra trong khu vực Nhà nước thì 100% đều đồng ý và sẵn

sàng tham gia đóng góp ở các công trình xây dựng nông thôn mới khác nhau, theo quy chế dân chủ cơ sở và theo kế hoạch của chính quyền địa phương.

Những cá nhân hoạt động và làm việc trong khu vực Nhà nước thường xuyên có

cơ hội tiếp xúc với các văn bản, chính sách của Nhà nước, đồng thời những

người trong nhóm này có trình độ học vấn cao hơn so với những người làm ngoài khu vực Nhà nước, thậm chí là những người có nhiệm vụ tuyên truyền với nhân dân thực hiện nội dung này; do đó ý thức và khả năng tham gia nguồn lực xây dựng nông thôn mới của họcũng cao hơn, đặc biệt là việc phát triển kinh tế hộ và phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Như vậy, những người làm trong khu vực Nhà nước, sản xuất nhỏ sẵn

sàng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới với tỷ lệ cao nhất; Mặc dù thu nhập của các hộ buôn bán tương đối cao nhưng khi phỏng vấn, họ có vẻ không quan tâm tới việc có nhất thiết phải tham gia đóng góp hay không; họ đều hiểu việc sử dụng một cơ sở hạ tầng tốt là cần thiết nhưng có nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm của chính quyền là chính.

Thực tế cho thấy hiện nay nông thôn mới ở Lương Sơnđã được quan tâm

song chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra, vì vậy cần nhìn nhận đúng về tác dụng

cũng như tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi chính quyền huyện Lương Sơn phải có các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình ở địa phương, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Biểu 4.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp với khảnăng huy động

Nguồn: UBND huyện Lương Sơn (2017) Với tỷ lệ 91,07% tổng số người điều tra là nông dân khi được hỏi hầu hết các hộ đều đồng ý đóng góp xây dựng các công trình nông thôn mới ở địa

phương, bởi chính họlà người trực tiếp hưởng thụ và hiểu được giá trị của các cơ

sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, rãnh nước thải, giao thông nội đồng …)

đã tạo điều kiện cho nông dân của 3 xã điều tra nói riêng và các xã trên địa bàn huyện nói chung thực hiện tốt sự liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông), trồng cây hàng hóa, cây xuất khẩu trong vụĐông xuân và vụ đông hàng năm, đem lại giá trị sản xuất trên ha canh tác ngày càng cao, hiệu quả

nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giữa nông thôn - thành thị ... Tuy nhiên, với mức thu nhập hạn hẹp so với các hộ làm việc ở khu vực khác nên mức họ sẵn sàng

đóng góp chỉ tập trung ở một số công trình do thôn, xóm làm chủđầu tư, tận dụng thời gian nông nhàn đểđóng góp công sức, đất đai, giảm đóng góp bằng tài chính.

Như vậy, có thể thấy thu nhập của người dân có ảnh hưởng rất lớn đối với việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện Lương Sơn, đòi hỏi chính quyền từ huyện đến cơ sở phải có những giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế nông thôn, tạo thuận lợi cho huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Đối với doanh nghiệp việc tham gia nguồn lực xây dựng nông thôn mới

chưa tích cực; Qua điều tra cho thấy việc doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia xây dựng nông thôn mới chủ yếu qua phong trào phát động, hình thức họp bàn dân chủ với doanh nghiệp chưa được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay do phân cấp, các công trình ở địa phương có sự tham gia nguồn vốn xã hội hóa khi thực hiện đã có sự tham gia bàn bạc của nhân dân. Như vậy

đối với doanh nghiệp việc tiếp cận triển khai chưa rộng rãi, hiệu quả còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)