Tuyên truyền theo từng chủ đề chuyên sâu, đa dạng về hình thức đổi mới về nội dung, tập trung tuyên truyền, đối thoại về cơ chế, chính sách mới; nêu gương các mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực, các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa
có liên doanh, liên kết; phương pháp, cách làm hay, nhân rộng các mô hình điển hình khích lệ nhân dân góp công, góp của phát huy sức mạnh đoàn kết trong xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về xây dựng NTM để chia sẻ kinh nghiệm, nhằm tháo gỡ các khó khăn.
2.2.3. Bài học rút ra cho huyện Lương Sơn trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới
Từ kinh nghiệm về huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, có thể rút ra bài học sau:
Một là, cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Người dân phải được biết, được bàn bạc ngay từ bước lập kế hoạch, đề án, được kiểm tra giám sát và được hưởng thành quả từ việc thực hiện chương trình. Có như vậy thì mới huy động được hiệu quả và tối đa các nguồn lực trong dân trên tinh thần tự nguyện, cũng tham gia.
Hai là, cần khuyến khích sự hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện các mục tiêu trong chương trình. Người dân phải là chủ thể thực hiện dưới sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước.
Ba là, thực hiện chủ trương đi trước một bước. Cần chủ động tập trung nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi có đề án, quyết định phê duyệt.
Bốn là, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của toàn dân, doanh nghiệp, tổ chức trong thực hiện chương trình. Xác định nhu cầu và vai trò của người dân để làm thay đổi nhận thức của người dân về đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM, từ đó dễ dàng vận động người dân đóng góp ngày công lao động, tiền của, đất đai,...
Sáu là, nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, ban chỉ đạo thực hiện chương trình. Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của họ về NTM, trang bị kiến thức cần thiết để truyền đạt thông tin cho người dân dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Bảy là, mở các lớp dạy nghề ngay tại địa phương phù hợp với các nghề phổ biến trên địa bàn xã để tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn ở xã, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời có các chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (sinh viên tốt nghiệp đại hoc, cao đẳng,...) về công tác vàlàm việc tại địa phương.
Tám là, các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, các cấp ủy, cán bộ chính quyền địa phương phải đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động xây dựng NTM.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của vùng Tây Bắc nước ta. Nằm ở tọa độ địa lý: từ 1050 25'14’’ - 105041'25’’ Kinh độ Đông; 20036'30’’ - 20057'22’’ Vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai (thành phố Hà Nội). Phía
Đông giáp huyện Chương Mỹ, MỹĐức (thành phố Hà Nội). Phía Tây giáp huyện KỳSơn. Phía Nam giáp huyện Kim Bôi và Lạc Thủy.
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện: 37.707,79 ha, được chia
thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 19 xã. Trung tâm huyện đóng
tại thị trấn Lương Sơn - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách thủđô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn
Địa hình: Huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du - nơi chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Có thể phân địa hình huyện
Lương Sơn thành các dạng địa hình chính sau:
(1)Địa hình đồi-núi thấp được hình thành bởi đá macma, đá vôi và các
trầm tích lục nguyên. Vì vậy, đã thể hiện rõ 2 dạng địa hình xen kẽ nhau là địa
hình castơ và địa hình xâm thực. Đặc điểm chung của dạng địa hình này là địa
hình đồi-núi thấp xen lẫn nhau và có mạng lưới sông suối khá dày đặc trên địa hình xâm thực.
Địa hình đồi có độ cao sàn sàn nhau, khoảng 200-300m. Hình thái các đồi
có đỉnh tròn, sườn thoải. Hướng của các dãy đồi này bố trí lộn xộn và được cấu tạo bởi các đá sét, bột kết và đá cát.
Địa hình núi thấp với độ cao trung bình 300-400m, thỉnh thoảng có những
đỉnh cao vượt lên trên 500 m (cao nhất là núi Đồi Bù: 833 m). Địa hình có sườn dốc, bị chia cắt mạnh với mạng lưới sông suối thưa hơn vùng đồi. Các dãy núi
này chính là đường phân thủy của các con sông, suối lớn trong khu vực.
(2) Địa hình đồi xen đồng bằng thung lũng hẹp có độ cao thấp hơn: 50-
những dải lượn sóng và được cấu tạo bởi các đá bột kết dạng phiến, đá phiến sét có các thấu kính đá vôi xen lẫn.
(3)Địa hình đồng bằng xen gò đồi do xâm thực chia cắt các thềm phù sa cổ, tạo thành một dải tương đối hẹp. Đặc điểm chung là địa hình có dạng gò đồi thấp thoải (độ cao < 50m) chiếm diện tích đáng kể, nằm xen kẽ với các thung
lũng mở rộng có độ cao chừng 8-15 m.
Với địa hình đa dạng, đã tạo cho huyện có hệ thống cây trồng nông lâm nghiệp rất phong phú với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau.
Khí hậu: huyện Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa
đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 - 23,30C. Trung bình tối cao: 26,8-28,70C, trung bình tối thấp: 19,8 - 20,60C.Lượng
mưa bình quân từ 1.520,7 - 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố không đều trong
năm, mưa nhiều từtháng V đến tháng X, tập trung vào các tháng VII, VIII, IX. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Lượng bốc hơi
bình quân khá lớn:710,2 - 950,5 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình khá cao: 84 - 85%; trong đó cao nhất vào tháng IV-V: 86 - 89%, thấp nhất vào tháng XII: 79 - 83%.Mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào đầu tháng III. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ trung bình >150C, số ngày lạnh khoảng 35 - 40 ngày. Lượng mưa
trong mùa lạnh đạt >100 mm. Đối với mùa lạnh đáng chú ý nhất là những đợt xâm nhập không khí lạnh cực đới. Nhiệt độ không khí tối thấp có thể xuống 7-90C và kéo dài 8 - 10 ngày. Xen kẽ với những đợt xâm nhập của không khí lạnh cực đới là những ngày nắng ấm, những ngày nhiệt độ >200C không phải là hiếm.Chế độ
nhiệt ẩm nêu trên thể hiện khá rõ tính chất 2 mùa của khí hậu Lương Sơn, với một mùa lạnh không ổn định, tương đối ẩm và một mùa nóng rất ẩm, mưa nhiều, giữa 2 mùa là 2 thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Với nhiệt độvà độ ẩm dồi dào cho phép cây trồng phát triển mạnh, có thể trồng được nhiều vụtrong năm.
Thủy văn: Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng
đều trong các xã (ngoại trừ các vùng núi đá vôi). Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi. Sông Bùi bắt nguồn từ khối núi Viên Nam cao 1.029 m thuộc
xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu (bắt nguồn từ xã Trường Sơn); dòng sông đổi hướng, chảy quanh co uốn khúc theo hướng Tây-Đông cho đến hết địa phận huyện. Đến thị trấn Xuân Mai và xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ- Hà Nội), sông Bùi đổ vào sông Con - một chi lưu của dòng sông Đáy.
3.1.2. Đặc điểm về tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lương Sơn được nêu trên bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Sơnnăm 2017
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 37.707,79 100
1 Đất nông nghiệp 23.571,73 62,51
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.290,93 16,68
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.336,48 11,50
Đất chuyên trồng lúa nước 2.624,12 6,96
Đất trồng lúa nước còn lại 801,72 2,13
Đất đồng cỏ chăn nuôi 32,38 0,09
Đất trồng cây hàng năm khác 878,26 2,33
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.954,45 5,18
1.2 Đất lâm nghiệp 17.152,93 45,49
1.2.1 Đất rừng sản xuất 13.457,31 35,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 3.081,35 8,17 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 614,27 1,63
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 127,87 0,34
2 Đất phi nông nghiệp 8.390,06 22,25
2.1 Đất khu dân cư 3.200,16 8,49
2.2 Đất chuyên dung 5.189,90 13,76
3 Đất chưa sử dụng 5.746,00 15,24
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.351,6 6,24
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.394,40 9,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn (2018) Theo kết quả thống kê năm 2016 của huyện Lương Sơn: Tổng diện tích tự
nhiên của toàn huyện là 37.707,79 ha, chiếm 8,18% tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 23.571,73 ha, chiếm 62,51% tổng diện tích tự nhiên (Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.290,93 ha, chiếm 16,68% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất lâm nghiệp 17.152,93 ha, chiếm 45,49% tổng diện tích tựnhiên; Đất nuôi trồng thủy sản 127,87 ha, chiếm 0,35% tổng diện tích tự nhiên); Diện tích Đất phi nông nghiệp 8.390,06 ha,
chiếm 22,25% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng còn 5.746,00 ha, chiếm 15,24% tổng diện tích tự nhiên.
Số liệu thống kê cho thấy phần diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn (5.746,00 ha), một phần diện tích đất này đã có thể cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phát triển kinh tế.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước ngầm: nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn,
có nơi chỉ cần khoan 5-10m nước ngầm đã xuất hiện. Chất lượng nước phần lớn
chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ, khai thác hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân ngày một cao.
- Tài nguyên nước mặt: bao gồm nước sông suối, hồđập và nước mưa.Nước sông suối có nguồn chính từ sông Bùi, sông Song Huỳnh và nhiều con suối chạy qua
địa bàn huyện. Hệ thống hồđập với 6 hồđập, trong đó có 2 hồđập lớn thuộc hai xã Nhuận Trạch (hồĐồng Chanh, diện tích 247ha), và hồ Suối Ong (xã Tiến Sơn), 169
ha; ngoài ra các hồđập nhỏ nằm ở các xã: Tiến Sơn (1), Liên Sơn (1), Hoà Sơn (2) và Cư Yên (1). Hệ thống sông suối, hồ đập đóng vai trò là nguồn nước mặt quan trọng bảo đảm nước phục vụđời sống và sản xuất nông nghiệp.
- Nước mưa: với lượng nước mưa trung bình từ 1.520,7 - 2.255,6
mm/năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yểu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng có diện tích lớn, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.
- Tài nguyên nước mặt phân bốkhông đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ ở một sốxã phía dưới. Sông suối lại ngắn, nhỏ, khảnăng dự trữnước không cao, ảnh hưởng đến việc bảo đảm nhu cầu nước cho nhiều địa phương trong huyện, nhất là các xã vùng Tây Nam.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện Lương Sơn năm 2015 là 17.370,49
ha, chiếm 47,65 % DTTN, trong đó: đất rừng sản xuất 12.693,95 ha, đất rừng phòng hộ 4.422,45 ha, đất rừng đặc dụng 254,09 ha. Rừng tự nhiên của huyện vốn khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗquý. Nhưng do tác động của con
phát triển. Những loài gỗ quý nay chỉ còn lác đác. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ chặt chẽ những khu vực còn rừng và trồng lại rừng.
- Diện tích rừng phân bốở tất cả các xã trong huyện, nếu khai thác nguồn tài nguyên rừng theo hướng sản xuất nông - lâm kết hợp, phát triển rừng nguyên liệu với rừng cây đặc sản địa phương, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từ
phát triển kinh tếđồi rừng, kinh tế trạng trại, thì rừng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế
quá trình xói mòn, rửa trôi, và ngăn cản lũ lụt mà nó còn góp phần làm giầu cho nền kinh tế huyện, nhất là các xã thuộc vùng Tây Nam huyện, không có khảnăng
phát triển những ngành kinh tế khác
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữlượng lớn đó là: (1) Đá vôi:
phân bốtrên địa bàn huyện và chủ yếu là ở khu vực Đông Nam huyện là 8 mỏđá
vôi, hiện đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng. (2) Đá xây dựng: với 1.500 ha núi đá (nằm ở phía Đông Nam và Tây Nam huyện) không cây, có thể khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng. (3) Đất sét: trữ lượng 1.285 triệu m3 đất sét phân bố trên địa bàn xã Nhuận Trạch, là nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất gạch ngói. (4) Đá bazan: trữ lượng
đất bazan của huyện thuộc loại lớn và có chất lượng tốt (ở xã Hoà Sơn và Tân
Vinh). (5) Quặng đa kim: (vàng, bạc, đồng, chì kẽm) có ở các xã Cao Dương, Liên Sơn, Tiến Sơn.
3.1.2.5. Tài nguyên du lịch
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử đã tạo cho Lương Sơn nhiều tiềm năng phát triển du lịch. (1) Tiềm năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Nhiều
xã trên địa bàn huyện, nhất là các xã vùng Bắc, có địa hình xen kẽ núi cao với những dãỵnúi, đồi thấp, có những thung lũng rộng, phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng, vị trí giao thông thuận lợi, gần thủđô, tất cảđã tạo ra cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp, thuận lợi phát triển dự án xây dựng sân golf, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hình thành các tuyến du lịch trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, các xã Lâm Sơn, Hoà Sơn. (2)Tiềm năng phát triển du lịch danh lam thẳng cảnh: trên địa bàn huyện, có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên, đa dạng như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm,
năng phát triển thành những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. (3) Tiềm năng du lịch văn hoá, lịch sử: Lương Sơn cũng là một huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vật thể và phi vật thể lớn.
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Dân số và lao động
Dân số toàn huyện (năm 2016) là 99.658 người, tổng số hộ là 22.551 hộ. Sốngười trong độ tuổi lao động là 46.768 người, trong đó lao động trong độ tuổi
trong lĩnh vực nông nghiệp là 43.118 người. Dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc
Mường, Kinh, Dao. Bình quân mỗi hộ có từ 4 -5 người, tuy nhiên số lao động bình quân trong mỗi hộ toàn xã chỉ là 2 lao động/hộ.
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơnnăm 2017
TT Xã, Thị trấn Dân số (người) Lao động (người) SốHGĐ (hộ) 1 Hòa Sơn 7032 3201 1531