Tình hình thực hiện các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 87)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn

4.1.3. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các

Nguồn: Ủy ban dân tộc (2009)

4.1.3. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK các xã ĐBKK

4.1.3.1. Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK

a) Lựa chọn công trình CSHT

Khi có các văn bản hướng dẫn của tỉnh Bắc Giang và các cơ quan có liên quan để thực hiện chương trình, huyện Sơn Động căn cứ quy hoạch, kế hoạch

Ban chỉ đạo UBND huyện và các phòng có liên quan (Dân tộc, KTHT, Tài chính…)

Chủ đầu tư (UBND huyện hoặc cơ quan chức năng của

huyện)

Chủ đầu tư (UBND xã)

Ban quản lý dự án Tổ chức tư vấn được thuê quản lý dự án

Ban giám sát xã và các

phát triển KT-XH của tỉnh, huyện và căn cứ vào tình hình thực tế về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của cấp ủy, chính quyền huyện, xã tại địa phương, để xác định các công trình CSHT mục tiêu để đầu tư vốn. Trên cơ sở đối tượng được đầu tư và danh mục công trình trong kế hoạch tổng thể của xã, UBND các xã tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân từ các thôn, bản và các tổ chức đoàn thể xã hội bằng hình thức họp dân và phát phiếu lấy ý kiến và được tổng hợp thành văn bản để lựa chọn và rà soát danh mục, địa điểm, mức vốn, nguồn vốn, quy mô công trình, nội dung được ưu tiên đầu tư theo ý kiến nhất trí của số đông người dân. Trên cơ sở đó, UBND xã lập kế hoạch thông qua Hội đồng nhân dân xã trước khi trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt và tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh để lựa chọn công trình cần được đầu tư trong năm tới. UBND huyện tổng hợp chung của cả huyện gửi về cơ quan thường trực của tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư để thống nhất. Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, UBND tỉnh phân bổ vốn cho các đơn vị thực hiện các địa phương triển khai lập dự toán, thiết kế.

b) Xây dựng thiết kế và lập dự toán vốn

Để thiết kế và lập dự toán: UBND xã phải căn cứ vào Nghị quyết, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của cấp ủy, chính quyền huyện, xã đã được thông qua; Các văn vản hướng dẫn công tác quy hoạch và kế hoạch vốn đầu tư phát triển CSHT các xã ĐBKK, các văn bản của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện; Kết quả thực hiện của năm trước, kỳ trước, khả năng về nguồn vốn, năng lực, trình độ quản lý của địa phương. Các thiết kế công trình và dự toán được gửi về UBND huyện phê duyệt và phân bổ vốn.

c) Phân bổ vốn

Quy trình phân bổ vốn là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý vốn. Việc phân bổ vốn phải được thực hiện theo các tiêu chí đã được tỉnh và các văn bản của Trung ương quy định. Trên cơ sở đó huyện Sơn Động đã tuân theo các nguyên tắc phân bổ vốn như: xã nghèo nhiều thì được hưởng nhiều vốn, công trình cần đầu tư trước sẽ đầu tư trước mà không chia đều, đảm bảo dân chủ, có sự tham gia của người dân, quy trình phân bổ vốn được thực hiện như sau:

Nguồn: Ủy ban dân tộc (2009)

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ công tác lập kế hoạch có sự tham gia của người dân

Tình hình đầu tư và vốn đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình được thể hiện ở bảng số trên cho ta thấy trong 3 năm số vốn được đầu tư xây dựng hạ tầng, huyện Sơn Động đã ưu tiên lựa chọn, phân bổ cho các công trình trọng điểm. Cụ thể huyện đã đầu tư được 128 công trình với hầu hết các danh mục công trình trọng điểm, cần thiết với nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Kết quả phân bổ cho các công trình CSHT của các xã ĐBKK được tổng hợp ở bảng 4.3. Qua bảng số liệu ta thấy, trong số 128 công trình được đầu tư thì loại công trình được đầu tư nhiều nhất và chiếm số vốn lớn nhất là các công trình giao thông 40 công trình với số vốn đầu tư 25.499 triệu đồng chiếm 44,48% tổng vốn đầu tư, Các công trình thủy lợi 37 công trình chiếm với số vốn đầu tư là 10.168 triệu đồng chiếm 17,74 % tổng vốn đầu tư tiếp đến các công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng 24 công trình với số vốn đầu tư 10.762 triệu đồng chiếm 18,78 % tổng vốn đầu tư. Các công trình giao thông, thủy lợi được bố trí vốn nhiều hơn do đây là các công trình thiết yếu và góp phần phát triển kinh tế nên được ưu tiên hơn, bên cạnh đó do đặc điểm của loại công trình này mà vốn cần đầu tư cho một công trình thường là lớn.

Cấp huyện UBND huyện

Tổng hợp, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch KT-XH, tập hợp các nguồn vốn được phân bổ và vốn huy động, phân bổ cho từng xã từng công

trình

Cấp xã Hội đồng Nhân dân xã

Thông qua Kế hoạch XD CSHT

Ủy ban Nhân dân xã

Lập Kế hoạch XD CSHT, tổ chức họp tham vấn cộng đồng xác định danh sách công trình, dự án ưu tiên tại thôn bản

Phân bổ cho từng xã từng

công trình Lập, trình kế hoạch XD CSHT

Bảng 4.3. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK huyện Sơn Động

Công trình

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số Dự án Kinh phí (Tr đ) Dự án Kinh phí (Tr đ) Dự án Kinh phí (Tr đ) Dự án Kinh phí (Tr đ) Tỷ lệ (%) 1. Thủy lợi 15 6.105 7 2.008 15 2.055 37 10.168 17,70 2. Điện 2 414 1 400 - - 3 814 1,42 3. Nước SH 1 400 - - - - 1 400 0,70 4. Giao thông 9 8.287 19 7.792 12 9.420 40 25.499 44,50 4. Giáo dục 4 600 2 1.148 3 126 9 1.874 3,27 6. Y tế 3 585 - - 11 7.219 14 7.804 13,60 7. Văn hóa 9 2.709 15 8.053 - - 24 10.762 18,80 Cộng 43 19.100 44 19.400 41 18.820 128 57.320 100,00 Nguồn: UBND huyện Sơn Động (2015b) Điều chỉnh kế hoạch vốn: Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra các vấn đề phát sinh thì huyện có thể gửi văn bản đề nghị ủy ban tỉnh và các cấp có thẩm quyền để đề nghị điều chỉnh kế hoạch đã được phê duyệt. Ở huyện Sơn Động, cũng đã có những trường hợp huyện phải xin điều chỉnh địa điểm đầu tư công trình hoặc số vốn đầu tư cho công trình do khi bắt tay vào thực hiện thì nảy sinh một số vấn đề không phù hợp. Xảy ra vấn đề này là do ở một số thôn, bản trình độ dân trí thấp nên chất lượng các cuộc họp tổ chức họp và lấy ý kiến của người dân, của các tổ chức đoàn thể không cao, ỷ nại vào Nhà nước và các cấp trên dẫn đến địa điểm đầu tư không thực sự phù hợp.

Nhìn chung công tác lập, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn của huyện Sơn Động đã theo đúng các quy định, tuy nhiên vai trò tham gia của người dân còn mờ nhạt. Huyện cần phải tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu được lợi ích cũng như trách nhiệm của mình để tham gia ý kiến mạnh dạn hơn, tích cực hơn.

4.1.3.2. Quản lý chi phí xây dựng các công trình CSHT

Do các dự án xây dựng các công trình CSHT rất nhiều; chúng tôi không tập hợp hết được. Do vậy trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu điều tra các công trình ở 3 xã đại diện: Đường bê tông Cò Nọoc – Nà Trắng – xã An Lạc; Mương

cứng thôn Nghè – xã Quế Sơn; Nhà văn hóa Đồng Bưa – xã Cẩm Đàn. Chúng tôi đã tổng hợp các loại chi phí của các công trình này ở bảng sau:

Bảng 4.4. Bảng chi phí đầu tư các dự án CSHT

Các khoản chi phí Đường GT thôn Cò Nọoc - Nà Trắng, An Lạc Mương cứng thôn Nghè, Quế Sơn Nhà văn hóa Đồng Bưa, Cẩm Đàn Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ

Tr đồng % Tr đồng % Tr đồng %

1. Dự toán đầu tư 3.363 100 1.055 100 1.002 100

- Xây lắp 2.781 82,70 940 89,20 825 82,30

- Quản lý dự án 56 1,70 20 1,90 19 1,85

- Chi phí tư vấn 202 6,00 85 8,08 62 6,15

- Chi khác 19 0,60 9 0,86 6 0,59

- Dự phòng 306 9,10 0 0 91 9,09

2. Thực hiện đầu tư 6.549 100 1.055 100 1.002 100,00

- Xây lắp 5.405 82,50 940 89,2 825 82,30

- Quản lý dự án 110 1,68 20 1,90 19 1,85

- Chi phí tư vấn 399 6,09 85 8,08 62 6,15

- Chi khác 39 0,60 9 0,86 6 0,59

- Dự phòng 595 9,09 0 0 91 9,09

Nguồn: UBND huyện Sơn Động (2015) Chi phí xây dựng các công trình CSHT thường báo gồm Chi phí xây lắp, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, dự phòng. Quản lý vốn đầu tư ở giai đoạn này được thể hiện qua các nội dung: Lựa chọn đơn vị tư vấn, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, phê duyệt dự toán công trình. Về cơ bản các dự án đã xây dựng theo hướng vững chắc lâu dài; quy mô đầu tư phù hợp với quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư và quy hoạch sản xuất, do nguồn vốn hàng năm còn hạn hẹp nên chủ yếu các địa phương đầu tư những đường giao thông quy mô nhỏ, trong phạm vi xã, các phòng học, các công trình thủy lợi. trạm y tế, các mô hình sản xuất nhỏ lẻ…mang lại hiệu quả sử dụng. Qua khảo sát, điều tra cho thấy công tác chuẩn bị đầu tư đã thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước, và Thông tư liên tịch số 05/TTLT. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Sơn Động đã chủ động thực hiện công tác này ngay từ đầu năm. Công tác lập, thẩm định phê duyệt được phân cấp cụ thể và tiến hành nhanh chóng trong thời gian sớm nhất, đáp

ứng yêu cầu thực hiện đầu tư dự án và thi công tránh mùa mưa bão và thi công chạy tiến độ. Hai công trình xây dựng ở xã Quế Sơn và Cẩm Đàn là điển hình cho thực hiện tốt chi phí xây dựng các công trình này.

Tuy nhiên, công tác lập, thẩm định, duyệt báo cáo đầu tư và thiết kế dự toán ở một số xã còn chậm và chất lượng hạn chế do thiếu tổ chức tư vấn có kinh nghiệm thực hiện. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập, duyệt thiết kế, thi công. Việc lập báo cáo điều tra khảo sát thiết kế không chính xác dẫn đến hiệu quả các dự án đầu tư nguồn vốn không đảm bảo như công trình Đường GT thôn Cò Nọoc - Nà Trắng, An Lạc. Căn cứ vào nội dung đầu tư đã được duyệt, huyện Sơn Động đã lựa chọn thuê đơn vị tư vấn là Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hưng Thịnh – Bắc Giang lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bản như: sự cần thiết phải đầu tư, chủ đầu tư, quy mô công trình, địa điểm thực hiện, nguồn vốn đầu tư, thời gian khởi công, hoàn thành, hiệu quả đầu tư... và kèm theo thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.

Trong quá trình huyện phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì một nội dung không kém phần quan trọng là phê duyệt dự toán, xem xét sự hợp lý của tổng vốn đầu tư cũng như cơ cấu vốn, quy mô công trình. Công trình Đường GT thôn Cò Nọoc - Nà Trắng, An Lạc được UBND huyện phê duyệt Báo cáo KTKT theo Quyết định số 5619/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 với tổng mức đầu tư là 3.363 triệu đồng, do công tác khảo sát không tính toán chính xác quy mô đầu tư, kết cấu công trình cùng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thôn phải điều chỉnh bổ sung chiều rộng mặt đường, kết cấu bê tông và cống qua đường... đến khi thực hiện dự án phải điều chỉnh bổ sung dự toán công trình 2.624 triệu đồng. UBND huyện phê duyệt điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư thành 6.549 triệu đồng theo quyết định số 4435/QĐ-UBND ngày 11/08/2015, tăng 194,7% so với quyết định phê duyệt định số 5619/QĐ-UBND.

Thực tế trong những năm qua cho thấy, hầu hết khi phê duyệt dự toán các công trình, nguồn vốn đầu tư do huyện phê duyệt đều giảm so với mức vốn mà các đơn vị tư vấn đưa ra. Như chúng ta đã biết, phí tư vấn được tính theo tỷ lệ với số vốn của dự án đầu tư vì vậy, các đơn vị tư vấn thường lập dự toán với số vốn đầu tư cao hơn mức thực tế cần thiết để thực hiện dự án. Nếu không duyệt kỹ dự toán sẽ dẫn đến lãng phí vốn đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Sơn Động khi duyệt các dự toán đã cắt bỏ một số chi phí không cần thiết hoặc điều chỉnh giảm đơn giá trong dự toán cho phù hợp.

4.1.3.3. Quản lý thanh, quyết toán

a) Quản lý thanh toán

* Cấp phát thanh toán: Cấp phát thanh toán vốn đầu tư của NSNN nhằm

để trang trải các chi phí đầu tư và xây dựng các công trình thuộc các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư và xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư thông qua việc ban hành các chế độ chính sách, các nguyên tắc và phương pháp lập đơn giá, dự toán, các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức vốn đầu tư dự án, tổng dự toán và dự toán công trình.

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư của NSNN bao gồm cấp phát tạm ứng, thu hồi tạm ứng và cấp phát thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành. Cấp phát tạm ứng vốn đầu tư là việc KBNN cấp vốn cho công trình của chủ đầu tư khi chưa có khối lượng xây dựng hoàn thành nhằm tạo điều kiện về vốn cho các nhà thầu thực hiện đúng kế hoạch đầu tư xây dựng theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký với chủ đầu tư hoặc để chủ đầu tư trang trải những chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng công trình do chính chủ đầu tư thực hiện. Cấp phát thanh toán cho khối lượng xây dựng hoàn thành là việc KBNN cấp phát thanh toán vốn cho công trình của chủ đầu tư khi có khối lượng xây dựng của công trình hoàn thành đã được nghiệm thu đủ điều kiện được cấp phát vốn thanh toán.

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các loại hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện theo giai đoạn và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết. Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán khi dự án được phê duyệt. Nếu dự án không được thực hiện thì chi phí này được quyết toán vào nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc quyết toán vào kinh phí sự nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc quyết toán vào vốn NSNN đã bố trí cho dự án trong kế hoạch để thanh toán.

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình được thực hiện trên cơ sở nội dung, phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết và khối lượng thực hiện. Tùy theo thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, các bên tham gia thỏa thuận áp dụng một phương thức hoặc kết hợp các phương thức thanh toán như cấp phát thanh toán theo giá trọn gói, theo đơn giá cố định, theo

giá điều chỉnh. Chủ đầu tư phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)