Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK
CSHT CÁC XÃ ĐBKK
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK của tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ có 43 xã, 190 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn II. Phát huy những kết quả đã đạt được và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai chương trình giai đoạn I, Ban điều hành Chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo, đổi mới công tác quản lý, phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể nên Chương trình 135 đã phát huy hiệu quả, tạo động lực giúp cho vùng đồng bào vùng ĐBKK vươn lên ổn định cuộc sống.
Với 4 dự án hợp phần thuộc Chương trình 135 giai đoạn II gồm: Hỗ trợ phát triển sản suất; xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng; hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý với tổng kinh phí kế hoạch là 152.528 triệu đồng. Để chương trình đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai thực hiện đồng bộ trong xây dựng hệ thống quản lý cũng như thực hiện chương trình. Các xã được thụ hưởng chương trình đều thành lập Ban quản lý dự án, Ban giám sát chương trình; thực hiện dân chủ công khai việc lựa chọn danh mục đầu tư xây dựng, bình xét hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ và chính sách trợ giúp pháp lý cho nhân dân vùng ĐBKK. Đối với hệ thống quản lý điều hành, Ban điều hành đã tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý đối với Ban quản lý cấp xã từ đó thống nhất việc giao trách nhiệm làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó, Ban điều hành dự án còn phối hợp với các ban, ngành của Đảng, HĐND, các tổ chức đoàn thể thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình ở cơ sở... Sau 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, cùng với các chính sách đổi mới toàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, các xã ĐBKK và các xã có thôn bản ĐBKK đều thành lập Ban quản lý, Ban giám sát Chương trình 135, đã có 15/43 xã làm chủ đầu tư. Sau 3 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã xây mới 137 công trình hạ tầng; 34.775 hộ gia đình được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến; 4.147 lượt các bộ đựợc tập huấn kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, giám sát thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương; 11.076 hộ được hỗ trợ làm nhà vệ sinh... Kết quả thực hiện các hợp
phần của chương trình đều đạt 100% kế hoạch đã đề ra. Các công trình xây dựng đều đáp ứng nhu cầu bức thiết và mong đợi của đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các chính sách hỗ trợ vừa sát thực vừa thông thoáng dễ thực hiện đối với cơ sở. Vì vậy, Chương trình 135 nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và huy động được nhiều nguồn lực.
Ngoài việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của chương trình, Ban điều hành chương trình còn kết hợp, lồng ghép với các nguồn vốn khác như vốn: WB, JBIC ...để đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ nguồn vốn này, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới 117 công trình hạ tầng, qua đó đã làm tăng thêm 70 km đường nhựa, 50 km đường bê tông, 13 công trình thuỷ lợi đầu mối và nhiều hạng mục khác... 3 năm là thời gian không nhiều nhưng các công trình thuộc Chương trình 135 đã và đang phát huy hiệu quả, mang lại đời sống ấm no cho đồng bào dân tộc vùng ĐBKK. Phát triển kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân giảm 5%/năm; 100% các xã, 95% số thôn, bản có đường giao thông cho xe cơ giới đến trung tâm xã; 68% diện tích lúa được chủ động tưới tiêu; 68% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các xã duy trì phổ cập giáo dục và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; cơ cấu kinh tế các xã ĐBKK đã bắt đầu hình thành và có sự chuyển dịch theo hướng lâm, nông kết hợp, nhiều vùng đã đi vào sản xuất hàng hoá...
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2010, Ban điều hành chương trình tiếp tục thực hiện đồng bộ các hợp phần của Chương trình 135 và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn. Chú trọng đầu tư các công trình thuỷ lợi, nước sạch, khai hoang đất sản xuất; nâng cao trình độ cho cán bộ xã, thôn bản, đào tạo nghề cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phấn đấu năm 2008 có 5 xã và năm 2009 có 10 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II; các xã ĐBKK đảm bảo mục tiêu giảm nghèo hàng năm đạt từ 7-8% theo đúng lộ trình đã đề ra của chương trình (UBND tỉnh Phú Thọ, 2010).
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai khăn của tỉnh Lào Cai
Là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, Lào Cai được Nhà nước quan tâm nhiều trong các chương trình hỗ trợ phất triển nông thôn miền núi, đặc biệt là chương trình 135. Với tổng số vốn gần 300 tỷ đồng cho thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, 5 năm qua Lào Cai đã biết cách quản lý tốt nguồn vốn cũng như chất lượng
của công trình này. Với trọng trách là cơ quan thường trực Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng các công trình 135 trên địa bàn và hướng dẫn từng khâu trong quâ trình thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Trung ương. Trong 5 năm thực hiện với 872 danh mục công trình hoàn thành. Nếu tính bằng con số sẽ chẳng thể hiểu hết được những khó khăn vất vả mà chính quyền nhân dân nơi đây đã làm được, bởi 100% các công trình ở đây đều được thực hiện trên bề mặt địa lý hết sức phức tạp. Đồi núi chia cắt nhiều, dân sinh sống phân tán nên nguồn vốn đầu tư lớn mà hiệu quả lại không cao. Mô hình đầu tư của Lào Cai bao giờ cũng ưu tiên cho nước sinh hoạt trước, sau đó mới là hệ thống công trình thủy lợi, điện, đường, trường, trạm. Theo tính toán sơ bộ, với nguồn vốn trên, mỗi xã một năm cũng chỉ được đầu tư khoảng 500 triệu đồng (đáp ứng khoảng 1/5 nhu cầu thực tế). Vậy là tỉnh lại lên chương trình “hỗ trợ tấm lợp và nước ăn” dùng bằng vốn ngân sách địa phương cấp thêm mỗi hộ 100 tấm lợp, 20 viên ngói úp nóc và 1 bể nước có dung tích chứa 2 đến 3 khối nước hoặc 1 giếng, bởi có nhà ở, có nước ăn người dân mới yên tâm lao động sản xuất.
Điều đầu tiên của cơ chế quản lý chương trình là đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai. Các công trình nhất thiết phải có công sức của nhân dân địa phương tham gia thi công để nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời giúp họ tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hầu hết các dự án 135 đều do xã làm chủ đầu tư, có như vậy công trình mới được giám sát một cách triệt để. Ngay cả những công trình những người trực tiếp xây dựng các công trình này đều là người bản xứ, có nghĩa họ tạo ra sản phẩm cho mình và hưởng lợi từ những công trình đó. Để làm được điều này, tỉnh đã tổ chức cho các xã mở lớp đào tạo thợ xây, lớp nổ mìn, lớp giám sát. Sở xây dựng là đơn vị biên soạn tài liệu, các doanh nghiệp xây dựng huy động kỹ sư, giáo viên giảng dậy… Đến nay, tất cả các xã đều có tổ thợ đảm nhiệm phần việc của mình theo chương trình. Những công trình lớn, khó thi công mới đến phần huyện làm chủ đầu tư nhưng trong thành phần giám sát không thể thiếu người dân địa phương. Xây dựng là dân, giám sát là dân và ngay cả việc bố trí nguồn vốn cũng là dân. Xã họp dân để lựa chọn công trình, làm ra sao, làm như thế nào rồi lập biểu gửi lên huyện, huyện có trách nhiệm rà soát đề nghị của các xã, tập hợp các danh mục gửi lên tỉnh. Cuối cùng, tỉnh phân tích để lồng ghép nguồn vốn vào các chương trình làm sao cho phù hợp.
Sau 5 năm thực hiện chương trình 135 cơ sở hạ tầng thiết yếu ở Lào Cai đã được tăng cường, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên qua các năm. Tỷ lệ đói nghèo của xã thuộc chương trình 135 qua các năm giảm rõ rệt, đến nay chỉ còn 25% thay cho 45% ở thời điểm 5 năm trước đó. Lào Cai giờ đây 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm và đã có 93% trẻ em trong độ tuổi được đến trường và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ. Những kết quả trên đây là kết quả của chương trình 135 cũng như các chương trình mục tiêu hỗ trợ vùng núi vùng khó khăn nhưng không thể không kể đến sự điều hành, chỉ đạo cũng như quản lý chặt chẽ, đúng lý hợp tình của chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai (UBND tỉnh Lào Cai, 2012).
2.2.3. Bài học rút ra cho huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư, các quy định về đầu tư xây dựng. Cần có quy định phân cấp rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã, thôn, bản, ở huyện phân công nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn trực tiếp giúp đỡ UBND các xã trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. Mặt khác cần đề cao sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tư với ban giám sát xã, cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học. Phải đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động tích cực tập trung đầu mối quản lý, hướng dẫn thực hiện; tổ chức phối hợp chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành.
Thứ hai, quy chế dân chủ phải được chấp hành sâu rộng; đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư đến nghiệm thu bàn giao dự án đưa vào sử dụng trên nguyên tắc người dân được tham gia dự án để tăng thu nhập. Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt phương châm "xã có công trình, dân có việc làm..." góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.
Thứ ba, cần tập trung các nguồn lực trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư. Hàng năm, cần tổ chức giao kế hoạch sớm (từ tháng 12 năm trước) để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động trong thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm tra giám sát thường xuyên, uốn nắn những sai sót, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện
Thứ năm, phải thực hiện đồng bộ các chính sách trên địa bàn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện chương trình.
Thứ sáu, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư đảm bảo chất lượng, chống tiêu cực, thất thoát tiền nguồn vốn của Nhà nước.
Thứ bảy, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường trong nhân dân, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước. Chú trọng công tác giáo dục, thông tin, tuyên truyền hướng dẫn cho đồng bào nhằm nâng cao nhận thức, từ đó có ý thức tham gia vào các chương trình, dự án, sử dụng có hiệu quả các dự án được đầu tư. Huy động tốt nguồn nội lực trong nhân dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ nại.
Thứ tám, không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa to
lớn của nguồn vốn 135 để có giải pháp thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ của chương trình. Nâng cao trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở. Chú trong công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK và vùng sâu, vùng xa trong các năm tiếp theo.