Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 44)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK

2.1.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK

Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ dành cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới hải đảo, xã an toàn khu, các thôn bản ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Từ năm 1998 đến năm 2011, Chương trình 135 là chương trình mục tiêu do Ủy ban dân tộc quản lý, được thực hiện theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 (giai đoạn 1998-2005) và Quyết định 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 (giai đoạn 2006-2010) của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2012 đến nay, chương trình trở thành dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Quyết định 1489/QĐ- TTg ngày 08/10/2012 và Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định 551/QĐ-TTg quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK gồm các nội dung sau:

2.1.3.1. Thành lập hệ thống tổ chức quản lý

a) Sơ đồ bộ máy

Tham gia quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK có sự tham gia của nhiều sở ban ngành được tập hợp ở sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK

Nguồn: Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình 135 (2009) * Theo sơ đồ này quản lý vốnđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK gồm 3 cấp.

Cấp tỉnh: Gồm UBND tỉnh, các sở ban ngành có liên quan của tỉnh

Cấp huyện: UBND huyện, các phòng chuyên môn và ban quản lý dự án xây dựng của huyện. UBND xã Ban quản lý dự án UBND huyện Phòng Dân tộc Phòng Tài chính Các phòng có liên quan Ban dân tộc Sở Kế hoạch

và đầu tư

Sở Tài chính Các sở, ban, ngành có liên quan

UBND tỉnh – Phó chủ tịch Trưởng ban chỉ đạo

Ban quản lý dự án các xã

Ban giám sát Các nhà thầu Các công trình hạ tầng

Cấp xã: UBND các xã, Ban quản lý dự án, Ban giám sát các xã, các nhà thầu. Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện chủ yếu do 2 cấp (Cấp huyện và cấp xã).

b) Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện

Theo Thông tư liên bộ số 05/2013/TTLT-UBDT-BNNPTNT-BKHĐT- BTC-BXD ngày 18/11/2013 của liên bộ Ủy ban dân tộc - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng. Quy định Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện quy định như sau:

* Cấp huyện

- UBND huyện: Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực

hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện theo kế hoạch, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát và tiêu cực. Chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả nội dung Chương trình trên địa bàn.

- Ban chỉ đạo huyện: UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo chương trình, thành phần là thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của huyện và Chủ tịch UBND các xã ĐBKK. Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, đại diện các phòng chức năng của huyện và Chủ tịch UBND các xã là thành viên của ban.

- Phòng Dân tộc làm cơ quan thường trực Chương trình của huyện, cơ quan thường trực có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu giúp UBND huyện tổ chức quản lý, chỉ đạo, kiểm tra về tiến độ xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chương trình, dự án từ đơn vị quản lý và các xã có dự án trên địa bàn. Tham mưu cho UBND huyện huy động lồng ghép các nguồn, tổng hợp trình UBND huyện phương án phân bổ chi tiết nguồn vốn cho các cơ quan, UBND xã để thực hiện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch

+ Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư, đấu thầu và giám sát đánh giá đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được giao;

+ Tổng hợp trình UBND cấp huyện kế hoạch đầu tư công hàng năm và các kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm trên địa bàn. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trên địa bàn;

+ Là cơ quan đầu mối, tổng hợp giúp UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên địa bàn; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với dự án do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư; Chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, xã quyết định đầu tư;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện kiểm tra hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn.

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng

+ Hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;

+ Chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư có quy mô từ cấp III trở xuống và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng;

+ Tổng hợp, trình quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện do Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và mình chủ trì thẩm định;

+ Tham mưu UBND cấp huyện quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn; Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện, xã quyết định đầu tư có quy mô từ cấp III trở xuống trên địa bàn thuộc quyền quản lý;

- Các phòng ban chức năng của huyện có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch triển khai cho năm kế hoạch, trình ban quản lý dự án huyện thông qua và trình cơ quan cấp trên phê duyệt; căn cứ vào kế hoạch phê duyệt và nguồn vốn phân bổ từ

tỉnh, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn chi tiết theo từng hạng mục, phân bổ vốn và tiến hành triển khai; theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và phối hợp với các đoàn thể ở địa phương kiểm tra, giám sát các hoạt động.

* Cấp xã

- Uỷ ban nhân dân xã

+ Xây dựng kế hoạch năm và giai đoạn triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn xã; làm chủ đầu tư các dự án, công trình trong trường hợp được UBND huyện giao; làm chủ đầu tư công tác bảo trì công trình (nếu đủ năng lực, trình độ) và cam kết triển khai thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả.

+ Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xây dựng công trình và kế hoạch đấu thầu, tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu và trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với các nhà thầu, thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ thực hiện, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng.

+ Huy động nhân dân tham gia đóng góp nguồn lực cho Chương trình và thực hiện Chương trình theo nguyên tắc "xã được hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; người dân có việc làm, tăng thu nhập từ việc tham gia thực hiện Chương trình của xã ". Kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

- Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án có từ 5-6 thành viên, trưởng ban là chủ tịch UBND xã, các thành viên là đại diện các bộ phận địa chính, kế toán, tài chính, quân sự và công an xã. Ban quản lý dự án xã có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại KBNN (Kho bạc Nhà nước) huyện và được sử dụng con dấu của xã để giao dịch. Ban có nhiệm vụ quản lý các dự án, chính sách trên địa bàn được UBND huyện giao. Ngoài ra, Ban có trách nhiệm phối hợp với lãnh đạo xã thông báo công khai cho nhân dân trong xã kế hoạch huy động nguồn lực tại chỗ để xây dựng công trình: về ngày công lao động nghĩa vụ (mức đóng góp và giá trị ngày công được hưởng); về việc nhân dân tự nguyện lao động, đóng góp một phần vật tư, kinh phí cho công trình.

- Ban Giám sát xã thường có 5-6 thành viên, trưởng ban là chủ tịch HĐND (Hội đồng nhân dân) xã, phó ban là chủ tịch UB MTTQ xã, các thành viên là đại diện của các đoàn thể và một cán bộ kỹ thuật thuộc ban quản lý dự án huyện. Ban

giám sát xã có các nhiệm vụ cụ thể: Tham gia với Chủ đầu tư dự án thông qua dự án các công trình CSHT của xã để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; giám sát quá trình thi công công trình để đảm bảo chất lượng kỹ thuật và tiến độ thi công. Kiến nghị với chủ đầu tư dự án đình chỉ thi công khi xét thấy thi công không đảm bảo chất lượng công trình; giám sát việc nghiệm thu thanh toán công trình, Ðại diện Ban Giám sát được ký biên bản nghiệm thu công trình.

c) Cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT: Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động dựa theo các căn cứ sau:

- Luật Xây dựng, số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2004; Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2014; - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ, về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ xây dựng, hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình CSHT thuộc chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng, hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư liên bộ số 05/2013/TTLT-UBDT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC- BXD ngày 18/11/2013 của liên bộ Ủy ban dân tộc - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng, về hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; - Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng, về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình 135;

- Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 13/09/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang, về Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự

án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ; Văn bản liên sở Tài chính – Xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu tại trung tâm các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hàng tháng làm cơ sở cho các chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân có liên quan tham khảo trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công;

- Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 14/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế giám sát đầu tư cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

* Các đơn giá và định mức xây dựng CSHT

Theo các quy định này, các đơn giá và định mức xây dựng cơ sở hạ tầng là các căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, cấp phát thu hồi tạm ứng, thanh quyết công trình.

- Đơn giá xây dựng hạ tầng là chỉ tiêu kỹ thuật tổng hợp quy định chi phí cần thiết hợp lý trên cơ sở tính đúng, tính đủ các hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc một kết cấu xây lắp tạo nên công trình.

Về nội dung của đơn giá xây dựng hạ tầng là các khoản hình thành nên đơn giá bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cho một đơn vị công tác hay kết cấu xây lắp.

Trong đó:

+ Chi phí vật liệu là chi phí (tính đến hiện trường xây dựng) của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, phụ tùng, bán thành phẩm cần thiết để tạo nên một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp (không bao gồm chi phí của vật liệu để tính trong chi phí chung và chi phí sử dụng máy thi công).

+ Chi phí nhân công là tổng các chi phí được dùng để tra thù lao cho toàn bộ lực lượng lao động tham gia thực hiện dự án. Nó bao gồm cả quỹ tiền lương, tiền thưởng, các loại bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động và các khoản ch phí liên quan, tới việc phát triển bồi dưỡng nhân lực.

+ Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản chi để thuê các thiết bị từ bên ngoài và các khoản khấu hao, các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, các chi phí cho nhiên liệu, phụ tùng phục vụ quá trình làm việc của máy móc.

- Định mức xây dựng: Định mức là mức hao phí lao động trung bình tiên tiến cần thiết cho một đơn vị khối lượng công tác, một bộ phận công trình hay một nhóm công việc để người sản xuất hoàn thành khối lượng công tác, bộ phận công trình hay nhóm công việc theo thiết kế được duyệt và trong những điều kiện làm việc xác định.

Đối với mỗi loại định mức được trình bầy tóm tắt thành công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công được xác định đơn giá tính phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó. Định mức dự toán cho mỗi loại công việc gồm các nội dung: Mức hao phí vật liêu, mức hao phí lao động, mức hao phí máy thi công.

- Các giá trị dự toán trong dự án đầu tư: Hoạt động quản lý vốn đầu tư CSHT là hoạt động hết sức phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Vì vậy để làm tốt công tác quản lý vốn đầu tư CSHT đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học mà trong đó việc lập và thực hiện các kế hoạch tài chính có tính chất bắt buột. Các giá trị dự toán trong dự án đầu tư chính là cơ sở quan trọng để lập, triển khai kế hoạch tài chính thực hiện công tác quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)