Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.5. Đặc điểm cơ bản các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Giang
Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang được đầu tư theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Đây là khu vực còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội rất yếu kém nhiểu xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, nhiều nơi thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, phát, đốt rừng làm rẫy, sống du canh du cư hoặc định cư nhưng còn du canh… Số hộ đói nghèo, GDP bình quân đầu người thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trình độ dân trí rất thấp, số người mù chữ, thất học
Căn cứ Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, huyện Sơn Động được phê duyệt (15 xã khu vực III với 104 thôn ĐBKK và 22 thôn ĐBKK thuộc 6 xã khu vực II và 01 xã khu vực I thuộc diện đầu tư của Chương trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận thể chế: Quản lý vốn đầu tư phát triển CSHT ở các xã ĐBKK
cần theo các văn bản pháp quy của Chính phủ. Vì vậy sử dụng tiếp cận này nhằm tìm hiểu các quy định cụ thể của Nhà nước như các chính sách đầu tư, các chương trình của Chính phủ, các Nghị định, Thông tư, các Quyết định và văn bản hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư để phát triển CSHT ở các xã ĐBKK.
- Tiếp cận có sự tham gia: Đầu tư phát triển CSHT ở các xã ĐBKK có sự
tham gia của nhiều bên như UBND huyện, Phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh tế hạ tầng, Ban quản lý dự án, UBND các xã và người dân. Vì vậy sử dụng cách cách tiếp cận này nhằm đánh giá sự tham gia của các bên theo chức năng nhiệm vụ và xin ý kiến của các bên nhằm đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT ở các xã này.
- Tiếp cận định tính, định lượng: Đầu tư xây dựng CSHT ở các xã đặc biệt khó khăn cần cụ thể là số lượng vốn đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, mức độ đầu tư nhiều hay ít, sử dụng vốn đầu tư này ra sao? Vì vậy, sử dụng cách tiếp cận này nhằm thu thập các thông tin định lượng về vốn và nguồn vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, mức độ đầu tư so với kế hoạch và ý kiến đánh giá các bên về sử dụng vốn đầu tư.
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát
a) Chọn xã đặc biệt khó khăn
Toàn huyện có 15 xã ĐBKK chúng tôi chọn khảo sát sâu 3 xã đại diện có mức độ đầu tư vốn (Nhiều, ít, trung bình) cụ thể:
- Xã An Lạc đại diện cho các xã được đầu tư vốn nhiều. - Xã Quế Sơn đại diện cho các xã được đầu tư vốn ít.
- Xã Cẩm Đàn đại diện cho các xã được đầu tư vốn trung bình.
b) Chọn công trình hạ tầng
- Số lượng 3 công trình ở các xã đại diện, mỗi xã chọn 1 công trình. - Tiêu chí chọn: Theo mục đích sử dụng (Đường giao thông, thủy lợi, văn hóa). Chúng tôi chọn 3 công trình đại diện cụ thể:
- Đường bê tông Cò Nọoc – Nà Trắng - xã An Lạc. - Mương cứng thôn Nghè - xã Quế Sơn
- Nhà văn hóa Đồng Bưa - xã Cẩm Đàn
c) Chọn cán bộ quản lý dự án
- Căn cứ chọn: Chủ đầu tư, ban quản lý các xã, nhà thầu, người hưởng lợi từ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Số lượng : 10 cán bộ và người dân/1 xã tổng số 30 cán bộ và người dân.
- Cách chọn: Theo ý kiến tham vấn của cán bộ xã, số lượng cán bộ và người dân chọn được tập hợp ở phụ lục số 02.
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
a) Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm - Luật Ngân sách Nhà nước; Luật xây dựng; Luật đầu tư công, Luật đấu thầu.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK của chính phủ, các bộ ngành.
- Các văn bản hướng dẫn của KBNN; UBND tỉnh; Sở Tài chính thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Các báo cáo năm về tình hình thanh toán vốn đầu tư và báo cáo quyết toán vốn đầu tư của KBNN Bắc Giang; các báo cáo đánh giá của thường trực ban chỉ đạo chương trình.
- Một số tài liệu khác có liên quan…
+ Các dữ liệu này được thu thập từ các nguồn sau:
- Tại văn phòng các sở ban ngành của tỉnh đến huyện, xã được giao chủ đầu tư quản lý dự án.
- Trong các thư viện của các trường Đại học, Học viện, viện nghiên cứu. - Trên các website
+ Các tài liệu này được tìm đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.
b) Dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm: Đặc điểm các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, Thông tin về nhà thầu; người hưởng lợi; Ý kiến đánh giá các bên về quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý vốn đầu tư cho các công trình CSHT.
- Các dữ liệu này được thu thập từ: Các đơn vị mẫu đại diện ở các xã, huyện được chọn ở trên.
- Phương pháp thu thập: Điều tra, phỏng vấn, lấy ý kiến đánh giá trực tiếp tại các chủ đầu tư được giao quản lý dự án trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
- Các dữ liệu thứ cấp được chọn lọc để tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tổng quát về công tác quản lý đầu tư CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
- Toàn bộ dữ liệu điều tra được sẽ kiểm tra, phát hiện sai sót, nếu có sai sót tiến hành hiệu chỉnh và nhập vào máy tính theo chương trình EXCEL; Sử dụng các công cụ máy tính tiến hành sắp xếp và phân tổ dữ liệu. Phương pháp phân tổ thống kê là phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình tổng hợp dữ liệu. Kết quả tổng hợp dữ liệu được trình bày trên các bảng và sơ đồ.
3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân phản ánh thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
3.2.5.2. Phương pháp so sánh
So sánh mức độ sử dụng chi phí đầu tư giữa thực tế giải ngân với kế hoạch, kết quả thực hiện đầu tư của dự án của dự án qua các năm.
3.2.5.3. Phương pháp tổng hợp ý kiến
Trên cơ sở xin ý kiến tham khảo của các cán bộ quản lý và phụ trách quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK của cán bộ trách dự án đầu tư các xã, chúng tôi tổng hợp lại phân tổ ý kiến và sắp xếp theo mức độ để tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và chọn giải pháp đề xuất.
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn
- Số lượng các dự án xây dựng công trình theo từng lĩnh vực. - Tổng số vốn đầu tư xây dựng các công trình.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
- Số lượng nhà thầu tham gia xây dựng các công trình CSHT.
b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý vốn đầu xây dựng dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn
- Số lượng cán bộ tham gia quản lý dự án
- Số vốn dự toán đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK. - Số vốn được phê duyệt
- Số lượng và cơ cấu vốn được thanh toán, quyết toán. - Số lượt kiểm tra.
- Số vụ vi phạm.
c) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn
- Số lượng các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Kết quả phát triển kinh tế, xã hội (Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm; thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo...).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT CÁC XÃ ĐBKK TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG XÃ ĐBKK TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng các công trình CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
4.1.1.1. Các công trình CSHT
Số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động từ năm 2013 đến năm 2015 được thể hiện ở bảng sau (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Số lượng các dự án về CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn trên địa bàn huyện Sơn Động
Đơn vị tính: dự án
Diễn giải Tổng số Năm
2013 2014 2015
1. Hệ thống thủy lợi 37 15 7 15
- Đường ống, Trạm bơm 3 1 0 2
- Cải tạo nâng cấp hồ, đập 5 2 0 3
- Cứng hóa kênh, mương 29 12 7 10
2. Điện (đường dây và Trạm biến áp) 3 2 1 0
3. Nước sinh hoạt 1 1 0 0
4. Giao thông 40 9 19 12
- Cống, ngầm 3 2 0 1
- Đường bê tông 32 7 15 10
- Đường cấp phối 5 0 4 1 5. Giáo dục 9 4 2 3 - Mầm non 6 4 1 1 - Tiểu học 1 0 0 1 - Trung học cơ sở 2 0 1 1 6. Y tế 14 3 0 11
7. Văn hóa (Nhà sinh hoạt cộng đồng) 24 9 15 0
Cộng 128 43 44 41
Qua 3 năm 2013-2015 trên địa bàn huyện Sơn Động có 128 dự án về xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK. Trong tổng số các công trình xây dựng CSHT, các dự án chủ yếu tập trung xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi và nhà văn hóa cộng đồng. Số lượng các dự án được đầu tư ở từng năm không chênh lệch nhau nhiều lắm.
4.1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng CSHT
Trên địa bàn huyện Sơn Động, v ố n đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK giai đoạn 2013-2015 được triển khai thưc hiện trên địa bàn 15 xã khu vực III với 104 thôn ĐBKK và 6 xã khu vực II, 1 xã khu vực I với 22 thôn ĐBKK được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2. Số lượng và cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK huyện Sơn Động
Diễn giải
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT BQ (%/năm) Số tiền (Tr đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr đồng) Tỷ lệ (%) Ngân sách TW 19.100 91,54 19.400 95,10 18.820 92,85 99,26 Dân góp 565 2,71 300 1,47 325 1,60 75,84 Nguồn khác 1.200 5,75 700 3,43 1.125 5,55 96,82 Cộng 20.865 100,00 20.400 100,00 20.270 100,00 98,56
Nguồn: UBND huyện Sơn Động (2015b) Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng CSHT các xã ĐBKK của huyện chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước, không có nguồn từ Ngân sách địa phương một phần nhỏ là đóng góp của dân và các tổ chức khác. Tỷ lệ vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương năm 2013 là 91,54%; năm 2014 là 91,1%, năm 2015 là 92,85%.
Trên địa bàn huyện Sơn Động, vốn góp của dân bao gồm vốn đối ứng, giá trị hiến đất, đóng góp vật liệu và ngày công… Nguồn vốn khác đầu tư cho xây dựng hạ tầng của huyện chủ yếu là vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nhà viện trợ nước ngoài và lồng ghép các nguồn vốn…Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng không có đóng góp của nguồn Ngân sách địa phương vì Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, do đó chỉ tham gia đóng góp vào một số hợp phần khác của Chương trình như: Hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, không đóng góp vào hợp phần xây dựng hạ tầng.
Qua bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm thực hiện tổng số vốn được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng là 61.535 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương: 57.320 triệu đồng chiếm 93,15 % sau đó là nguồn vốn khác 3.025 chiếm 4,92 % và nguồn vốn đóng góp của dân là 1.190 triệu đồng chiếm 1,93 %. Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân còn ít do điều kiện kinh tế của người dân trong huyện còn nghèo, tuy nhiên, huyện Sơn Động cũng đã ghi nhận những đóng góp của người dân và đặc biệt, nó thể hiện sự đồng lòng, ủng hộ của người dân đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Huyện Sơn Động cũng đã chủ động lồng ghép vốn theo chương trình đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK với vốn của một số chương trình khác như: Chương trình 134, Chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa trường lớp học, Nghị quyết 30a, Chương trình WB, Chương trình JBIC. Ngoài các nguồn vốn trên, một số công trình trọng điểm khác được đầu tư xây dựng như Đường 293 từ Bắc Giang đến Tây Yên Tử Sơn Động với tổng mức đầu tư 2.709 tỷ bằng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ; Đường giao thông các xã nghèo miền núi Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Hữu Sản huyện Sơn Động, với tổng mức đầu tư 560 tỷ bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ…
4.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK của huyện Sơn Động của huyện Sơn Động
Hệ thống tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động được thể hiện ở Sơ đồ 4.1.
Theo sơ đồ này, bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT ở các xã của huyện Sơn Động gồm:
(1) Ban chỉ đạo: UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình. Thành phần là Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có chương trình, đồng thời UBND huyện mời HĐND, MTTQ tham gia Ban chỉ đạo. UBND huyện cũng thành lập Cơ quan thường trực Chương trình với nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về quản lý công tác dân tộc và quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK. Cơ quan gồm có 5 người nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm ở các phòng ban khác nhau của huyện. Do các thành viên chủ yếu là kiêm nhiệm nên khối lượng công việc khá nhiều. Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện Sơn Động có các nhiệm vụ, chức năng liên quan đến vốn đầu tư xây dựng hạ tầng như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu về công tác tổ chức huy động, lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn, bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án của Chương trình, tổng hợp trình UBND huyện phương án phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các cơ quan, UBND các xã để thực hiện;
- Lập kế hoạch đầu tư, tham mưu phân bổ nguồn vốn trên cơ sở đã được cơ quan cấp trên phê duyệt. Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã đã thành lập ban quản lý dự án 135 giúp chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện theo qui định. Thành lập ban giám sát xã đại diện cho nhân dân tham gia giám sát trong suốt quá trình thực hiện Chương trình dự án. Do bước đầu triển khai các xã còn lúng túng, mặt khác các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực quản lí đầu tư thường thay đổi cũng phần nào ảnh hưởng tới việc thực