Thực hiện giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 30 - 34)

- Thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và bước đầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở

1.3.2. Thực hiện giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông

quả giáo dục phổ thông

Thực hiện chủ trƣơng giáo dục toàn diện và hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, nhân cách, tƣ duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe, “vừa hồng vừa chuyên” để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc nhấn mạnh trong các nghị quyết của Đảng, ngành giáo dục phổ thơng trong cả nước đã tích cực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục tồn diện đối với học sinh các cấp.

Giáo dục tiểu học đƣợc xác định với mục tiêu “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [48,tr.15]. Trong những năm 1996 - 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phƣơng trong cả nƣớc tiếp tục hồn thiện chƣơng trình cải cách giáo dục lần thứ ba (đƣợc thực hiện từ năm 1981); giảng dạy tồn diện các mơn tự nhiên, xã hội, vui chơi giải trí, nhạc, họa, thể dục thể thao. Đối với các lớp bán trú, các trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, do có đủ giáo viên, thời gian và cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy - học, nên việc giảng dạy đủ 9 môn đạt hiệu quả cao. Riêng đối với các huyện miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh, việc giảng dạy đủ 9 mơn cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ giáo viên cịn yếu và điều kiện phục vụ cho giảng dạy cịn thiếu thốn. Cơng tác chỉ đạo học 2 buổi/ngày cũng đƣợc nhấn mạnh, coi đây là một trong những biện pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho các em… Nhìn chung, tuy cịn nhiều hạn chế, nhƣng chất lƣợng giáo dục tồn diện đối với bậc tiểu học có những chuyển biến vững chắc và tƣơng đối đồng đều, từng bƣớc đi vào thế ổn định, nhiều trƣờng dạy đủ 9 môn và học 2 buổi/ngày.

Giáo dục trung học cơ sở thực hiện mục tiêu: “giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở

trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [48, tr.15]. Trong những năm 1996 - 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phƣơng tiến hành xóa bỏ lớp chọn, trƣờng chuyên, thực hiện sắp xếp học sinh theo nguyên tắc “phân bố đều trình độ học sinh”; chú trọng chất lƣợng đại trà và thực hiện chƣơng trình giáo dục tồn diện. Ngày 8-8- 1997, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 624/TTg về việc phê duyệt Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở; theo đó chƣơng trình mới

cho bậc học này đƣợc tiến hành xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông.

Giáo dục trung học phổ thông thực hiện mục tiêu: “giúp học sinh củng

cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng và những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [48,tr.16]. Trong giai đoạn này, giáo dục trung học phổ thông thực hiện hai chƣơng trình: trung học phổ thơng khơng phân ban và trung học phổ thông phân ban. Chƣơng trình trung học phổ thông chuyên ban bắt đầu đƣợc thí điểm từ năm học 1989 - 1990 (ở Trƣờng Hoàn Kiếm (Hà Nội) và Trƣờng Lê Hồng Phong (Nam Định)), đến năm 1996, bắt đầu có học sinh tốt nghiệp. Tuy nhiên, quá trình triển khai hệ trung học phân ban đã đặt ra nhiều vấn đề tranh luận và không đƣợc dƣ luận xã hội đồng tình. Do vậy, Chính phủ đã xem xét lại chủ trƣơng này, cụ thể từ năm học 1998 - 1999 khơng có lớp 10 phân ban, chỉ cịn lớp 11, 12 ở trƣờng trung học phổ thông chuyên ban theo chƣơng trình và kế hoạch dạy học phân ban.

Để nâng cao chất lƣợng mũi nhọn và đào tạo nhân tài, hệ thống trường

phổ thông trung học chuyên được phát triển ở các tỉnh trong cả nước. “Đến

tỉnh có loại hình trƣờng này, số khác thuộc các trƣờng đại học” [33,tr.159]. Phần lớn học sinh các trƣờng chuyên thực sự là học sinh giỏi. Ở các trƣờng này, hầu hết đạt 100% học sinh tốt nghiệp phổ thông với kết quả cao, 70-80%, thậm chí 100% học sinh đỗ vào đại học. Phần lớn các giải quốc gia, quốc tế về các môn học đều là học sinh thuộc các trƣờng chuyên. Tuy nhiên, do hƣớng tới chất lƣợng mũi nhọn, các học sinh trƣờng chuyên thƣờng học lệch về môn chuyên và yếu về tƣ duy thực nghiệm. Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng mũi nhọn, cần giáo dục toàn diện, chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành, hƣớng nghiệp… cho các học sinh.

Công tác giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, xây dựng nền nếp, kỉ cƣơng đƣợc toàn ngành quan tâm đúng mức hơn với tầm quan trọng của nó. Các trƣờng đã tích cực ngăn chặn hiện tƣợng quậy phá, vi phạm trật tự an ninh trong trƣờng học; đồng thời chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 36/CP của Chính phủ về an tồn giao thơng, Chỉ thị số 814/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về thiết lập trật tự kỉ cƣơng trong hoạt động văn hóa bài trừ tệ nạn xã hội. Nhiều cuộc thi tìm hiểu về an tồn giao thơng, chống tệ nạn xã hội, về lực lƣợng vũ trang nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về gia đình, về “ngƣời cơng dân tý hon”,… đƣợc tổ chức nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tƣ tƣởng, pháp luật cho học sinh. Về giáo dục quốc phòng, mặc dù còn thiếu giáo viên và cơ sở vật chất, song các địa phƣơng, các trƣờng đã phối hợp với các cơ quan quân sự địa phƣơng để thực hiện tốt chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Giáo dục lao động sản xuất, hƣớng nghiệp, dạy nghề cho học sinh cũng là một trong những nội dung đƣợc quan tâm nhấn mạnh trong giai đoạn này; nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Các trƣờng phổ thơng đã tổ chức các buổi tọa đàm hƣớng nghiệp cho học sinh, thực hiện học tập đi đôi với thực hành sản xuất… Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hƣớng nghiệp đƣợc phát triển ở các địa phƣơng với chức năng giáo dục nghề nghiệp cho học

sinh phổ thơng, đã góp phần khắc phục tính trừu tƣợng của các kiến thức, nguyên lý kỹ thuật; giúp học sinh thấy đƣợc những đòi hỏi của nghề đối với ngƣời lao động về phẩm chất và năng lực để có sự lựa chọn nghề và định hƣớng học tập phù hợp nhất.

Giáo dục nhà trƣờng, giáo dục xã hội và giáo dục gia đình đã đƣợc tăng cƣờng kết hợp chặt chẽ hơn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo. Hầu hết các trƣờng đã tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh 2 kỳ/năm để giúp phụ huynh có thể nắm đƣợc hoạt động của nhà trƣờng và tình hình học tập của con cái mình; qua đó tạo sự phối hợp giáo dục hiệu quả. Ngồi hội nghị phụ huynh, hầu hết các giáo viên chủ nhiệm lớp luôn gần gũi và nắm hồn cảnh gia đình từng học sinh, nhất là học sinh cá biệt, từ đó nhà trƣờng có biện pháp giáo dục, giúp đỡ phù hợp. Nhờ vậy, nhiều học sinh bị xếp loại cá biệt đã nhanh chóng tiến bộ, hịa nhập vào cộng đồng.

Thực hiện giáo dục toàn diện và các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, nhìn chung ở các cấp học, tỷ lệ lƣu ban và bỏ học đã giảm và tỷ lệ lên lớp tăng. Năm học 1999 - 2000, ở bậc tiểu học, tỷ lệ lên lớp đạt 92,54%, tỷ lệ lƣu ban là 2,79%, tỷ lệ bỏ học là 4,67%; tỷ lệ tƣơng ứng ở cấp trung học cơ sở là: 89,56% - 1,93% - 8,51%; ở cấp trung học phổ thông là: 91% - 1,32% - 7,68%. Chất lƣợng mũi nhọn cũng đƣợc chú trọng, đến năm học 1999 - 2000 có 2.022 học sinh giỏi quốc gia các môn; 6 học sinh giỏi quốc tế mơn tốn, 4 học sinh giỏi quốc tế môn vật lý, 2 học sinh giỏi quốc tế môn sinh học, 4 học sinh giỏi quốc tế môn tin [88].

Tuy đạt đƣợc những tiến bộ trên, song chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thơng cịn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Học sinh tốt nghiệp phổ thơng cịn hạn chế về tƣ duy sáng tạo và năng lực thực hành. Nội dung, chƣơng trình giáo dục phổ thơng cịn thiên về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn, cũ kĩ và chƣa tiếp cận đƣợc những tri thức mới của thời đại. Phƣơng pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, chƣa phát

huy đƣợc tính chủ động, suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh. Các mặt giáo dục thể chất, thẩm mỹ, tƣ tƣởng, chính trị cịn nặng về hình thức, chƣa đi vào chiều sâu và phát huy tính tự giác; điều đó đã làm ảnh hƣởng đến mục tiêu giáo dục tồn diện,… Tất cả những điều đó đã đặt ra vấn đề phải đổi mới chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy - học đối với tất cả các cấp nhằm tạo bƣớc chuyển cơ bản và toàn diện trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)