Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 69 - 74)

giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục

- Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”: và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”:

Phát triển giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, đó là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lƣợng nịng cốt, có vai trị quan trọng. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tồn diện, coi trọng cả trình độ chun môn, tƣ tƣởng và đạo đức là một nhiệm vụ cũng là một giải pháp vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài.

Để xây dựng đội ngũ giáo viên thực hiện phổ cập trung học cơ sở, đảm bảo vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ngày 27-8-2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong

đó, đối với đội ngũ giáo viên phổ thông, Chỉ thị đề ra các biện pháp:

- Điều chỉnh, sắp xếp và tuyển dụng mới để xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu.

- Việc tuyển giáo viên cho các trƣờng phổ thông công lập tiếp tục áp dụng theo định mức quy định tại Quyết định số 243/CP ngày 28-6-1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy, biên chế của các trƣờng phổ thông.

- Các trƣờng phổ thông cơng lập cịn thiếu biên chế đƣợc xét tuyển không phải chỉ qua thi tuyển công chức đối với những sinh viên đã tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ngành đào tạo phù hợp để làm giáo viên. Trƣờng cơng lập ở

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còn thiếu giáo viên nhƣng nguồn tuyển không đủ, trƣớc mắt đƣợc phép xét tuyển vào biên chế không qua thi tuyển công chức đối với những ngƣời đã đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 61, Điều 67 của Luật giáo dục.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chính sách đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trƣờng chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngày 9-7-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

35/2001/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định này đã quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ƣu đãi khác

đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các trƣờng chuyên biệt nhƣ: trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, trƣờng dự bị đại học; trƣờng chuyên, trƣờng năng khiếu; trƣờng, lớp dành cho ngƣời tàn tật, trƣờng giáo dƣỡng đƣợc hƣởng các chế độ về tham quan, học tập, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các phụ cấp ƣu đãi theo tỷ lệ phần trăm lƣơng ngạch bậc hiện hƣởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. Đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đƣợc hƣởng các phụ cấp ƣu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, phụ cấp lƣu động, phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của ngƣời dân tộc thiểu số, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ… Nhƣ vậy, chính sách này sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trƣờng chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Song, trong q trình triển khai thực hiện các chính sách ƣu đãi cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói trên gặp khơng ít vấn đề nan giải. Đặc biệt, chế độ thu hút giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; công tác luân chuyển nhà giáo sau thời

hạn (3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam) còn nhiều vấn đề bất cập, chƣa đƣợc giải quyết. Điều đó đã dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở các vùng khó khăn này; cũng nhƣ tình trạng giáo viên bỏ việc sau khi hết thời hạn mà vẫn không đƣợc luân chuyển, gây bức xúc cho những giáo viên công tác lâu năm ở vùng sâu và không đảm bảo công bằng. Một số huyện vùng sâu, vùng xa đã xuất hiện tình trạng giáo viên rời xa bục giảng. Theo điều tra của báo Giáo dục

và Thời đại, ở một số huyện vùng sâu của Gia Lai, có rất nhiều giáo viên vùng

sâu của Gia Lai chƣa đƣợc luân chuyển theo Nghị định số 35/2001/NĐ-CP: huyện Kông Chro có 7 giáo viên, nhân viên bỏ việc; huyện Kbang có 9 ngƣời; các huyện cịn lại có từ 1-5 ngƣời [32]. Do vậy, ln chuyển giáo viên là một chính sách đúng đắn, nhƣng việc phân bổ và luân chuyển giáo viên phải hợp lý, khơng sẽ gây nên tình trạng thừa giáo viên ở thành thị, đồng bằng và thiếu giáo viên ở miền núi, vùng cao, vùng xa; phải đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai, chính xác.

Để tăng cƣờng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15-6-2004, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị

số 40-CT/TW “Về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị số 40-CT/TW đã khẳng định: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo.

Đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong ngành giáo dục phổ thông, Chỉ thị đã nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo số lƣợng và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ này nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi đổi mới của giáo dục phổ thông và công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Để đạt mục tiêu này, Ban Bí thƣ yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1- Củng cố, nâng cao chất lƣợng hệ thống các trƣờng sƣ phạm, các trƣờng cán bộ quản lý giáo dục.

2- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng bảo đảm đủ số lƣợng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

3- Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

4- Đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

5- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

6- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Đƣợc coi một giải pháp then chốt cần đi trƣớc, trong những năm 2001 - 2006, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng; do vậy, đội ngũ này không ngừng đƣợc nâng cao về số lƣợng và chất lƣợng.

Bảng 2.3: Số lượng giáo viên phổ thông của cả nước những năm 2001 - 2006 Đơn vị: nghìn người Số lƣợng giáo viên 2000- 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 Tổng số (nghìn người) 661,7 694,1 723,5 755,4 771,0 780,5 Tiểu học 355,9 359,9 363,1 366,2 362,4 354,8 Trung học cơ sở 233,8 254,1 271,8 290,4 302,5 310,2 Trung học phổ thông 72,0 80,1 88,6 98,8 106,1 115,5

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100%)

Tổng số 104,7 104,9 104,2 104,4 102,1 101,2

Tiểu học 101,3 101,1 100,9 100,9 99,0 97,9 Trung học cơ sở 108,1 108,7 107,0 106,8 104,2 102,6 Trung học phổ thông 112,1 111,3 110,6 111,5 107,4 108,9

(Nguồn: http://gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê)

Cùng với sự gia tăng về số lƣợng, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện:

Bảng 2.4: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các cấp học trong những năm 2001 - 2006

Tỷ lệ: %

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

2000 - 2001 85,31 89,53 95,32 2001 - 2002 87,57 91,05 95,35 2002 - 2003 87,01 91,18 95,32 2003 - 2004 91,15 92,8 97,05 2004 - 2005 93,37 94,95 97,05 2005 - 2006 95,86 96,19 96,19

(Nguồn: http://gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê)

Tuy nhiên, tình trạng nổi bật của đội ngũ giáo viên phổ thông là thừa ở thành thị, thiếu ở các vùng khó khăn. Yêu cầu thƣờng xuyên nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Một bộ phận giáo viên thiếu gƣơng mẫu, sa sút về đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, tỷ lệ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở chƣa đạt chuẩn vẫn còn đáng kể, nhất là ở các vùng khó khăn. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn thấp so với yêu cầu đổi mới giáo dục, đa số còn lúng túng trong đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)