Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 38 - 40)

Trƣớc hết, để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về giáo dục, ngày 2-12-1998, Quốc hội ban hành Luật giáo dục, quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục. Sự ra đời của Luật giáo dục đã

đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong thực tiễn quản lý giáo dục ở nƣớc ta, là hành lang pháp lý cho tổ chức, hoạt động giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý giáo dục.

Cơng tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục cũng đƣợc tăng cƣờng, đƣa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và từng địa phƣơng. Trên cơ sở thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành đã đề ra các chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu phù hợp, khắc phục tình trạng mất cân đối. Các tổ chức thông tin tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho học sinh chọn ngành nghề và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đƣợc khuyến khích thành lập.

Các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo đƣợc quy định lại chức năng, nhiệm vụ theo hƣớng tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc; xây dựng và hồn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục - đào tạo; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình và chất lƣợng giáo dục. Phân cấp cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý tồn diện giáo dục phổ thơng.

Một trong những nét nổi bật trong công tác quản lý giáo dục giai đoạn này là đổi mới cơng tác quản lý thi cử, giải quyết tình trạng tiêu cực trong thi,

tuyển sinh. Ngày 1-11-1997, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 3480/1997/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành "Quy chế tạm thời về xét tuyển học sinh vào trường phổ thông trung học, trung học chuyên ban". Quy

chế quy định việc tuyển sinh vào trƣờng phổ thông trung học, trung học chuyên ban nhằm chọn những học sinh có đủ phẩm chất và năng lực tiếp nhận một nội dung và chƣơng trình của cấp học cao hơn, sau trung học cơ sở; trong

đó nhấn mạnh việc xét tuyển phải thật sự nghiêm túc, trung thực, công bằng, qua đó ngay từ đầu đã tạo được nền nếp, kỷ cương trong trường học.

Tiếp đó, ngày 27-2-1999, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có

Quyết định số 08/1999/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh vào các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”. Quy chế này đã xác

định những nguyên tắc chung trong việc tuyển sinh vào lớp 6 (trung học cơ sở) và lớp 10 (trung học phổ thơng) là những học sinh có đủ phẩm chất và năng lực tiếp nhận nội dung và chƣơng trình của cấp học; phải đảm bảo tính trung thực, cơng bằng. Quy chế cũng quy định cụ thể về hai hình thức tuyển: thi tuyển và xét tuyển. Trên cơ sở những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo các tỉnh trong cả nƣớc đã lập phƣơng án, kế hoạch xét tuyển, địa bàn và chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trƣờng, số lƣợng trƣờng mà học sinh đƣợc phép đăng ký dự tuyển, nguyên tắc điều hòa học sinh giữa các trƣờng trong khu vực, phân cấp xét duyệt danh sách trúng tuyển vào lớp 6 và lớp 10 [59]…

Nhƣ vậy, việc ban hành quy chế tuyển sinh đã tạo sự thống nhất và hạn chế những tiêu cực trong thi cử, góp phần xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng trƣờng học… Các ban, ngành, địa phƣơng trong cả nƣớc đã chỉ đạo quán triệt đổi mới thi cử và làm cho tồn xã hội đồng tình. Với nhiều biện pháp sáng tạo, các kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất chất lƣợng học sinh, tạo động lực dạy và học. Công việc ra đề, in ấn, bảo quản đề thi cũng đƣợc cải tiến, các kỳ thi tổ chức gọn nhẹ, nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra thi đƣợc tăng cƣờng. Các hiện tƣợng tiêu cực khác trong ngành giáo dục cũng đƣợc tập trung giải quyết nhƣ: chấm dứt tình trạng thu tiền của học sinh khơng chính thức, khơng cơng khai và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan…

Ngày 14-1-1998, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/1998/QĐ/TTg về việc thành lập Hội đồng Quốc gia giáo dục, giúp Thủ

trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội đồng Quốc gia giáo dục đƣợc thành lập với những nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ: 1- Chỉ đạo tổng kết công cuộc đổi mới về giáo dục và soạn thảo chiến lƣợc giáo dục - đào tạo (bao gồm mục tiêu, kế hoạch dài hạn, các đề án lớn về giáo dục - đào tạo, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân...); 2- Thẩm định để Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ xem xét quyết định các chính sách quan trọng về phát triển giáo dục - đào tạo; 3- Đƣợc ủy quyền quyết định những chủ trƣơng, biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ; 4- Chỉ đạo việc xây dựng ngân sách dành cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo để trình Quốc hội thơng qua.

Tuy đã có những bƣớc chuyển tích cực trong đổi mới cơng tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, nhƣng phải khẳng định rằng, cơng tác này cịn rất nhiều yếu kém và đƣợc coi là nguyên nhân của nhiều hạn chế, tiêu cực khác trong phát triển giáo dục. Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục đƣợc coi là một khâu then chốt, đột phá, có ý nghĩa quyết định, tác động vào tồn bộ quá trình phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng, nhằm từng bƣớc đƣa nền giáo dục thốt khỏi tình trạng lạc hậu, trì trệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)