Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc, miền nú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 65 - 69)

- Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bước đầu phổ cập trung học phổ thông:

2.2.3. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc, miền nú

giáo dục vùng dân tộc, miền núi

Cơng bằng xã hội nói chung và cơng bằng xã hội trong giáo dục nói riêng là mục tiêu cốt lõi của chính sách xã hội, nhằm hƣớng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nƣớc; điều này càng có ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển của đất nƣớc khi mà xu hƣớng phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc hơn.

Một đặc điểm nổi bật của thực trạng giáo dục nƣớc ta là sự chênh lệch khá xa giữa những ngƣời nghèo và ngƣời giàu; giữa vùng nông thôn và thành thị, nhất là giữa miền núi, vùng dân tộc và các vùng khác. Tức là trong giáo dục chƣa có sự cơng bằng thực sự, trong đó, giáo dục vùng dân tộc, miền núi có xuất phát điểm thấp và chịu nhiều thiệt thòi nhất. Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII đã khẳng định: “Chƣa thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục. Con em gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn khi muốn học lên cao”. Báo

cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện công

bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có cơ hội học tập, tiếp tục phát triển các trƣờng phổ thông nội trú dành cho con em dân tộc thiểu số, chú trọng quyền đƣợc học tập của nhân dân trên hai nghìn xã nghèo nhất” [24, tr.691]. Nhiệm vụ này lại tiếp tục đƣợc nhấn mạnh trong Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa IX: “Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tƣợng chính sách xã hội. Ƣu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” [23, tr.129-130]. Nhƣ vậy, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam đƣợc coi là

của xã hội. Nhiệm vụ này đƣợc Đảng và Nhà nƣớc nhấn mạnh với những

chính sách giáo dục ưu tiên cho người nghèo và giáo dục cho miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Đối với học sinh thuộc diện đối tƣợng chính sách xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chính sách miễn, giảm học phí, đƣợc thực theo Nghị định số 28/CP ngày 29-4-1995 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có cơng giúp đỡ cách mạng”; Thông tƣ liên tịch số 26/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 2-11-1999 Liên Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hƣớng dẫn thực hiện chính sách ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo” và Thông tƣ liên tịch số 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 6-4-2001 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội “Hƣớng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngồi cơng lập”. Việc miễn giảm học phí đối với học sinh thuộc diện chính sách, một mặt đã đền đáp một phần cơng lao của những ngƣời có cơng với cách mạng; mặt khác, giúp đỡ cho con em các gia đình chính sách có điều kiện học tập tốt hơn.

Đối với những trẻ em có hồn cảnh khó khăn, mặc dù Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, nhƣng điều đó khơng có nghĩa là tất cả trẻ em đều đƣợc đến trƣờng và chất lƣợng của toàn bộ hệ thống giáo dục đã đƣợc cải thiện hoàn toàn. Cơ hội giáo dục và chất lƣợng giáo dục không đồng đều trên tồn quốc, đặc biệt là đối với trẻ em có hồn cảnh khó khăn. Để cải thiện cơ hội đến trƣờng và nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, ngày 5-3-2003, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 224/QĐ-TTg phê duyệt Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em

có hồn cảnh khó khăn (PEDC). Mục tiêu của dự án là hƣớng những trẻ em

khơng có cơ hội tiếp cận bình đẳng để hồn thành bậc tiểu học nhƣ: trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em con nhà nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em di cƣ tự do, trẻ em khuyết tật, trẻ em kiếm sống trên đƣờng phố, trẻ em gái, trẻ em mồ cơi, trẻ em bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự…, nhằm bảo đảm tính cơng bằng trong giáo dục. Để dự án hoạt động đạt kết quả tối ƣu, việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án có sự phân cấp rõ ràng: Hội đồng Chỉ đạo liên bộ -> Ban Điều phối dự án Trung ƣơng -> Ban Điều hành dự án cấp tỉnh -> Ban Điều hành dự án cấp huyện -> Trƣờng và điểm trƣờng. Bắt đầu từ cuối năm 2003, dự án đi vào hoạt động, đƣợc triển khai ở 219 huyện thuộc 40 tỉnh khó khăn trong cả nƣớc với gần 15.000 điểm trƣờng và hơn 5.000 trƣờng tiểu học. Quá trình thực hiện dự án tuy có những khó khăn bƣớc đầu, song đã mang lại một số kết quả cho giáo dục tiểu học, đặc biệt đã cải thiện cơ hội đến trƣờng và nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn; nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học, góp phần phổ cập trung học cơ sở, v.v..

Trong chủ trƣơng thực hiện công bằng trong giáo dục, Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng dân

tộc thiểu số, ban hành nhiều chính sách tạo cho đồng bào miền núi, vùng dân

tộc có cơ hội học tập, đƣợc tiếp cận các hình thức giáo dục phù hợp để xố mù chữ và nâng cao trình độ dân trí nhƣ: củng cố và tăng cƣờng hệ thống các trƣờng nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, từng bƣớc nâng cao quy mơ tuyển sinh; thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa; có chính sách bổ túc kiến thức cần thiết cho số học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở mà khơng có điều kiện học tiếp để các em trở về địa phƣơng tham gia công tác cơ sở. Đây chính là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.

Nhờ thực hiện các chính sách về giáo dục miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mạng lƣới trƣờng tiểu học đã phủ kín các xã; ngồi cơ sở chính của trƣờng ở trung tâm xã cịn các điểm trƣờng tại mỗi thơn, bản để thu hút các em trong độ tuổi khơng có điều kiện đi học xa. Phần lớn các xã hoặc cụm liên xã cũng đã có trƣờng trung học cơ sở, trƣờng liên cấp. Hầu hết các huyện vùng cao đều có trƣờng trung học phổ thơng hoặc trƣờng liên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đặc biệt, ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, hệ thống trƣờng phổ thơng dân tộc nội trú đƣợc hình thành và phát triển đã góp phần to lớn vào việc tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số cho các tỉnh.

Đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc cùng với việc đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng lớp, số lƣợng học sinh ngƣời dân tộc tăng lên đáng kể. Nếu nhƣ năm học 2000 - 2001 có 667.240 học sinh trung học cơ sở, 121.386 học sinh trung học phổ thơng thì đến năm học 2005 - 2006 đã tăng lên 924.867 học sinh trung học cơ sở và 300.058 học sinh trung học phổ thơng; tức trung bình mỗi năm tăng khoảng 7,7% đối với học sinh trung học cơ sở và 9,4% đối với học sinh trung học phổ thông. Riêng đối với học sinh tiểu học, số lƣợng giảm từ 1.647.710 xuống còn 1.350.319, do kết quả của việc phổ cập giáo dục tiểu học và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình [88].

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong giáo dục, chữ viết của một số dân tộc đã đƣợc dạy ở nhà trƣờng, chủ yếu là các trƣờng tiểu học; ở một vài tỉnh cịn đƣợc dạy trong trƣờng phổ thơng dân tộc nội trú huyện, riêng tiếng Hoa và tiếng Khơme còn đƣợc dạy trong trƣờng trung học cơ sở. Đã có tám ngơn ngữ đƣợc dạy là: Khơme, Chăm, Êđê, Giarai, Bana, Thái, Mơng… Ngồi ra, cịn có sách song ngữ phục vụ cho việc dạy tiếng dân tộc.

Tóm lại, thực hiện cơng bằng trong giáo dục là một trong những nhiệm vụ lớn của nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng, nhằm đảm bảo xây dựng một xã hội “ai cũng đƣợc học hành” nhƣ tâm nguyện của Bác Hồ và cũng là mong muốn của mọi ngƣời dân. Điều này nằm trong chiến

lƣợc phát triển kinh tế - xã hội để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và thực hiện cơng bằng, bình đẳng giữa mọi ngƣời dân, giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)