- Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bước đầu phổ cập trung học phổ thông:
2.2.2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
lượng giáo dục toàn diện
Trong giai đoạn này, một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất của giáo dục phổ thông là tiến hành đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
giáo dục theo hướng chuẩn hố, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ này cũng nhằm tạo sự chuyển cơ bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Chƣơng trình giáo dục phổ thông trƣớc đây đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11-1-1979 của Bộ Chính trị và bắt đầu từ năm học 1981 - 1982, các trƣờng phổ thơng đã triển khai dạy và học theo chƣơng trình và sách giáo khoa thống nhất từ lớp 1 đến lớp 12. Bộ chƣơng trình và sách giáo khoa này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện có kết quả nhiệm vụ xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nƣớc; tạo điều kiện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở, ổn định và nâng cao dần chất lƣợng giáo dục phổ thông trong 20 năm (1981 - 2000). Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh và mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, của khoa học - cơng nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa trên đã bộc lộ nhiều
hạn chế và bất cập. Do đó, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là
một điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Ngày 9-12-2000, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 40/2000/QH10 “Về đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông”. Nghị quyết này là sự cụ thể hóa chủ trƣơng đổi mới nội dung và
chƣơng trình giáo dục phổ thơng của Đảng đƣợc đề ra từ Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, trong đó nhấn mạnh đây là một vấn đề “bức xúc” và “khẩn trƣơng” cần giải quyết. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Trong những năm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề
bức xúc: sửa đổi chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực” [25, tr.686]. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 cũng nhấn
mạnh: “Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ
chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới” [25, tr.691].
Để thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng đạt kết quả tốt, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
14/2001/CT-TTg “Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện
Nghị quyết số 40/2000/QH10”. Qua các văn bản này, mục tiêu, nguyên tắc,
đề án, nguồn ngân sách,... phục vụ cho việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng đã đƣợc xác định nhƣ sau:
- Mục tiêu: “Xây dựng nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục,
sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các nƣớc phát triển trong khu vực và thế giới” [53, tr.1].
Việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục của các bậc học, cấp học đƣợc quy định trong Luật giáo dục (1998); khắc phục hạn chế của chƣơng trình,
sách giáo khoa hiện hành, tăng cƣờng tính thực tiễn, tính thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chƣơng trình giáo dục; tăng tính liên thơng giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
Đổi mới nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy và học phải đƣợc thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trƣờng sở, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục…
- Tiến độ thực hiện: Trƣớc hết, cần thực hiện khẩn trƣơng và chu đáo
việc xây dựng, biên soạn sách giáo khoa, đƣa vào triển khai thí điểm, tổng kết kinh nghiệm; sau đó lần lƣợt triển khai đại trà chƣơng trình này. Việc áp dụng chƣơng trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004 - 2005; đến năm học 2006 - 2007, tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chƣơng trình và sách giáo khoa mới.
Ngày 1-4-2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT “Hướng dẫn ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11-6-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng.
Thông tƣ đã quán triệt các cấp, ngành, địa phƣơng về chủ trƣơng đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, về các điều kiện đảm bảo thực hiện chƣơng trình sách giáo khoa mới nhƣ: tăng cƣờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học, bảo
đảm cho nhà giáo và học sinh có đủ sách giáo khoa mới, tăng cƣờng công tác quản lý giáo dục [76].
Sau khi có các chủ trƣơng, hƣớng dẫn của cấp trên, để đảm bảo việc chuẩn bị triển khai đại trà chƣơng trình và sách giáo khoa mới, tất cả các tỉnh trong cả nƣớc đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, quán triệt Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ban, ngành phối hợp với ngành giáo dục thực hiện tốt yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở địa phƣơng.
Bƣớc vào năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai đại trà chƣơng trình giáo dục và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, mở đầu là lớp 1 và lớp 6 trong phạm vi cả nƣớc. Mỗi năm sau đó, triển khai chƣơng trình giáo dục và sách giáo khoa cho một lớp ở tiểu học và một lớp ở trung học. Năm học 2008 - 2009, việc triển khai chƣơng trình giáo dục và sách giáo khoa mới ở lớp 12 sẽ kết thúc quá trình đổi mới tồn bộ chƣơng trình giáo dục phổ thơng.
Bên cạnh việc đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa, từ năm học 2003 - 2004, bậc trung học phổ thông đã triển khai chương trình thí điểm mơ hình phân ban ở 48 trƣờng trung học phổ thông thuộc 11 tỉnh, thành phố, tạo điều
kiện cho học sinh đƣợc học theo sở trƣờng, năng lực của mình và định hƣớng nghề nghiệp phù hợp, tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chƣơng trình phân ban gồm hai ban là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ngồi những mơn chung và một số môn đƣợc học sâu hơn, ở mỗi ban cịn có thêm một số hoạt động và mơn học mới nhƣ: tin học, hoạt động ngoại
khóa, hƣớng nghiệp, đặc biệt là các chủ đề tự chọn với thời lƣợng 35 tuần một năm học.
Trong quá trình thực hiện, sự đánh giá của các cá nhân cũng nhƣ các tổ chức trong ngành giáo dục và sự đánh giá của xã hội về chất lƣợng, hiệu quả của chƣơng trình, sách giáo khoa mới rất khác nhau, thậm chí trái ngƣợc. Có nhiều ý kiến khẳng định những yếu tố tích cực, nhƣng cũng có những ý kiến bày tỏ sự chƣa đồng tình, thậm chí phê phán gay gắt... Trƣớc tình hình đó, để có nhận định đúng đắn về chất lƣợng, hiệu quả của chƣơng trình và sách giáo khoa mới, cần thực hiện những nghiên cứu đánh giá nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Trong các năm 2004 - 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất thực hiện một nghiên cứu cấp Nhà nƣớc với mục đích đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của chƣơng trình này. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới giới hạn ở một số môn học, ở một số lớp học tiểu học và trung học cơ sở (đối với cấp tiểu học: đánh giá chƣơng trình hai mơn tốn, tiếng Việt tồn cấp; sách giáo khoa hai mơn tốn, tiếng Việt lớp 1 và lớp 3. Đối với trung học cơ sở: đánh giá chƣơng trình các mơn tốn, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử; sách giáo khoa các mơn tốn, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý lớp 6, lớp 7 và lớp 8). Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trƣơng đánh giá toàn diện hơn ở tất cả các môn học, tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12. Việc đánh giá chƣơng trình giáo dục phổ thông tập trung vào việc xem xét mức độ đáp ứng của chƣơng trình đối với các yêu cầu nêu ra trong Luật giáo dục và Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng, bao gồm: mức độ quán triệt quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước; mức độ đảm bảo tính khoa học và sư phạm; mức độ đảm bảo tính khả thi, tính phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu, khảo sát, Bộ Giáo dục và Đào tạo có các biện pháp chỉ đạo kịp thời để sửa chữa chƣơng trình và sách giáo khoa mới.
Đánh giá chung về ƣu, nhƣợc điểm của chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thơng mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ:
Về ưu điểm: Chƣơng trình các cấp học và mơn học đáp ứng đƣợc mục
tiêu giáo dục, về cơ bản bảo đảm đƣợc tính kế thừa, chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận đƣợc trình độ giáo dục ở các nƣớc phát triển trong khu vực, đáp ứng đƣợc xu thế phát triển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế; nhìn chung phù hợp với trình độ phát triển tâm, sinh lý của học sinh Việt Nam; có những đổi mới trong phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập...
Về nhược điểm: Chƣơng trình cịn chƣa đảm bảo sự cân đối giữa “dạy
chữ” và “dạy ngƣời”, còn nặng về kiến thức mà chƣa coi trọng việc hình thành nhân cách cho trẻ em; cịn một số nội dung cịn mang tính hàn lâm, ít thực hành và rèn luyện kỹ năng, dàn trải, trùng lặp giữa các mơn học, cịn q tải; có sự khơng phù hợp giữa chƣơng trình giáo dục và điều kiện cơ sở vật chất nhà trƣờng và trình độ của đội ngũ giáo viên...[4].
Mặc dù cịn những hạn chế trong q trình triển khai thực hiện, song có thể khẳng định rằng, chủ trƣơng đổi mới nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông là đúng đắn, khi mà nội dung chƣơng trình hiện hành có nhiều điều bất cập. Tuy nhiên, để hƣớng tới một nền giáo dục hiện đại, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung chƣơng trình sách giáo khoa phổ thơng. Có nhƣ vậy, giáo dục phổ thơng mới vận hành đúng mục tiêu, nhiệm vụ của mình và là điều kiện để phát triển toàn diện con ngƣời.
Cùng với việc đổi mới nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thơng chú trọng thực hiện chủ trƣơng về giáo dục toàn diện cho học sinh. Về kiến thức, kỹ năng, khối lƣợng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông là lớn và rộng hơn rất nhiều so với trƣớc đây, nhất là về các môn khoa học tự
nhiên, tin học và ngoại ngữ. Tỷ lệ học sinh khá giỏi có chiều hƣớng gia tăng, tỷ lệ học sinh trung bình ổn định, tỷ lệ học sinh yếu kém và lƣu ban, bỏ học giảm. Năm học 2004 - 2005, tỷ lệ học sinh lƣu ban ở bậc tiểu học là 1,89%, ở trung học cơ sở là 0,95%, ở bậc trung học phổ thông là 1,4%. Bên cạnh việc nâng cao giáo dục chất lƣợng đại trà, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn cũng đƣợc chú trọng. Trình độ của các học sinh giỏi, học sinh các trƣờng phổ thông trung học chuyên trong cả nƣớc đƣợc nâng cao, số học sinh giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế tăng. Năm học 2005 - 2006, số học sinh giỏi quốc gia các môn là 2.237 em; số học sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế là: mơn tốn: 6/6 em, mơn vật lý: 4/5 em, mơn hóa học: 4/4 em, mơn sinh học: 4/4 em, v.v..
Bên cạnh “dạy chữ”, công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho học sinh đƣợc quan tâm hơn. Về mặt đạo đức, phần lớn học sinh tiểu học, trung học thực hiện tốt nội quy nhà trƣờng, học sinh yếu kém về hạnh kiểm chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, ở một bộ phận học sinh, nhất là học sinh bậc trung học có biểu hiện của lối sống thực dụng, dẫn đến tình trạng đối phó, gian lận, thiếu trung thực trong thi cử; một tỷ lệ nhỏ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, đặc biệt nghiêm trọng là phạm tội hình sự. Những biểu hiện tiêu cực đó cho thấy cơng tác giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng, lối sống cho học sinh còn nhiều khuyết điểm từ việc xác định mục tiêu, nội dung giáo dục cho đến cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cách phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
Nhìn chung, bên cạnh những chuyển biến về chất lƣợng giáo dục, điểm yếu rất lớn của học sinh Việt Nam vẫn là những hạn chế về tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo trong tƣ duy, kĩ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn. Điều này cũng đặt ra vấn đề phải nhìn nhận, đánh
giá về cải cách, đổi mới giáo dục, trực tiếp là cơ chế quản lý, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy - học... một cách khoa học, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa.