Xây dựng đội ngũ giáo viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 34 - 38)

nước về giáo dục

- Xây dựng đội ngũ giáo viên:

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục và đƣợc xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài mới có thể đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ “trồng ngƣời” cao cả. Do đó, xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải

đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên… cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” [22, tr.13].

Để xây dựng đội ngũ giáo viên, trƣớc hết cần củng cố và tập trung đầu tƣ nâng cấp các trƣờng sƣ phạm; xây dựng một số trƣờng sƣ phạm trọng điểm; khơng thu học phí và thực hiện chế độ ƣu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành sƣ phạm. Bên cạnh đó, đào tạo giáo viên phải gắn với địa chỉ và có chính sách sử dụng hợp lý để khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu giáo viên. Lƣơng giáo viên đƣợc xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lƣơng hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất cơng việc, vùng cơng tác... Thực hiện các chính sách này, số lượng giáo viên phổ thơng qua các năm trong

giai đoạn 1996 - 2000 tăng, tuy nhiên ở mỗi cấp, sự gia tăng này khác nhau,

Bảng 1.3: Số lượng giáo viên phổ thông các cấp cả nước trong những năm 1996 - 2000

Đơn vị: nghìn giáo viên

Số lƣợng giáo viên 1995- 1996 1996- 199 1997- 1998 1998- 1999 1999- 2000 Tổng số 492,7 521,0 565,6 604,5 631,7 Tiểu học 298,9 311,5 333,1 346,0 351,3 Trung học cơ sở 154,4 167,0 184,2 202,7 216,2 Trung học phổ thông 39,4 42,5 48,3 55,8 64,2

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100%)

Tổng số 107,1 105,1 103,8 102,5 101,7

Tiểu học 103,7 104,2 106,9 103,9 101,5

Trung học cơ sở 108,6 108,2 110,3 110,0 106,7 Trung học phổ thông 106,2 107,9 113,6 115,5 115,1

(Nguồn: http://gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê)

Không những tăng cƣờng về số lƣợng, trình độ chun mơn nghiệp vụ

của đội ngũ giáo viên cũng được đặc biệt chú trọng. Để nâng cao chất lƣợng

đội ngũ giáo viên, Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII nhấn mạnh biện pháp: “Thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên để đến năm 2000 có ít nhất 50% giáo viên phổ thông… đạt chuẩn quy định” [22,tr.39]. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên tiểu học theo Quyết định số 1737/QĐ-GT- ĐT ngày 27-5-1997; cho giáo viên trung học cơ sở theo Quyết định số 1733/QĐ-GT-ĐT ngày 27-5-1997; cho giáo viên trung học phổ thông theo

Quyết định số 1732/QĐ-GT-ĐT ngày 27-5-1997. Qua các chƣơng trình tập

tạo, bồi dƣỡng giáo viên đƣợc cải tiến, hằng năm trên 80% giáo viên đƣợc đào tạo và chuẩn hóa” [42,tr.283]. Đến năm học 1999 - 2000, tỷ lệ giáo viên đào tạo đạt chuẩn ở bậc tiểu học là 80,04%; ở cấp trung học cơ sở là 86,32%; ở cấp trung học phổ thông là 95,56% [88].

Trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là một trong những điểm nút đƣợc tập trung chỉ đạo. Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [22,tr.41]. Để làm tốt công tác này, Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành giáo dục phổ thông đã tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp dạy, triển khai sâu rộng đến từng giáo viên. Các cấp học đã xây dựng mạng lƣới chuyên môn nhằm chỉ đạo công tác chuyên môn, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Các nhà trƣờng đều tập trung chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong các hoạt động thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi.

Bên cạnh bồi dƣỡng, đào tạo về chun mơn nghiệp vụ, cơng tác chính

trị, tư tưởng đối với đội ngũ giáo viên cũng được tăng cường. Trƣớc thực

trạng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, rèn luyện đạo đức ở khơng ít nhà trƣờng cịn bị coi nhẹ; công tác xây dựng tổ chức đảng và các đồn thể cịn nhiều mặt yếu kém, nhất là ở các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở và ở các tỉnh, thành phố phía Nam, Tây Nguyên, vùng miền núi, ven biển, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, ngày 30-5-1998, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII ra Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng;

củng cố tổ chức đảng, đồn thể quần chúng và cơng tác phát triển đảng viên trong các trường học. Chỉ thị nêu rõ một số điểm quan trọng về xây dựng đội

- Xây dựng đội ngũ giáo viên thực sự là những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục, là tấm gƣơng sáng về đạo đức nhân cách cho học sinh, sinh viên noi theo. Bồi dƣỡng ý thức tự giác của học sinh trong học tập, hoạt động xã hội, rèn luyện phẩm chất chính trị và nhân cách. Kiên quyết khắc phục tƣ tƣởng chuyên môn đơn thuần, xem nhẹ các mặt cơng tác chính trị tƣ tƣởng.

- Làm tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên chính trị, giáo dục công dân... Thƣờng xuyên cung cấp thông tin thời sự, chính sách cho giáo viên, học sinh..., làm cho nhà trƣờng ln bám sát nhiệm vụ chính trị và thực tiễn cuộc sống.

- Trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, đổi mới công tác giáo dục, nâng cao ý thức tự giác phấn đấu của quần chúng, thông qua phong trào thi đua dạy, học và lao động sáng tạo ở các trƣờng để tạo nguồn bổ sung nhân tố mới cho Đảng, nhất là ở những cơ sở cịn ít hoặc chƣa có đảng viên...

Chỉ thị số 34-CT/TW đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơng tác chính trị tƣ tƣởng, về vai trị lãnh đạo của các chi bộ đảng ở các trƣờng học, tinh thần tiên phong gƣơng mẫu của đảng viên... Đây cũng đƣợc coi là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo; chiến lƣợc cán bộ của Đảng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, các cấp ủy địa phƣơng và cấp ủy, chi bộ ở các trƣờng trong cả nƣớc đã tiến hành sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm về cơng tác chính trị tƣ tƣởng, xây dựng, củng cố tổ chức đảng và đoàn thể, tạo nguồn phát triển đảng viên trong các trƣờng học từ khi có Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII. Trên cơ sở đó, xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể đến năm 2000, định rõ mục tiêu phấn đấu từng năm và trọng điểm chỉ đạo phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 2006 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)