Nội dung, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội: Đất của các tổ chức đang sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Hoài Đức được lấy trong giai đoạn 2013 - 2017; các số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế huyện Hoài Đức được thống kê đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; các số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hồi Đức 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hoài Đức

3.4.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Để đảm bảo nguồn số liệu điều tra được đầy đủ, có tính thống nhất cao, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập tài liệu của các ban ngành có liên quan, thu thập tài liệu - bản đồ và trực tiếp điều tra nguồn số liệu của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hồi Đức tại phịng Thống kê huyện Hoài Đức và Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hoài Đức;

- Thu thập các số liệu về số lượng tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng đất tại huyện Hoài Đức được thu thập từ phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Hà Nội;

- Các số liệu về tình hình để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng; để đất bị lấn, bị chiếm; chuyển nhượng trái phép… được thu thập từ kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất của Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hoài Đức và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017.

- Thu thập các thơng tin, số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất của 282 tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Hoài Đức về: (1) diện tích, mục đích đất được giao, được th; (2) hình thức giao đất, cho thuê đất; (3) hiện trạng sử dụng đất sau khi được giao đất, cho thuê đất; (4) giấy tờ về nguồn gốc khu đất; (5) việc chấp hành chính sách pháp luật về đất đai và mơi trường. Tại phịng Tài ngun & Môi trường huyện.

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, phỏng vấn đối với 18 tổ chức được giao đất, cho thuê đất có tình trạng để đất hoang hóa, chậm đưa vào sử dụng (9 tổ chức), chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định (4 tổ chức), để đất bị lấn, bị chiếm, tranh chấp đất đai (5 tổ chức). Để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức.

- Điều tra 30 cán bộ có liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện. Để phát hiện những khó khăn và nguyên nhân trong quản lý và sử dụng đất của các tổ chức trên đại bàn huyện từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của huyên.

3.5.2. Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất của các tổ chức

được giao đất, cho thuê đất.

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính tốn, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh.

Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tính tốn và tiến hành so sánh, từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng sử dụng đất của các tổ chức. Các số liệu trong luận văn được xử lý bằng phần mềm Excel.

3.5.3. Phƣơng pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá, phân tích các kết quả nghiên cứu của đề tài như: tình hình đưa đất vào sử dụng đất, tình hình chuyển nhượng đất trái quy định, tình trạng để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng … so với diện tích được giao, được thuê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)