Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79 - 92)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức,

4.3.4. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện

huyện Hoài Đức

4.3.4.1. Thực trạng sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

Qua kết quả kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của các tổ chức trên địa bàn huyện theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ và kiểm kê năm 2015 của huyện Hồi Đức có 03 tổ chức sử dụng đất sai mục đích là Cơng ty TNHH đầu tư và dịch vụ Khánh Hà, công ty TNHH TM & TT Hồi Đức, cơng ty TNHH thương mại và dịch vụ đầu tư Tân Việt đã sử dụng một phần đất cho mục đích xây dựng nhà ở. Qua thanh tra kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng sử dụng đất sai mục đích khơng cịn tái diễn.

Theo Báo cáo của phòng Tài nguyên & Mơi trường huyện Hồi Đức tính đến hết 31/12/2017 có 282 tổ chức được giao đất, cho thuê đất. Các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn huyện là sử dụng đúng mục đích đã được giao và cho thuê. Để đạt được kết quả như vậy một phần do công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp được thực hiện tương đối tốt với việc theo dõi, cập nhật tình hình sử dụng đất của các tổ chức một cách thường xuyên. Mặt khác, do quỹ đất có hạn, diện tích giao đất, cho th đất cho từng tổ chức hầu hết không lớn nên được sử dụng đúng mục đích, phục vụ nhu cầu thực tế của từng đơn vị. Do được quy hoạch thành các khu, cụm công nghiệp tập trung nên việc quản lý quỹ đất của các chủ đầu tư hạ tầng rất chặt chẽ, hạn chế tối đa việc sử dụng đất sai mục đích, sai ranh giới.

4.3.4.2. Thực trạng để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức vẫn tồn tại tình trạng một số tổ chức được giao đất, thuê đất để đất hoang hóa hoặc chậm đưa vào sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng không đảm bảo tiến độ của dự án đã được cấp có thẩm quyền

phê duyệt. Trong đó, có 8 tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích 192,80 ha, chiếm 6,99% tổng diện tích do các tổ chức quản lý, sử dụng; có 01 tổ chức để đất hoang hóa với diện tích 0,25 ha, cụ thể:

- Khu đơ thị Nam An Khánh được Nhà nước cho giao đất vào năm 2011 với diện tích 189,7 ha tại xã An Khánh. khu đơ thị Nam An Khánh có khơng gian mở và kiến trúc cảnh quan hiện đại bao gồm các khu biệt thự nhà vườn hiện đại có hệ thống hồ điều hòa nằm giữa các khu vực trung tâm của dự án. Nhưng đến nay còn 35,23 ha đang san lấp mặt bằng.

- Khu đô thị Lideco - Bắc quốc lộ 32 được Nhà nước cho giao đất vào năm 2012 với diện tích 38,23 ha tại thị trấn Trạm Trơi. Khu đô thị Lideco - Bắc quốc lộ 32 được xây dựng kết hợp giữa Các khối biệt thự, nhà vườn kết hợp với cơng trình cơng cộng, mặt hồ, các dải cây xanh. Tuy nhiên đến nay còn 48,52 ha mới san lấp mặt bằng.

- Khu đô thị mới Sơn Đồng được Nhà nước cho giao đất vào năm 2012 với diện tích 310,42 ha tại xã 4 xã Sơn Đồng, Di Trạch, Kim Chung và Lại Yên. Khu đô thị mới Sơn Đồng gồm khu đất ở thấp tầng, chung cư cao tầng, cơng trình sử dụng hỗn hợp. Tuy nhiên đến nay cịn 45,25 ha mới san lấp mặt bằng.

- Khu đô thị Tây Đô được Nhà nước cho giao đất vào năm 2013 với diện tích 109,9 ha tại các xã Sơn Đồng, Đắc Sở và Yên Sở. Khu đô thị Tây Đơ gồm một hệ thống các tồ cao ốc hiện đại bao gồm khu vực cho văn phòng , khu vực cho Bệnh viện quốc tế (2.9ha), đặc biệt khu vực dành cho tổ hợp khách sạn quốc tế 5 sao (4,5ha). Đây cũng là điểm nhấn nâng giá trị của Tây đô villas so với các khu biệt thự khác tại Hà Nội. Tuy nhiên đến nay còn 25,65 ha mới san lấp mặt bằng.

- Khu đô thị đại học Vân Canh được Nhà nước cho giao đất vào năm 2010 với diện tích 67 ha tại xã Vân Canh. Khu đô thị đại học Vân Canh gồm Khu đô thị Đại học Vân Canh được đầu tư xây dựng những tiện ích như hồ điều hịa, bể bơi, vườn hoa, đường đi bộ, shophouse, nhà hàng, cafe. Tuy nhiên đến nay còn 32,25 ha mới san lấp mặt bằng.

- Công ty TNHH thương mại dịch vụ SANVICO được Nhà nước giao đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm vào năm 2010 với diện tích 13,08 ha tại xã Dương Liễu để thực hiện dự án tại Cụm công nghiệp Dương Liễu. Dự án đã thực hiện san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, được cấp GCN QSDĐ nhưng cịn 4,2 ha chưa có một đơn vị thứ cấp nào thuê lại đất.

- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Goldland được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm vào năm 2013 với diện tích 1,20 ha tại xã Sơn Đồng để thực hiện dự án xây dựng trung tâm dịch vụ thương mại. Hiện nay, dự án cũng chưa được đưa vào sử dụng.

- Công ty TNHH 8686 Hưng Thịnh Phát được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với diện tích là 3,91 ha năm 2009 tại xã Đức Giang để thực hiện dự án trung tâm thương mại. Đến năm 2015, cơng ty mới hồn thành xong khâu san lấp mặt bằng.

- Khu đô thị Vinhomes Thăng Long được Nhà nước giao đất với diện tích là 18,55 ha tại xã An Khánh được giao đất năm 2009 nhưng đến nay cịn 0,25 ha để hoang hóa chưa được san lấp mặt bằng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do một số chủ đầu tư thiếu vốn trong quá trình triển khai dự án (Các dự án đơ thị). Ngồi ra, một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê lại hoặc đầu tư cụm công nghiệp nhưng hiện chưa có đơn vị thứ cấp nào thuê lại đất (Công ty TNHH thương mại dịch vụ SANVICO). Ngồi ra cịn do ngun nhân khách quan trong cơ chế thị trường như: ngành nghề kinh doanh...

Bảng 4.15. Diện tích đất để hoang hóa, chậm đƣa vào sử dụng của các tổ chức tại huyện Hoài Đức TT Tổ chức Diện tích để hoang hóa (ha) Diện tích chậm đƣa vào sử dụng (ha) Tổng Số khu đất Diện tích (ha)

1 Khu đô thị Nam An Khánh 35,23 1 35,23 2 Khu đô thị Lideco - Bắc quốc lộ 32 48,52 1 48,52 3 Khu đô thị mới Sơn Đồng 45,25 1 45,25 4 Khu đô thị Tây Đô 25,65 1 25,65 5 Khu đô thị đại học Vân Canh 32,25 1 32,25 6

Công ty TNHH thương mại dịch vụ

SANVICO 4,20 2 4,2

7

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Goldland 1,20 2 1,2

8 Công ty TNHH 8686 Hưng Thịnh Phát 0,50 1 0,5 9 Khu đô thị Vinhomes Thăng Long 0,25 1 0,25

Hình 4.5. Tình trạng để đất hoang hóa chậm đƣa đất vào sử dụng của Khu Đô thị Lideco - Bắc Quốc lộ 32

4.3.3.3. Thực trạng các tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định tại huyện Hoài Đức

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hồi Đức khơng cịn tồn tại tình trạng sử dụng đất sai mục đích được giao, được thuê nhưng vẫn còn 4 tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất khơng đúng quy định dưới hình thức chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất chưa được đầu tư xây dựng và chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền với diện tích 0,35 ha.

Bảng 4.16. Tình hình chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất khơng đúng quy định của các tổ chức trên địa bàn huyện Hồi Đức

TT Loại hình tổ chức Diện tích quản lý, sử dụng (ha)

Diện tích chuyển nhƣợng trái phép (ha)

1

Công ty cổ phần AROSI Châu Á

Thái Bình Dương 0,25 0,15

2

Công ty TNHH sản xuất và

thương mại Hải Anh Việt Nam 0,42 0,17

3

Công ty TNHH thương mại và

dịch vụ Sơn Hán 0,22 0,01 4 Công ty cổ phần KNFOODS 0,25 0,02

Kết quả điều tra cho thấy, tình hình chuyển nhượng đất trái phép được cụ thể như sau:

- Công ty cổ phần AROSI Châu Á Thái Bình Dương chuyển nhượng cho Cơng ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ tại xã Đức Giang thực hiện kinh doanh dịch vụ ăn uống diện tích là 0,15 ha.

- Cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Anh Việt Nam chuyển nhượng cho Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Dũng Quyên tại xã An Khánh với diện tích là 0,17 ha.

- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sơn Hán chuyển nhượng một phần cho Công ty TNHH giáo dục trẻ em hiếu học tại xã An Khánh với diện tích là 0,01 ha.

- Cơng ty cổ phần KNFOODS chuyển nhượng cho Công ty TNHH thương mại kỹ thuật và công nghệ Hưng Nam tại xã Kim Chung với diện tích 0,02 ha.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng là do việc quản lý của nhà nước cịn bng lỏng, tâm lý chung còn né tránh trách nhiệm (cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thường có tâm lý chung cho rằng việc xử lý các sai phạm của tổ chức thuộc thẩm quyền của cấp thành phố). Do vậy, để quản lý hiệu quả quỹ đất này, pháp luật cần sửa đổi trao quyền mạnh hơn nữa để UBND cấp huyện đủ chế tài xử lý kịp thời các sai phạm của tổ chức sử dụng đất nói chung, tổ chức kinh tế nói riêng nhằm ngăn chặn kịp thời các sai phạm, đồng thời cũng quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu nếu để sai phạm xảy ra trên địa bàn quản lý.

4.3.3.4. Thực trạng để đất bị lấn, bị chiếm, tranh chấp đất đai của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

Kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn huyện Hồi Đức có 05 tổ chức bị lấn, bị chiếm đất, với tổng diện tích lấn chiếm là 0,18 ha. Nguyên nhân các công ty sử dụng đất gần đất tập thể như đất thủy lợi do địa phương quản lý và đất bãi ven sông nên việc lấn chiếm đất rất dễ xảy ra.

Các tổ chức bị lấn, bị chiếm đất chủ yếu là các tổ chức có vốn tư nhân, cổ phần được nhà nước giao đất, cho thuê đất rải rác tại các xã trong địa bàn huyện, còn các tổ chức thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp hầu như khơng có tình trạng lấn chiếm đất sang các chủ sử

dụng liền kề là do các chủ đầu tư quản lý chặt chẽ quỹ đất, giao đất có quy hoạch chi tiết rõ ràng, sử dụng đất tập trung thuận tiện trong quản lý cũng như hiệu quả trong sử dụng. (bảng 4.17)

Hình 4.6. Tình trạng bị lấn chiếm của Cơng ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đức Thịnh

Bảng 4.17. Tình hình bị lấn chiếm đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức Hoài Đức TT Tổ chức Diện tích quản lý và sử dụng (ha) Diện tích bị lấn, chiếm (ha)

1 Công ty cổ phần XNK Dược Linh Đan 0,25 0,06 2 Công ty cổ phần đầu tư XD & TM An Bình 0,36 0,08 3 Công ty TNHH thương mại tổng hợp IBM

Quốc Hưng 0,21 0,02

4 Công ty TNHH Mỹ Đình Hà Nội Việt Nam 0,22 0,01 5 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đức

Thịnh 0,11 0,01

Tổng 1,15 0,18

- Tình trạng tranh chấp đất đai: theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 trên địa bàn huyện Hồi Đức cịn tồn tại 02 trường hợp tranh chấp đất đai (Công

ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đức Thịnh, Công ty TNHH thương mại tổng hợp IBM Quốc Hưng). Tuy nhiên bằng các hình thức xử lý dứt khốt đến nay trên địa bàn

4.3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

4.3.5.1. Thuận lợi

- Huyện Hồi Đức có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt như diện tích đất lớn, giao thơng thuận tiện, ưu thế phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ nên đã thu hút các tổ chức đầu tư. Trên tồn huyện có tổng số 282 tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích là 2.756,61 ha. Trong tổng số các tổ chức sử dụng đất khơng có tổ chức nào sử dụng đất sai mục đích được giao, khơng có tình trạng tranh chấp đất đai, các vi phạm khác như tình trạng lấn chiếm ra đất công của tập thể, chuyển nhượng đất trái phép trong sử dụng đất chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Hệ thống sổ sách, bản đồ địa chính chính quy đầy đủ trên toàn huyện. Đây là điều kiện cần thiết trong quản lý, cấp GCN QSDĐ và khai thác thông tin đất đai.

4.3.5.2. Khó khăn

1. Đối với việc chậm đưa đất vào sử dụng có 9 tổ chức đã gặp khó khăn như thiếu vốn đầu tư, các cơ quan nhà nước chưa giải quyết được dứt điểm đơn thư, khiếu nại liên quan đến công tác GPMB, người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất. Trong quá trình triển khai thực hiện, một số tổ chức chưa được sử đồng thuận của nhân dân đối với dự án. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư triển khai dự án. Mặt khác, cũng cần phải kể đến nguyên nhân khách quan là do khó khăn trong huy động vốn đầu tư, khả năng tài chính của các tổ chức cịn hạn chế, chưa chủ động trong việc hồn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng và triển khai thực hiện dự án. Các tổ chức đề nghị được xem xét nghiên cứu, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác có tính khả thi để triển khai thực hiện. Mặt khác, đề nghị các cơ quan Nhà nước xem xét đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác GPMB, giải quyết đơn thư, khiếu nại của các hộ dân có đất trong ranh giới, dự án.

Tổ chức sử dụng đất không đầu tư bảo vệ môi trường như cam kết ban đầu khi xin dự án. Nguyên nhân chủ yếu là vì mục đích kinh tế, vì khung hình phạt vi phạm ơ nhiễm mơi trường cịn nhẹ nên họ chấp nhận nộp tiền xử lý vi phạm chứ không đầu tư hệ thống xử lý môi trường theo quy chuẩn.

Bảng 4.18. Kết quả điều tra những khó khăn trong cơng tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức

TT Hình thức Số tổ chức Khó khăn Nguyên nhân

Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) 1 Tình trạng chậm đưa đất, hoặc để hoang hóa 9

Chưa thực hiện xong thiết kế xây dựng và lắp đặt dây chuyền

Thiếu vốn đầu tư 1 3,33

Thay đổi người theo đại diện pháp luật

Nền kinh tế thị trường có nhiều biến động

Việc tìm kiếm thị trường gặp khó khăn 1 3,33

Khơng có nguồn hàng đầu vào và đầu ra để hoạt động

Các mặt hàng sản xuất ra khơng được bình ổn giá

Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn

định

Mục đích sử dụng đất khơng khả thi

Nguồn lực tài chính hạn chế

Thiếu vốn 5 16,67

Gặp thất bại trong tiêu thụ sản phẩm

Cơng tác giải phóng mặt bằng

Các cơ quan nhà nước chưa giải quyết được dứt điểm

đơn thư, khiếu nại liên quan đến cơng tác GPMB 1 3,33

Chưa có sự đồng thuận của nhân dân đối với việc

triển khai thực hiện dự án

Người dân chưa đồng ý với phương án bồi

thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất 1 3,33

Người dân có đất yêu cầu thỏa thuận với chủ dự

án với mức giá quá cao

2 Tình trạng cho thuê, cho thuê

lại, chuyển nhượng trái phép 4

Đang quản lý nhiều khu đất Chưa có nhu cầu sử dụng đất tại khu đất được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79 - 92)