Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46)

Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Hoài Đức được lấy trong giai đoạn 2013 - 2017; các số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế huyện Hoài Đức được thống kê đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; các số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hoài Đức 3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hoài Đức

3.4.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Để đảm bảo nguồn số liệu điều tra được đầy đủ, có tính thống nhất cao, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập tài liệu của các ban ngành có liên quan, thu thập tài liệu - bản đồ và trực tiếp điều tra nguồn số liệu của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hoài Đức tại phòng Thống kê huyện Hoài Đức và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức;

- Thu thập các số liệu về số lượng tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng đất tại huyện Hoài Đức được thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội;

- Các số liệu về tình hình để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng; để đất bị lấn, bị chiếm; chuyển nhượng trái phép… được thu thập từ kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017.

- Thu thập các thông tin, số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất của 282 tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Hoài Đức về: (1) diện tích, mục đích đất được giao, được thuê; (2) hình thức giao đất, cho thuê đất; (3) hiện trạng sử dụng đất sau khi được giao đất, cho thuê đất; (4) giấy tờ về nguồn gốc khu đất; (5) việc chấp hành chính sách pháp luật về đất đai và môi trường. Tại phòng Tài nguyên & Môi trường huyện.

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, phỏng vấn đối với 18 tổ chức được giao đất, cho thuê đất có tình trạng để đất hoang hóa, chậm đưa vào sử dụng (9 tổ chức), chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định (4 tổ chức), để đất bị lấn, bị chiếm, tranh chấp đất đai (5 tổ chức). Để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức.

- Điều tra 30 cán bộ có liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện. Để phát hiện những khó khăn và nguyên nhân trong quản lý và sử dụng đất của các tổ chức trên đại bàn huyện từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của huyên.

3.5.2. Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất của các tổ chức

được giao đất, cho thuê đất.

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh.

Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tính toán và tiến hành so sánh, từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng sử dụng đất của các tổ chức. Các số liệu trong luận văn được xử lý bằng phần mềm Excel.

3.5.3. Phƣơng pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá, phân tích các kết quả nghiên cứu của đề tài như: tình hình đưa đất vào sử dụng đất, tình hình chuyển nhượng đất trái quy định, tình trạng để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng … so với diện tích được giao, được thuê.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào Hà Nội năm 2008, có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ;

Phía Đông giáp quận Bắc và Nam Từ Liêm, quận Hà Đông.

Về mặt kinh tế, Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua như Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức như một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy.

- Vùng bãi: Bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Côn. Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 - 9,0m và có xu hướng dốc từ đê ra sông.

- Vùng đồng: Bao gồm một phần diện tích các xã ven sông Đáy và toàn bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, An Khánh, La Phù. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 - 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.

Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ.

4.1.1.3. Khí hậu

Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0

C, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.600 - 1.800 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80 - 86% tổng lượng mưa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lượng mưa ngày lớn nhất có

thể tới 336,1mm). Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, nhiều nhất là tháng 3, tháng 4, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.

Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.

Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nước, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu của sông Hồng, lưu đoạn sông chảy qua huyện dài 23 km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê Tả Đáy và Hữu Đáy. Khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn khoảng 3,9 km.

Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ các lưu vực Đan Hoài, Đồng Mô. Vào mùa mưa với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể.

Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tương lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất

Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của huyện được bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCL càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.

- Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; được phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.

Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống Sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu (< 1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N < 0,07%; P205); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.

Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.

- Vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn (trừ Vân Côn) chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng nên được bổ sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm lượng các chất trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở dưới tầng canh tác.

b, Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt:

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp qua hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, sông Đáy chạy dọc theo

vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha. Nhìn chung nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng đồng; còn vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho cây trồng.

+ Nguồn nước ngầm:

Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng.

Căn cứ kết quả thăm dò cho thấy; từ 34 - 40 m là tầng cát sạn màu xám sáng lẫn ít hạt màu đen, bão hoà nước; từ 40 - 60 m là tầng sỏi cuội màu xám vàng, xám sáng, bão hoà nước; từ 60 - 73m là tầng cát kết màu xám, nứt nẻ mạnh.

c, Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Hoài Đức đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao.

d, Tài nguyên nhân văn, du lịch

Huyện Hoài Đức nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích lịch sử đã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống nhằm giáo dục người dân truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Hoài Đức có dải đất vùng bãi ven sông Đáy trải dài qua 10 xã có tiềm năng cho việc phát triển các loại hình hoạt động vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong các ngành dệt, chế biến thực phẩm, đồ gỗ,… có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu và mua sắm.

e, Cảnh quan môi trường

Hoài Đức mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng; các điểm dân cư sống tập trung theo thôn xóm, dòng họ là chủ yếu, đa số dân cư trong huyện được sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi và nước mưa cho sinh hoạt; mô hình bếp Biôga bước đầu được xây dựng... Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực làng nghề chế biến nông lâm sản, thực phẩm đang ở trong tình trạng báo động. Tại các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế có nhiều khu vực bị ô nhiễm từ các làng nghề chế biến nông sản như làm bánh, bún, miến dong, bột sắn, dong giềng và chế biến gỗ. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm là do các chất thải (bã củ dong giềng, sắn, nước thải hoá chất, ... ) có khối lượng lớn nhưng không được xử lý, đổ quanh khu vực dân cư, tồn đọng lâu ngày sinh ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)