Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hoài Đức

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức đã có những phát triển khá mạnh, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 7.000 tỷ đồng, với quy mô và mật độ dân số cao nên giá trị sản xuất bình quân đầu người chỉ đạt 36 triệu đồng/người/năm. So với một số huyện khác thì giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện ở mức thấp. Kết quả phản ánh quy mô nền kinh tế của huyện vẫn còn ở mức thấp hơn so với tiềm năng phát triển của huyện.

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm qua (2013 - 2017) tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt khá, 15,2%/năm. So với tiềm năng của huyện thì kết quả này cịn rất khiêm tốn. Xét theo từng năm, tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện không đều, cụ thể là trong khi các năm 2013, 2017 có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 18 - 19%/năm thì tốc độ tăng trưởng của 2 năm 2009, 2010 chỉ đạt trên 11%. Điều này một mặt phản ánh nền kinh tế của huyện cũng chịu tác động khá lớn từ khủng hoảng kinh tế giới, mặt khác là do sự gia tăng cạnh tranh trong phát triển từ các địa phương khác.

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng huyện Hoài Đức giai đoạn 2013 - 2017 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giai đoạn 2013-2017 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng, giá 1994 1.812 2.100 2.330 2.608 3.110 2 Tốc độ tăng trưởng chung % 18,60 15,90 11,00 11,90 19,20 15,20 Công nghiệp - xây dựng % 25,30 21,40 13,40 12,10 23,60 19,03 Dịch vụ % 17,90 18,00 12,70 17,90 17,00 16,67 Nông nghiệp % 2,60 -4,30 -2,10 -3,70 3,90 -0,80

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức)

Xét theo ngành kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2017 vừa qua chủ yếu là ngành xây dựng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 32%/năm. Trong đó, riêng năm 2017 ngành có tốc độ tăng trưởng đạt gần 55%; tiếp đó là ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,7%/năm. Ngược lại, ngành nơng nghiệp giai đoạn vừa qua do diện tích đất canh tác giảm mạnh nên có xu hướng giảm, bình quân giai đoạn 2013 - 2017 giảm tới 0,8%/năm. Trong khi đó, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp được xác định là ngành có truyền thống thì có mức tăng giảm thất thường, chỉ đạt tốc độ bình quân 14,45%/năm và có xu hướng tăng chậm dần. Điều này một mặt cho thấy công nghiệp chịu ảnh hưởng

từ định hướng hạn chế phát triển sản xuất công nghiệp của Thành phố trên địa bàn. Nhưng mặt khác cũng cho thấy giới hạn sự phát triển của các ngành công nghiệp với quy mô nhỏ.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung, giai đoạn 2013 - 2017, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng ngành cơng nghiệp, TTCN và xây dựng tăng khá mạnh; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng của ngành nông, thuỷ sản giảm mạnh. Cụ thể, năm 2013 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng chiếm 52,70% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2017, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên trên 60%, tức tăng gần 12% trong 5 năm. Đây là mức tăng mang tính đột biến của cơ cấu trên địa bàn, khẳng định thế mạnh hiện tại của một huyện mà sản xuất công nghiệp, TTCN là thế mạnh.

Bảng 4.2. Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2017 giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Nông nghiệp 16,40 13,70 12,60 11,40 9,90 2 Công nghiệp, TTCN 52,70 57,20 55,40 58,30 60,40 3 Thương mại, dịch vụ 30,90 29,10 32,00 30,30 29,70 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức (2016)

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn một phần có thể lý giải là do diện tích đất nơng nghiệp của huyện giảm mạnh làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tụt giảm. Ngược lại, giai đoạn này tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh khơng phải do đã có sự đột phá, thành công trong phát triển công nghiệp địa phương cần được luận giải theo 3 khía cạnh sau:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao do có nhiều dự án của cả Nhà nước và người dân trên địa bàn.

- Ngành thương mại, dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội đón đầu sự phát triển kinh tế, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của địa phương làm cho tỷ trọng của ngành này vốn chưa cao lại bị giảm sút.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên quy mơ nhỏ, manh mún và vẫn mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản chậm phát triển.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Bảng 4.3. Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn 2013-2017 TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng bìnhquân 2013/2017 (%) I Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng, giá 1994) 316,96 303,5 296,84 285,33 296,09 -0,84 1 Nông nghiệp 314,00 300,40 294,00 283,00 294,00 -0,80 Trồng trọt 138,00 136,00 120,00 107,00 118,00 -4,17 Chăn nuôi 176,00 164,40 174,00 176,00 176,00 1,92 2 Lâm nghiệp 0,66 0,60 0,44 0,43 0,39 -5,22 3 Thuỷ sản 2,30 2,50 2,40 1,90 1,70 -9,50 II Cơ cấu GTSX(%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Nông nghiệp 99,06 98,98 99,04 99,18 99,30 Trồng trọt 43,95 45,27 40,82 37,81 40,14 Chăn nuôi 56,05 54,73 59,18 62,19 59,86 2 Lâm nghiệp 0,21 0,20 0,15 0,15 0,13 3 Thuỷ sản 0,73 0,82 0,81 0,67 0,57

Giai đoạn 2013 - 2017 tốc độ tăng trưởng ngành nơng thuỷ sản tuy có giảm so với giai đoạn trước nhưng nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế trọng yếu của huyện. Do tác động mạnh mẽ của đơ thị hố làm tốc độ tăng trưởng bình quân tổng giá trị sản xuất của ngành giảm khá lớn chỉ còn -0,84%, trong đó ngành nơng nghiệp -0,80% trồng trọt -4,17% và chăn nuôi là 1,92% lâm nghiệp là -5,22% và thuỷ sản là -9,50%. Như vậy, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của đơ thị hố và mất đất sản xuất nông nghiệp đều giảm mạnh.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do huyện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đơ thị hố, đặc biệt là từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội. Quá trình đơ thị hố làm giảm diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích canh tác toàn huyện năm 2005 là 6.187 ha, đến năm 2010 giảm còn 4.963 ha và đến năm 2017 còn 4.190 ha.

Cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực trong 5 năm qua theo hướng tăng dần tỷ trọng nghành chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt (trồng trọt giảm từ 43,95% năm 2013 xuống còn 40,14% năm 2017 và chăn nuôi tăng từ 56,05% năm 2013 lên 59,86% năm 2017). Tuy nhiên vào những năm cuối của giai đoạn, chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm hơn do những khó khăn trong việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung và bệnh dịch phá hoại đàn gia cầm, cơ cấu chăn nuôi giảm từ 62,19% năm 2016 xuống còn 59,86% năm 2017.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp- xây dựng

Cơng nghiệp-xây dựng đóng vai trị rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Hồi Đức, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực. Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ cơng nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng huyện Hoài Đức 2013-2017 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4. Giá trị sản xuất cơng nghiệp-xây dựng huyện Hồi Đức 2013-2017 huyện Hoài Đức 2013-2017 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 I GTSX (Giá 1994) Tỷ đồng 938 1138,6 1291 1447 1658 1 Công nghiệp Tỷ đồng 715 830 941 1052 1178 2 Xây dựng Tỷ đồng 223 308,6 350 395 480 II Tốc độ tăng % 21,39 13,38 12,08 14,58 1 Công nghiệp % 16,08 13,37 11,8 11,98 2 Xây dựng % 38,39 13,42 12,86 21,52 III GTSX (Giá hiện hành) Tỷ đồng 1716,5 2081 3020,9 3386 3880 1 Công nghiệp Tỷ đồng 1308 1549 2201,9 2462 2757 2 Xây dựng Tỷ đồng 408,5 532 819 924 1123 IV Cơ cấu GTSX % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Công nghiệp % 76,23 74,44 72,89 72,71 71,06 2 Xây dựng % 23,77 25,56 27,11 27,29 28,94 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hồi Đức)

Nhìn chung, tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng khá cao xong chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, chưa tạo được mối liên hệ để cùng phát triển, chưa khơi dậy và phát huy được thế mạnh về phát triển công nghiệp của địa phương. Quy mơ sản xuất cơng nghiệp cịn nhỏ, thiếu lao động có trình độ cao.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

So với các ngành khác trên địa bàn huyện Hoài Đức, ngành dịch vụ không phải là ngành quan trọng. Tuy nhiên, quy mô, giá trị sản xuất của ngành trên địa bàn huyện khá cao nhưng tăng trưởng không đều qua các năm.

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu ngành dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017 TT Chỉ tiêu Đơn vị TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1812 2100 2330 2608 3110 2 GTSX ngành dịch vụ Tỷ đồng 560 661 745 878 1027 3 Tốc độ tăng trưởng GTSX % 17,89 18,03 12,7 17,85 16,97 4 Tỷ trọng trong tổng GTSX % 30,91 31,48 31,97 33,67 33,02 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức

Số liệu ở bảng trên cho thấy giá trị sản xuất ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao trên 30% trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2013 - 2017. Tốc độ tăng trưởng bình qn của nhóm ngành dịch vụ đạt 16,68%/năm. So với các ngành khác trên địa bàn, nhóm ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Năm 2017 dân số huyện Hoài Đức là 192 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ km2) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sơng Hồng (khoảng 9,3 người/ km2) và cả nước (2,59 người/ km2

).

Trong giai đoạn 2006-2017 dân số huyện Hồi Đức tăng bình qn khoảng 1,56%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,25%/năm. hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (93% dân số) (UBND huyện Hoài Đức, 2015a).

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Hồi Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện khơng ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý. Cơ cấu lao động tương ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 45,78% - 25,95% - 21,07%, cơ cấu này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Hoài Đức khi huyện tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành các khu đô thị theo quy hoạch.

Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cải thiện rất nhiều, cơng tác xố đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm xuống còn 3,48% (theo tiêu chí mới), hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%. Đến nay tồn huyện khơng cịn hộ người có cơng với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo và các chính sách xã hội khác, trong 5 năm doanh số cho vay đạt gần 157,5 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo đạt trên 68 tỷ đồng với 9.168 hộ được vay.

Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)