Tình hình bị lấn chiếm đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 84)

Hồi Đức TT Tổ chức Diện tích quản lý và sử dụng (ha) Diện tích bị lấn, chiếm (ha)

1 Công ty cổ phần XNK Dược Linh Đan 0,25 0,06 2 Công ty cổ phần đầu tư XD & TM An Bình 0,36 0,08 3 Công ty TNHH thương mại tổng hợp IBM

Quốc Hưng 0,21 0,02

4 Cơng ty TNHH Mỹ Đình Hà Nội Việt Nam 0,22 0,01 5 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đức

Thịnh 0,11 0,01

Tổng 1,15 0,18

- Tình trạng tranh chấp đất đai: theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 trên địa bàn huyện Hồi Đức cịn tồn tại 02 trường hợp tranh chấp đất đai (Công

ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đức Thịnh, Công ty TNHH thương mại tổng hợp IBM Quốc Hưng). Tuy nhiên bằng các hình thức xử lý dứt khốt đến nay trên địa bàn

4.3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hoài Đức

4.3.5.1. Thuận lợi

- Huyện Hồi Đức có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt như diện tích đất lớn, giao thơng thuận tiện, ưu thế phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ nên đã thu hút các tổ chức đầu tư. Trên tồn huyện có tổng số 282 tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích là 2.756,61 ha. Trong tổng số các tổ chức sử dụng đất khơng có tổ chức nào sử dụng đất sai mục đích được giao, khơng có tình trạng tranh chấp đất đai, các vi phạm khác như tình trạng lấn chiếm ra đất công của tập thể, chuyển nhượng đất trái phép trong sử dụng đất chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Hệ thống sổ sách, bản đồ địa chính chính quy đầy đủ trên toàn huyện. Đây là điều kiện cần thiết trong quản lý, cấp GCN QSDĐ và khai thác thông tin đất đai.

4.3.5.2. Khó khăn

1. Đối với việc chậm đưa đất vào sử dụng có 9 tổ chức đã gặp khó khăn như thiếu vốn đầu tư, các cơ quan nhà nước chưa giải quyết được dứt điểm đơn thư, khiếu nại liên quan đến công tác GPMB, người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất. Trong quá trình triển khai thực hiện, một số tổ chức chưa được sử đồng thuận của nhân dân đối với dự án. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư triển khai dự án. Mặt khác, cũng cần phải kể đến nguyên nhân khách quan là do khó khăn trong huy động vốn đầu tư, khả năng tài chính của các tổ chức cịn hạn chế, chưa chủ động trong việc hồn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng và triển khai thực hiện dự án. Các tổ chức đề nghị được xem xét nghiên cứu, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác có tính khả thi để triển khai thực hiện. Mặt khác, đề nghị các cơ quan Nhà nước xem xét đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác GPMB, giải quyết đơn thư, khiếu nại của các hộ dân có đất trong ranh giới, dự án.

Tổ chức sử dụng đất không đầu tư bảo vệ môi trường như cam kết ban đầu khi xin dự án. Nguyên nhân chủ yếu là vì mục đích kinh tế, vì khung hình phạt vi phạm ơ nhiễm mơi trường cịn nhẹ nên họ chấp nhận nộp tiền xử lý vi phạm chứ không đầu tư hệ thống xử lý môi trường theo quy chuẩn.

Bảng 4.18. Kết quả điều tra những khó khăn trong cơng tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức

TT Hình thức Số tổ chức Khó khăn Nguyên nhân

Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) 1 Tình trạng chậm đưa đất, hoặc để hoang hóa 9

Chưa thực hiện xong thiết kế xây dựng và lắp đặt dây chuyền

Thiếu vốn đầu tư 1 3,33

Thay đổi người theo đại diện pháp luật

Nền kinh tế thị trường có nhiều biến động

Việc tìm kiếm thị trường gặp khó khăn 1 3,33

Khơng có nguồn hàng đầu vào và đầu ra để hoạt động

Các mặt hàng sản xuất ra khơng được bình ổn giá

Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn

định

Mục đích sử dụng đất khơng khả thi

Nguồn lực tài chính hạn chế

Thiếu vốn 5 16,67

Gặp thất bại trong tiêu thụ sản phẩm

Cơng tác giải phóng mặt bằng

Các cơ quan nhà nước chưa giải quyết được dứt điểm

đơn thư, khiếu nại liên quan đến cơng tác GPMB 1 3,33

Chưa có sự đồng thuận của nhân dân đối với việc

triển khai thực hiện dự án

Người dân chưa đồng ý với phương án bồi

thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất 1 3,33

Người dân có đất yêu cầu thỏa thuận với chủ dự

án với mức giá quá cao

2 Tình trạng cho thuê, cho thuê

lại, chuyển nhượng trái phép 4

Đang quản lý nhiều khu đất Chưa có nhu cầu sử dụng đất tại khu đất được

thuê 1 3,33

Khơng có khả năng thực hiện dự án

Gặp khó khăn về tài chính 2 6,67

Năng lực hạn chế 3 10,00

3

Diện tích đất bị tranh chấp, lấn

chiếm 5 Đất UB quản lý Kênh, mương, đường giao thông 4 13,33

Đất của các hộ gia đình, cá

nhân và các tổ chức Hộ gia đình cá nhân lấn chiếm đất của tổ chức 1 3,33

2. Đối với việc cho thuê, cho thuê lại, chuyển nhượng trái phép có 4 tổ chức đã tự ý chuyển nhượng cho các tổ chức khác mượn lại diện tích đã được th. Khó khăn của các tổ chức này là chưa có nhu cầu sử dụng đất tại khu đất được thuê (1 tổ chức chiếm 3,33%), gặp khó khăn về tài chính (2 tổ chức, chiếm 6,67%), năng lực hạn chế (1 tổ chức chiếm 3,33%). Do khơng có khả năng tiếp tục thực hiện dự án tại khu đất đã thuê trên địa bàn huyện Hoài Đức, các tổ chức này đã tự ý chuyển nhượng dự án. Một số tổ chức sử dụng đất còn thiếu về ý thức, trách nhiệm thậm chí cịn cố tình khơng chấp hành đúng quy định của pháp luật khi đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất như lấn chiếm đất, xây dựng cơng trình trái phép. Nguyên nhân ở đây là do người đứng đầu tổ chức chưa thực sự am hiểu những chính sách pháp luật về đất đai.

3. Do đặc thù của thành phố Hà Nội, các quy định pháp luật về thẩm định dự án đầu tư còn chưa chặt chẽ, do vậy khi giao đất để thực hiện dự án các cơ quan chức năng khơng có cơ sở để thẩm định, đánh giá chính xác năng lực hoạt động, tính khả thi của dự án, nguồn vốn của chủ đầu tư. Mặt khác, một số chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc năng lực hạn chế lợi dụng kẽ hở này để lập dự án xin thuê đất để thực hiện các dự án nằm ngồi khả năng sau đó chuyển nhượng.

- Hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn tồn huyện đã được thiết lập qua nhiều thời kỳ. Do vậy, không đồng bộ về thông tin thửa đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tra cứu thơng tin và khó khăn trong cơng tác quản lý.

- Công tác đo đạc, cập nhật biến động còn chưa kịp thời so với biến động sử dụng đất ngoài thực địa, ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác quản lý còn chưa được đồng bộ từ thành phố đến huyện, xã. Trình độ chun mơn của một số cán bộ đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã chưa được chuẩn hóa về chun mơn, nắm bắt nghiệp vụ còn yếu; về tin học còn hạn chế nên đa phần số liệu phục vụ công tác quản lý đất đai xử lý bằng phương pháp thủ công.

4.3.5.3. Đánh giá của các công chức chuyên môn đối với công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hồi Đức

Trong q trình thực hiện công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý đối với quỹ đất của các tổ chức nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn như chính sách đất đai cịn phức tạp, chưa rõ ràng, việc chấp hành pháp luật của các tổ chức chưa được tốt, năng lực của các tổ chức cịn hạn chế, cơng tác GPMB chưa được thực hiện dứt điểm, công tác thanh tra kiểm tra chưa kịp thời và xử lý chưa dứt điểm.

Các cán bộ chuyên môn thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hồi Đức đưa ra các khó khăn trong cơng tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức tập trung vào một số nội dung về quản lý Nhà nước, cụ thể:

Bảng 4.19. Kết quả điều tra cán bộ về những khó khăn trong cơng tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức

TT Khó khăn Nguyên nhân

Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) 1 Chính sách đất đai cịn phức tạp, chưa rõ ràng

Trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất chưa đồng bộ với các thủ tục về đầu tư, cấp

phép xây dựng 15 50,00

Tổ chức phải liên hệ nhiều cơ quan, đơn vị và thực hiện nhiều thủ tục khi có nhu cầu thực

hiện một số quyền 10 33,33

Thời gian thực hiện các thủ tục kéo dài 5 16,67

2

Việc chấp hành pháp luật của các tổ chức chưa được tốt

Tổ chức chưa hiểu hết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp

luật 10 33,33 Tổ chức cố tình khơng chấp hành các quy định của pháp luật 20 66,67 3 Năng lực của các tổ chức còn hạn chế

Tổ chức chủ yếu phụ thuộc vào đơn vị tư vấn cả về thực hiện trình tự, thủ tục và năng lực

chun mơn 8 26,67

Chưa có quy định cụ thể về việc đánh giá năng lực của các tổ chức cần những điều kiện

gì để được giao đất, cho thuê đất 12 40,00

Diện tích được giao đất, cho thuê đất vượt

khả năng thực hiện của các tổ chức 3 10,00

Thiếu vốn 7 23,33

4

Công tác GPMB chưa được thực hiện dứt điểm

Người có đất khơng đồng ý về đơn giá, chính

sách bồi thường, hỗ trợ 13 43,33

Khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến công tác

GPMB nhiều, kéo dài 8 26,67

Chính sách bồi thường ở các giai đoạn chuyển tiếp của Luật Đất đai có sự khác nhau

dẫn đến so sánh và không đồng thuận 9 30,00

5

Công tác thanh tra kiểm tra chưa kịp thời và xử lý chưa dứt điểm

Chưa chú trọng đến công tác thanh tra,kiểm

tra 5 16,67

Kết luận thanh tra chưa phản ánh được đầy đủ

các vi phạm 15 50,00

Việc xử lý, khắc phục sau kết luận thanh tra,

kiểm tra chưa được thực hiện triệt để 10 33,33

- Chính sách đất đai còn phức tạp, chưa rõ ràng: Trên thực tế hiện nay, trình tự thủ tục về giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức còn chưa đồng bộ với các thủ tục về đầu tư, cấp phép xây dựng… làm hạn chế trong việc thu hút đầu tư. Các tổ chức muốn thực hiện các thủ tục như xin chuyển mục đích sử dụng đất, xin giao đất, cho thuê đất bổ sung, cấp phép xây dựng hoặc đăng ký biến

động đối với khu đất đã được giao, cho thuê… phải liên hệ với nhiều cơ quan, đơn vị và thực hiện nhiều thủ tục, đặc biệt thời gian thực hiện các thủ tục kéo dài. Ngồi ra, cơng tác đo đạc bản đồ, lưu trữ hồ sơ của cơ quan Nhà nước cũng là một khó khăn trong cơng tác kiểm tra giám sát việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức. Hồ sơ địa chính chưa được lập đầy đủ, chỉ có một số tài liệu lưu trữ thông tin thửa đất lập theo mẫu cũ, chắp vá và thiếu đồng bộ, khả năng chuẩn hóa dữ liệu để quản lý bằng phần mềm chuyên ngành cịn gặp rất nhiều khó khăn...

- Việc chấp hành pháp luật của các tổ chức chưa được tốt: Một số tổ chức chưa hiểu hết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; chưa có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật đất đai. Các tổ chức không nắm rõ các quy định của pháp luật đất đai cho rằng khi giao đất, cho thuê đất thì sẽ có quyền được sử dụng khu đất theo mục đích của đơn vị mà khơng quan tâm đến việc phải sử dụng đất đúng mục đích, thực hiện dự án đúng tiến độ. Việc chấp hành các quy định về môi trường khi quản lý, sử dụng đất cũng chưa được các tổ chức chấp hành đầy đủ, tình trạng ơ nhiễm môi trường vẫn xảy ra tại một số dự án. Bên cạnh đó, có một số tổ chức cố tình khơng chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện khơng đúng trình tự xin giao đất, cho thuế đất.

- Năng lực của các tổ chức còn hạn chế: Điều 31 Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ giao đất, cho thuê đất nhưng chưa quy định cụ thể tổ chức cần những điều kiện gì về năng lực thực hiện thì được giao đất, cho thuê đất. Do vậy các cơ quan Nhà nước chưa chú trọng và đánh giá toàn diện năng lực thực hiện dự án của tổ chức, dẫn đến tổ chức thực hiện dự án chậm tiến độ, được giao đất, cho thuê đất nhưng không triển khai thực hiện hoặc diện tích giao đất, cho thuê đất vượt khả năng thực hiện của tổ chức đó.

- Công tác GPMB chưa được thực hiện dứt điểm: Sự chênh lệch về mức bồi thường, hỗ trợ giữa nhóm dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất với nhóm dự án thuộc trường hợp chủ đầu tư tự thỏa thuận đã dẫn đến việc người dân có đất trong ranh giới dự án khơng đồng ý về đơn giá, chính sách bồi thường, hỗ trợ. Khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến công tác GPMB diễn ra, kéo dài. Chính sách bồi thường ở các giai đoạn chuyển tiếp của Luật.

- Công tác thanh tra kiểm tra chưa kịp thời và dứt điểm: Một số cơ quan, đơn vị chưa chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức. Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai còn thiếu chặt chẽ, biểu hiện rõ nhất là chính quyền cấp xã hầu như khơng giám sát, kiểm

tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức. Một số kết luận thanh tra chưa phản ánh được đầy đủ các vi phạm trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức. Việc xử lý, khắc phục sau kết luận thanh tra, kiểm tra không được thực hiện triệt để.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒI ĐỨC

- Cơ quan có chức năng thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án để có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Đối với những trường hợp không triển khai dự án hoặc triển khai nhưng chậm tiến độ thì phải thu hồi đất để giao đất cho tổ chức, cá nhân, đơn vị khác có năng lực và nhu cầu thực sự, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và đúng quy hoạch.

Quy định thu tiền thuế sử dụng đất, tiền thuê đất nếu không đưa vào sử dụng thì phải đóng cao hơn so với khi đã đưa vào sử dụng, thay cho thanh tra kiểm tra phạt rồi lại cho tồn tại. Kiên quyết thu hồi những dự án không chấp hành như đã được giao đất, thuê đất nhằm tạo quỹ đất cho dự phòng phát triển hoặc giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng. Cho phép các tổ chức kinh tế khơng cịn khả năng đầu tư được chuyển nhượng một phần dự án hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật. Nên có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức (chủ tịch UBND huyện, trưởng phòng TN và MT, trưởng Ban quản lý khu, cụm cơng nghiệp...) nếu để tình trạng sử dụng đất chậm tiến độ, bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả...

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của cá tổ chức tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 84)