Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong,
4.1.2. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao
4.1.2. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong Cao Phong
4.1.2.1. Lập kế hoạch dự án
Từ năm 2016 đến năm 2018, Ban quản lý dự án DDTXD huyện Cao Phong đã triển khai thực hiện 60 dự án với tổng mức đầu tư là 176.700 triệu đồng.
Bảng 4.4. Tổng hợp các dự án đầu tư tại huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình, giai đoạn 2016-2018
Các lĩnh vực dự án đầu tư Số lượng
(dự án) Vốn đầu tư Giá trị (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Lĩnh vực giao thông 16 52.100 29.00 Lĩnh vực nông nghiệp và PTNT 13 33.600 19.00 Dân dụng và hạ tầng kỹ thuật 30 91.000 52.00 Tổng cộng 60 176.700 100.00
Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Cao Phong (2016-2018) Từ bảng biểu trên, ta thấy công tác lập dự án đầu tư là tương đối chính xác, rất ít dự án phải điều chính tổng dự tốn . Nếu có chỉ phải điều chính về đơn giá, chính sách tiền lương tối thiểu hay do cơng tác giải phóng mặt bằng chậm.
Từ phân tích bảng các dự án giao thơng vận tải tình hình chung cũng xảy ra ở các dự án đầu tư về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, giáo dục, y tế.... Trên địa bàn các dự án này cũng gặp khó khăn về kế hoạch vốn, giải phóng mặt bằng, mua sắm thiết bị..
Xong đến nay các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng phục vụ đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên tồn Huyện
4.1.2.2. Quản lý cơng tác khảo sát, thiết kế, đấu thầu
a Quản lý công tác khảo sát
Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập và tổng hợp những tài liệu về điều kiện tự nhiên, địa lý xây dựng để phục vụ thiết kế. Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất cơng trình, khảo sát thủy văn, khảo sát hiện trạng cơng trình và các cơng việc khảo sát phục vụ cho hoạt
động xây dựng. Công việc này được Ban QLDA ĐTXD huyện Cao Phong thuê đơn vị khảo sát có đủ năng lực thực hiện. Để thực hiện công tác này Ban QLDA ĐTXD huyện Cao Phong đưa ra các yêu cầu cần phải đảm bảo như sau:
- Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với đề cương nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với từng yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế.
- Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế.
- Đối với khảo sát địa chất cơng trình thì ngồi các u cầu như trên cịn phải xác định độ xâm thực, mức độ giao động của nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phịng, chống thích hợp. Đối với những cơng trình có quy mơ lớn, cơng trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc tác động của mơi trường đến cơng trình trong q trình xây dựng, sử dụng và tác động ngược lại.
- Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
b. Quản lý công tác thiết kế
Thiết kế xây dựng là khâu quan trọng trong hoạt động xây dựng. Nó có vai trị chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Để thực hiện công việc này trong các dự án Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong thuê đơn vị thiết kế thực hiện.
Quản lý công tác thiết kế của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong dựa trên các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng cơng trình đã được duyệt.
- Nội dung thiết kế xây dựng cơng trình phải phù hợp với u cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu và chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan giá thành hợp lý đồng thời cũng phải đảm bảo các yêu cầu của đề cương thiết kế được duyệt.
- An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những cơng trình cơng cộng phải đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật.
- Đồng bộ trong từng cơng trình, đáp ứng u cầu vận hành; đồng bộ với các cơng trình liên quan.
Q trình quản lý cơng tác khảo sát, thiết kế mà Ban đã thực hiện. Tác giả xin lựa chọn một dự án điển hình về quản lý cơng tác khảo sát, thiết kế để làm ví dụ phân tích. Bước khảo sát, thiết kế ở đây là bước khảo sát, thiết kế lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
* Giới thiệu dự án:
- Tên dự án: Cải tạo, nâng cấp đường Bãi Sét đi xóm Um B, xã Yên Thượng, huyện Cao Phong.
- Loại, cấp cơng trình:
+ Loại cơng trình: Cơng trình giao thơng đường bộ. + Cấp cơng trình: Cấp IV.
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong. - Địa điểm xây dựng: Xã Yên Thượng, huyện Cao Phong.
- Mục tiêu chính của dự án: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của xã Yên Thượng nói chung và huyện Cao Phong nói riêng.
- Tổng mức đầu tư được phê duyệt theo Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong Phê duyệt chủ trương, quy mơ đầu tư cơng trình: Cải tạo, nâng cấp đường Bãi Sét đi xóm Um B, xã Yên Thượng, huyện Cao Phong là 4.000.000.000 đồng.
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác từ năm 2017.
- Nhà thầu khảo sát, lập thiết kế hồ sơ Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng cơng trình: Cơng ty cổ phần xây dựng 142 Hịa Bình.
Cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến lên đường giao thông nông thôn cấp B, theo tiêu chuẩn TCVN 10380:2014 (Đường giao thông nông thôn - yêu cầu thiết kế), cụ thể:
- Chiều dài tuyến khoảng : L=1,65 Km.
- Bề rộng nền đường (chưa kể rãnh) : Bnền =5,0m.
- Chiều rộng lề đường : Blề=(2x0,75)m.
- Độ dốc dọc lớn nhất : Imax≤ 13%.
- Bán kính cong nằm nhỏ nhất : Rmin=15m.
- Kết cấu mặt đường : Bê tơng xi măng.
- Cơng trình thốt nước: Thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và đá xây, tải trọng thiết kế HL93x65%.
- Xây dựng tường chắn bảo vệ, chống xạt lở đường: Chiều cao tường chắn trung bình H=3-4m chiều dài khoảng 30m kè. Kết cấu móng, thân tường, đỉnh tường chắn bằng bê tơng xi măng. Bố trí ống thốt nước lưng tường chắn bằng
ống nhựa PVC60mm, khoảng cách 2m/ống. Khe phịng lún bố trí theo địa chất.
- Giải pháp thiết kế: Xây dựng các tuyến đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10380:2014 đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế và Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020”. Thiết kế với quy mơ đường cấp B, có các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
*. Bình đồ:
- Cơ tuyến thiết kế trên cơ sở bám theo đường hiện có, tận dụng tối đa nền đường cũ, tiến hành cải tạo một số đoạn cục bộ để đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật của cấp đường. Tổng chiều dài toàn bộ tuyến L=1.631,48Km, tổng chiều dài phạm vi thiết kế Ltk=1.280m. Phạm vi không thiết kế: Km0+705,02-:-Km0+866,97 chiều dài L=164,02m; Km1+353,62÷Km1+435,12, chiều dài L=81,5m.
- Điểm đầu tuyến thiết kế Km0+00 xuất phát từ đường bê tông từ Ủy ban nhân dân xã Yên Thượng đi xóm Bãi sét, xã Yên Thượng, huyện Cao Phong, điểm cuối tuyến kết thúc tại Km1+631,48 thuộc địa phận trung tâm xóm Um B, xã Yên Thượng, huyện Cao Phong.
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: Rmin = 15m. *. Cắt dọc:
- Đường đỏ thiết kế trên cơ sở đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, các điểm khống chế đầu tuyến, điểm cuối tuyến, các vị trí cơng trình thốt nước và điều kiện thủy văn tuyến.
- Chiều dài đoạn đổi dốc tối thiểu: Lmin = 64,64m.
- Bán kính đường cong đứng tối thiểu: Rlồi min = 300m; Rlõm min = 250m.
*. Nền đường:
- Bề rộng nền đường: Bnền = 5,0m (không kể rãnh dọc).
- Nền đường đắp đất cấp 3 đầm chặt K95. Độ dốc mái taluy nền đắp 1/1,5 được trộng cỏ bảo vệ. Độ dốc mái taluy nền đường đào 1/0,75.
- Đào xử lý hữu cơ, đất khơng thích hợp, đắp hồn trả đất cấp 3 đầm chặt K95.
*. Mặt đường:
- Thiết kế với tải trọng trục tính tốn tiêu chuẩn (trục đơn) 10 tấn.
- Chiều rộng mặt đường: Bmặt = 3,5m. Thiết kế mở rộng mặt đường trong đường cong theo quy định.
- Độ dốc ngang mặt đường: Ingang = 2%.
- Độ dốc siêu cao trong đường cong: Iscmax = 5%. - Kết cấu mặt đường:
+ Mặt đường bằng bê tông xi măng mác 300, đá 2x4, dày 22cm. + Lớp giấy dầu ngăn cách.
+ Lớp móng bằng cấp phối đá dăm loại II, dày 18cm.
- Thiết kế khe co, khe dãn có bố trí thanh truyền lực theo quy định. Khe co khoảng cách 4,5m/khe, khe giãn khoảng cách 67,5m/khe (chi tiết xem hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công).
- Tạo nhám mặt đường theo quy định. *. Lề đường:
- Chiều rộng lề đường: Blề = (2x0,75) = 1,50mm. Chiều rộng lề đường gia cố: Blgc= (2x0,5) = 1,0mm. Gia cố lề đường bằng đá thải (đá hỗn hợp dày 14cm), lề đất (2x0,25) = 0,5m.
- Đối với những đoạn tuyến thiết kế rãnh gia cố bằng tấm bê tông, lề gia cố được thiết kế áp sát rãnh. Kết cấu lề gia cố như kết cấu mặt đường.
- Độ dốc ngang lề đường: Ilề = 4%. *. Rãnh thoát nước dọc tuyến:
- Rãnh dọc đất đào trần hình thang, kích thước tiết diện lòng rãnh (0,3x0,4x1,0)m. Những đoạn có độ dốc dọc Id ≥ 6% gia cố rãnh bằng tấm bê tông xi măng dày 7cm; đáy rãnh bê tông xi măng mác 150, đá 1x2 đổ tại chỗ, thành rãnh bằng tấm bê tông đúc sẵn mác 200, đá 1x2.
- Tại các vị trí ngõ vào nhà dân thiết kế rãnh bằng bê tơng lắp ghép có bản đạy có chiều dài L=2m/ngõ, thành rãnh lắp ghép bằng tấm bê tông xi măng mác 200, đá 1x2 dày 7cm, dưới đệm vữa xi măng mác 75 dày 2cm, đáy rãnh bằng bê tông xi măng mác 150, đá 2x4 đổ tại chỗ, trên bố trí tấm bản bằng bê tồng cốt thép mác 250, đá 1x2, dày 12cm (chiều dài xây rãnh vào các nhà dân thiết kế theo hiện trạng).
*. Thiết kế hồn trả mương thủy nơng:
Thiết kế hồn trả mương thủy nơng theo hiện trạng, chiều dài bằng chiều dài tường chắn, kích thước tiết diện lịng mương BxH= (0,3x0,35)m, độ dốc dọc tuyến theo hiện trạng. Kết cấu bằng bê tông xi măng mác 150 đá 1x2, dày 15cm đặt trên đỉnh kè bê tông.
*. Nút giao, đường giao dân sinh:
- Thiết kế nút giao bằng cùng mức, dạng đơn giản, bao gồm: 05 vị trí nút giao G1; G2; G3; G4; G5. Nút giao G2 tại Km0+319,93, G4 tại Km1+055,10 giao với đường tỉnh 444 vuốt chiều rộng mặt đường theo hiện trạng. Nút giao G1 tại Km0+00, G3 tại Km0+866,97, G5 Km1+590,73 giao với đường bê tông nội bộ chiều rộng mặt đường theo hiện trạng. Kết cấu mặt đường như kết cấu mặt đường trên tuyến. (chi tiết trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công).
- Vuốt nối các đường giao dân sinh, lối rẽ khu dân cư có chiều rộng mặt đường theo hiện trạng. Kết cấu mặt đường vuốt nối như sau:
+ Mặt đường bằng bê tông xi măng mác 200, đá 2x4, dày 16cm. + Lớp giấy dầu ngăn cách.
+ Lớp móng bằng cấp phối đá dăm loại II, dày 12cm. *. Cơng trình thốt nước:
- Thiết kế xây dựng cống thoát nước ngang đường bằng đá xây và bê tông cốt thép với tải trọng thiết kế HL-93*65% (tương đương H13-X60) bao gồm 13
vị trí, trong đó: 05 vị trí Lo50; 02 vị trí Lo75; 01 vị trí Lo300; 01 vị trí 75; 04 vị
trí 100.
- Kết cấu chung của cống:
+ Ống cống bằng bê tông cốt thép mác 200.
+ Móng cống, gia cố sân tràn thượng lưu, hạ lưu bằng đá hộc xây vữa xi măng cát vàng mác 75.
+ Thân cống, tường cánh, hố thu bằng đá hộc xây vữa xi măng cát vàng mác 100, trát vữa xi măng cát vàng mác 100, dày 2cm.
+ Bản cống bằng bê tông cốt thép mác 250, phủ bản cống bằng bê tông xi măng mác 250.
+ Mũ mố cống bằng bê tông cốt thép mác 200. + Lưng tường cống quét nhựa đường chống thấm. * Riêng đối với vị trí cống bản Lo300 (Km1+041,67):
+ Móng cống, móng tường cánh, tường cánh, tường thân bằng bê tông xi măng mác 150, đặt trên nền đất có cường độ R≥2,0daN/cm2. Lưng tường cống quét nhựa đường chống thấm. Mũ mố bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250 đổ tại chỗ. Giằng chống bằng bê tông xi măng đá 2x4 mác 200, dày 50cm đổ tại chỗ. Gia cố lòng cống, sân cống, sân tràn bằng bê tông xi măng đá 2x4 mác 150 đổ tại chỗ, dưới đệm đá dăm đầm chặt dày 10cm. Tấm bản cống, gờ chắn, bản giảm tải bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250 đúc sẵn, phủ bản bằng bê tông đá 1x2 mác 300.
+ Lan can tay vịn bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng. + Đắp đất móng, thân cống đất C3 đầm K95.
*. Cơng trình chống đỡ nền đường:
- Gia cố ốp mái taluy âm đoạn từ Km0+17,72÷Km0+83,78, L=66,07m (bên trái tuyến) nối với kè hiện trạng bằng đá hộc VXM mác 75 dày 30cm, chân khay bằng đá hộc xây VXM mác 75 trên lớp đá dăm đệm dày 10cm. Bố trí ống thốt nước sau trên mái taluy bằng ống nhựa PVC Φ60 (ống đục lỗ thu, thoát
nước), đầu ống bọc vải địa kỹ thuật làm tầng lọc ngược. Bố trí phịng lún 5m/khe, chiều rộng khe phòng lún = 2cm.
- Gia cố mái taluy âm nền đường đoạn từ Km0+529,38 ÷ Km1+539,46, L=10,08m (bên phải tuyến) và vị trí nút giao G4 tại Km1+055,10 (bên trái tuyến), với chiều dài L=14,52m, Móng tường chắn bằng bê tông xi măng mác 150 đá 2x4, thân tường chắn bằng bê tông xi măng mác 150 đá 2x4, bê tông đỉnh tường chắn mác 200 đá 1x2. trên lớp đá dăm đệm dày 10cm. Bố trí ống thốt nước sau trên mái taluy bằng ống nhựa PVC Φ60 (ống đục lỗ thu, thoát nước), đầu ống bọc vải địa kỹ thuật làm tầng lọc ngược. Bố trí phịng lún 5m/khe, chiều rộng khe phòng lún = 2cm
*. Hệ thống báo hiệu đường bộ thiết kế tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
*. Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích : 10.762 m2.
Trong đó:
+ Đất chiếm dụng hiện trạng : 8.157 m2.
+ Đất chiếm dụng mới : 2.605 m2.
*. Phương án giải phóng mặt bằng: Cơng tác giải phóng mặt bằng do địa phương tự thực hiện (có Văn bản cam kết tự giải phóng mặt bằng).
*. Phương pháp lập dự tốn: Áp dụng theo Thơng tư số 06/2016/TT- BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Bảng 4.5. Tổng dự tốn xây dựng cơng trình đường bãi sét đi xóm Um B, xã Yên Thượng
Giá trị tổng mức đầu tư Giá trị (000đ) Tỷ lệ (%)
Tổng mức đầu tư 4.000.000 100,00
- Chi phí xây dựng: 2.699.382 67,48
- Chi phí quản lý dự án: 95.244 2,38
- Chi phí tư vấn đầu tư: 388.756 9,71
- Chi phí khác: 404.896 10,1
- Chi phí dự phịng: 411.722 10,29
* Quản lý công tác khảo sát lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:
Dựa trên các yêu cầu đối với công tác khảo sát, thiết kế có thể thấy rằng: