Đánh giá chung thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 91 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong,

4.1.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án

STT Tên dự án

Giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán

(triệu đồng) Giá trị quyết toán (triệu đồng) Giảm trừ quyết toán (triệu đồng) 1 Dự án 1 3.988 3.970 18 2 Dự án 2 4.296 4.147 149 3 Dự án 3 4.964 4.913 51

Nguồn: Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong (2016-2018) Ở cả ba dự án khi trình quyết tốn giá trị quyết toán đều bị giảm trừ, nguyên nhân là do đơn vị tư vấn tính thừa, và cắt giảm một số khối lượng đơn vị thi công không thực hiện.

4.1.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong ĐTXD huyện Cao Phong

4.1.3.1. Những mặt đã làm được

Ban quản lý dự án là một trong những đơn vị đã được nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong về tập thể lao động xuất sắc.

Xét về chất lượng quản lý dự án, trong những năm qua, Ban QLDA ĐTXD huyện Cao Phong ln có nhiều nỗ lực và sáng kiến để nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án từ khâu lập kế hoạch đến khâu thiết kế, thực hiện cơng trình và nghiệm thu. Do đó chất lượng cơng trình ln được đảm bảo và có hiểu quả sử dụng cao.

Các cơng trình sau hồn thành đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân và các đơn vị hưởng lợi, đẩy sự phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phịng của địa phương nói riêng và tỉnh Hịa Bình nói chung.

Từ những phân tích thực trạng trên và các kết quả đạt được trong công tác QLDA tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong, có thể khải quát một số mặt làm được trong công tác QLDA tại Ban như sau:

Thứ nhất, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong đã xây dựng được

từng phòng Điều hành dự án, cơ chế linh hoạt về nhân sự giúp việc điều phối nguồn lực quản lý dự án được thực hiện nhanh hơn. Nó cịn thể hiện ở chỗ chỉ với 14 nhân sự, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong quản lý hơn 30 dự án lớn nhỏ khác nhau.

Thứ hai, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong đã góp phần xây

dựng một cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Hịa Bình đảm bảo hiệu quả xã hội, an ninh, chính trị, quốc phịng cho sự phát triển của tỉnh.

Thứ ba, với những dự án trọng điểm mà Ban quản lý dự án ĐTXD huyện

Cao Phong được giao ủy quyền quản lý đã đảm bảo được chất lượng và phát huy hiệu quả sử dụng (như dự án Đường Yên Thượng huyện Cao Phong đi Đông Lai

huyện Tân Lạc, Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Xuân Phong…)

Thứ tư, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án ĐTXD huyện

Cao Phong ngày càng chất lượng hơn được quan tâm đầu tư phát triển theo chiều sâu, xây dựng được phong trào cán bộ nhân viên tích cực học tập và tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu công việc.

4.1.3.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những mặt làm được vẫn còn một số mặt còn hạn chế trong công tác QLDA tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong. Cụ thể như sau:

a) Những hạn chế liên quan đến cơ chế quản lý

Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong là một đơn vị sự nghiệp nhà nước do đó cũng gặp phải những khó khăn. Như trên phương diện vĩ mô, công tác QLDA hiện vẫn chưa thực sự hồn thiện, cịn chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật và vẫn cịn điều chỉnh, hồn thiện. Những thủ tục hành chính cồng kềnh và cơ chế làm việc quan liêu bao cấp hiện nay vẫn là một trong những rào cản ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLDA.

b) Hạn chế thể hiện ở từng nội dung quản lý

- Đối với quản lý thời gian - tiến độ thực hiện dự án:

+ Công tác lập và quy hoạch hiện còn chậm trễ chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế, và nhu cầu của người dân và các đơn vị hưởng lợi. Hiện tại mới chỉ quy hoạch xây dựng mới đến năm 2020 không chỉ gây chậm trễ cho việc giải ngân vốn đầu tư phát triển mà còn làm cho các ngành sản xuất kinh doanh

phụ thuộc nhiều vào quy hoạch đất đai và bị hạn chế nhiều trong việc đầu tư mở rộng sản xuất.

+ Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong đã lập và theo dõi tiến độ thực hiện chung toàn dự án nhưng trong quá trình thực hiện chưa theo dõi, cập nhật thông tin về những vướng mắc khách quan để điều chỉnh kịp thời tiến độ chung toàn dự án.

+ Hầu hết các dự án đếu chậm tiến độ so với dự kiến do phải giải quyết nhiều vướng mắc (khách quan và chủ quan), nhiều trong số các vướng mắc đó có thể khắc phục được. Một trong những nguyên nhận chậm tiến độ hiện nay chính là cơng tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Cơng tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án mà đặc biệt là các dự án cải tạo, nâng cấp. (Ví dụ như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường đến trung tâm xã Nam Phong mặc dù đã xong công tác kiểm đếm một số đoạn nhưng khơng có kinh phí trả cho người dân nên cũng đang phải tạm hoãn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án). Sự chậm trễ trong việc giải quyết giải phóng mặt bằng là do có nhiều vướng mắc về việc giải quyết chế độ chính sách. Cơng tác thẩm định đất đai cũng hết sức khó khăn giữa việc phân định đất thổ cư, đất vườn, đất mua, … Một số người lợi dụng để chuyển đổi mục đích đất sử dụng để nhằm tăng tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó, cơng tác của những cán bộ đi thẩm định tiền đền bù là rất khó khăn. Mâu thuẫn dễ xảy ra giữa các bên và thường kết thúc bằng những vụ kiện tụng kéo dài.

Ở nhiều dự án mặc dù Chủ đầu tư đã đền bù, chuyển nhượng đất trước khi có quy định của quy hoạch, chưa có phương án đền bù được duyệt và chưa có quyết định giao đất. Điều này dẫn đến việc nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra chuyển nhượng đất trao tay trực tiếp với dân, mua đi bán lại nhiều lần, làm tăng giá đất một cách giả tạo, phát sinh khiếu kiện. Bên canh đó, cũng có những dự án khi GPMB xong thì bỏ khơng do thiếu vốn đầu tư,…

- Đối với quản lý chi phí thực hiện dự án

+ Tồn bộ chi phí thực hiện dự án đã được tập hợp đầy đủ và chia theo nội dung chi phí (thiết bị, xây lắp và khác), nhưng q trình lập dự tốn chưa thật sự sát với thực tế do đó thực tế thi công thường xảy ra phát sinh.

+ Do thủ tục hành chính cịn khá nhiều khâu, đi qua nhiều cấp nên nhiều khi cơng trình đang thi cơng lại thiếu vốn, hoặc phải tạm dừng hoạt động vì vốn

không giải ngân được. Mặt khác, để dự án tiến hành đúng tiến độ thì kế hoạch giải ngân vốn phải hết sức đúng thời điểm. Thực tế cho thấy, tiến độ giải ngân vốn thường đi sau so với tiến độ cơng trình. Như vây, các nhà thầu khơng đủ vốn ứng trước mà đợi hỗ trợ vốn thì cơng trình sẽ kéo dài vơ thời hạn.

+ Một khó khăn nữa trong ngành xây dựng hiện nay là sự biến động giá thất thường của giá nguyên vật liệu, sự thay đổi chính sách của Nhà nước. Một số vật liệu chính như nhựa đường, sắt, thép, xăng dầu, … phụ thuộc vào biến động trên thị trường làm cho công tác dự trù vốn bị sai lệch. Có nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư . Điều đó, khơng chỉ gây lãng phí cơng sức mà cịn mất rất nhiều thời gian để hồn thành kế hoạch và hoàn thành kế hoạch được giao.

- Đối với các giai đoạn đầu tư

+ Cơng tác lập kế hoạch cịn nhiều bât cập: Chưa thể hiện được tầm nhìn xa, dự báo, hay điều chỉnh, nhiều dự án bị giãn tiến độ, một số dự án còn phải chờ xem xét lại phương án kỹ thuật, … chưa thực sự tranh thủ được vốn đã bố trí cho dự án, lãng phí nguồn lực. Trong khi đó cơng tác bố trí vốn cho dự án cịn gặp nhiều khó khăn: Một số dự án không huy động kịp thời vốn; công tác thỏa thuận vay vốn chậm. Điều này ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo của quá trình triển khai thực hiện dự án.

+ Công tác lập dự án và thẩm định dự án còn nhiều tồn tại: Một số cán bộ tư vấn năng lực cịn hạn chế, kinh nghiệm ít, không nắm bắt được các quy luật biến động của nền kinh tế nên không lường trước được những biến động giá. Việc khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư hầu như chưa phát huy được hiệu quả thực sự. Có nhiều dự án phải lập lại vì khơng phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó cơng tác thẩm định không nhận ra được những điểm bất hợp lý, hầu như cán bộ thẩm định chỉ thẩm định trên sản phẩm do tư vấn lập một cách bị động, không kết hợp với thực tế, thực tiễn cùng với kinh nghiệm bản thân, dẫn đến nhiều dự án phải phê duyệt lại nhiều lần bước lập dự án đầu tư cũng như bước thiết kế bản vẽ thi công.

+ Công tác đấu thầu chưa tạo được hiệu quả thực sự trong việc lựa chọn nhà thầu. Các gói thầu chỉ định thầu chiếm đa số, và chỉ thấy một số nhà thầu quen thuộc tham gia dự thầu và “lần lượt” trúng thầu.

+ Công tác giám sát chưa thực sự phát huy được hiệu quả: Một số cán bộ phải thực hiện giám sát nhiều cơng trình một lúc, cơng trình trải dài trên một phạm vi rộng, thời gian làm việc có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, áp lực công việc cao. Nhưng lại khơng có chế độ nghỉ bù nên dễ gây cho cán bộ giám sát sự mệt mỏi, chán nản điều có có thể ảnh hưởng đến chất lượng của công tác giám sát.

+ Công tác thanh quyết tốn cơng trình khơng đảm bảo như tiến độ đã ký kết. Nguyên nhân một phần là do Chủ đầu tư khơng bố trí vốn kịp thời cho dự án một phần nữa là khâu thanh quyết tốn khối lượng hồn thành qua nhiều phịng ban, kiểm tra chồng chéo, gây kéo dài thời gian.

- Đối với quản lý nguồn nhân lực dự án

+ Vấn đề chất lượng hoạt động của dự án liên quan đến yếu tố con người. Một phần là do chưa giao đúng người đúng việc, một phần khác là do hạn chế về trình độ kinh nghiệm. Như ta đã biết, một trong những hoạt động quản lý dự án là điều phối hoạt động giữa các bên tham gia bao gồm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các nhà thầu, … Vậy, khi nhân lực từ các đơn vị tham gia không đủ điều kiện đáp ứng với u cầu của dự án thì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của dự án đó.

+ Mức thu nhập cán bộ nhân viên chưa tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra cống hiến cho công việc, thu nhập chưa tạo động lực cho cán bộ nhân viên hăng say tích cực. Bên cạnh đó cũng chưa có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng kịp thời cho những cá nhân có thành tích đột xuất.

4.1.3.3. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

Một là, các văn bản pháp quy, pháp luật về quản lý dự án đầu tư XDCB,

QLDA thay đổi liên tục. Các văn bản đó thay đổi để hồn thiện phù hợp với thực tế, phù hợp với những biến động trong nền kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó cũng là nguyên nhân khiến các đơn vị QLDA khó theo dõi, và phải mất một thời gian dài để vận dụng, áp dụng.

Hai là, thủ tục hành chính liên quan đến cơng tác xây dựng, QLDA cịn

phức tạp, mất nhiều thời gian. Những thủ tục trong nội bộ Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong quá rườm rà, chồng chéo gây lãng phí về thời gian và chi phí. Khơng những vậy, những thủ tục liên quan bên ngồi cũng phức tạp khơng kém.

Ba là, hiện nay q trình tồn cầu hóa diễn ra rất nhanh, kinh tế - xã hội

biến động theo nền kinh tế thị trường. Chúng ta chưa có một cơ chế linh hoạt để thích ứng đối với các biến đổi, vì vậy nhiều dự án sẽ bị lỡ kế hoạch mất cơ hội đầu tư.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân về trình độ quản lý. Trình độ, nhân lực ln là một thách

thức với Ban QLDA. Đa số cán bộ Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong là các cán bộ trẻ, chưa có tầm nhìn xa, chưa biết dự báo; thiếu kinh nghiệm và chưa nhận ra được những điều không hợp lý trên sản phẩm đơn vị tư vấn lập; thái độ làm việc còn chưa chủ động, nhất là khi có vướng mắc xảy trong quá trình thực hiện dự án. Hơn nữa, giữa các phòng ban trong Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong nhiều khi cịn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án; giữa các phòng chưa có sự liên đới trách nhiệm, đổ trách nhiệm cho nhau làm cản trở quá trình thực hiện dự án.

- Nguyên nhân về cơ cấu tổ chức, UBND huyện chia nhiều phịng ban liên quan đến cơng tác QLDA, và Ban QLDA chỉ là một phòng, ban thay mặt UBND huyện thực hiện những công việc liên quan đến dự án do UBND huyện giao nhiệm vụ, ủy quyền. Do đó, Ban chưa có quyền chủ động trong việc điều hành dự án, việc quản lý và phê duyệt dự án phải qua nhiều phòng chức năng, tăng thêm nhiều thủ tục trình và ký duyệt.

- Nguyên nhân về kỹ thuật và các công cụ quản lý. Các công cụ và kỹ

thuật để quản lý dự án là chưa phát huy được hiệu quả. Thí dụ như là: Một số công cụ quan trọng trong quản lý dự án như khung logic của dự án, bảng phân công trách nhiệm quản lý, phần mềm QLDA chưa được sử dụng một cách phổ biến. Đây là những cơng cụ rất hữu ích. Việc áp dụng những thành tựu khoa học còn chậm trễ như vậy là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án.

- Nguyên nhân về công tác phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan. Vấn đề này thể hiện rõ nhất khi các cơ quan quản lý các dự án có liên quan với nhau. Khi triển khai thực hiện các dự án đó thường nảy sinh sự sai khác về thiết kế, sự điều chỉnh khối lượng, sự chồng chéo về quy hoạch, … gây nên rất nhiều khó khăn trong q trình quản lý. Một vấn đề nữa là sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình GPMB, đây vẫn được coi là một khâu rất phức tạp, địi hỏi phải có sự đồng bộ, phối hợp thực hiện nhất quán giữa các cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)