Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng
4.2.1. Cơ chế, chính sách
Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật cịn yếu. Nhiều dự án khơng tn thủ các quy định như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư.
Đặc biệt, cơng tác giải phóng mặt bằng là một lĩnh vực khó khăn phức tạp nó liên quan đến nhiều địa phương và quyền lợi của nhiều người dân, có dự án đi quan nhiều tỉnh nhiều địa phương có phong tục tập quán khác nhau.
Các văn bản Luật và dưới luật được triển khai để thực hiện công tác này. Cụ thể:
Luật đất đai được quốc hội ban hành tại số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014.
Căn cứ vào văn bản luật này và các nghị định hướng dẫn thi hành về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phịng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, các Bộ chuyên ngành như GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng ban hành các thông tự hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ, những quy định về kỹ thuật, trình tự tiến hành GPMB phục vụ dự án xây dựng cơng trình giao thơng, thủy lợi, xây dựng dân dụng, thủy lợi, phát triển nơng thơn, xóa đói giảm nghèo.
Như vậy, các văn bản về lĩnh vực giải phóng mặt bằng đến thời điểm này đã tương đối đầy đủ được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc . Nhiều dự án xây dựng ở huyện Cao Phong được triển khai hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho việc phát triển kinh tế và nhu cầu của nhân dân.
Tuy nhiên cũng giống như nhiều địa phương khác trên tồn quốc, cơng tác GPMB tại huyện Cao Phong còn nhiều vướng mắc như:
Tiến độ thi công dự án phụ thuộc nhiều và công tác GPMB, nếu vướng mắc thì nhà thầu khơng có mặt bằng để thi cơng, những hạng mục đầu tư trước đó xuống cấp, khơng huy đơng được thiết bị máy móc đồng bộ, tiến độ thi cơng kéo dài, lãng phí và thất thốt.
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước và các địa phương có dự án đi qua cần có những diều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế vận dụng cho phù hợp vừa đảm bảo đúng Luật mà quyền lợi người dân không bị ảnh hưởng.
Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là bộ máy làm công tác đền bù GPMB ở các địa phương cần tuyển chọn những người có năng lực, khả năng thuyết phục, am hiểu pháp luật để giải thích với các hộ bị ảnh hưởng
Hộp 4.4. Quy định về đền bù và giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập
“Do đặc thù giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, miền núi quy định về đất thổ cư khác nhau (đô thị là: 60-70 m2, nông thôn miền núi không quá 400m2) nhưng ở nhiều nơi không ghi và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc thu hồi đền bù gặp khó khăn. Mặt khác đơn giá đền bù ở một vài nơi chưa sát với giá thị trường, việc bố trí tái định cư chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Vì theo Luật đề ra là cuộc sống của người dân khu tái định cư tối thiểu là bằng và hơn nơi ở cũ. một số nơi chưa có quỹ đất cho khu tái định cư phục vụ cho việc di dời để xây dựng dự án. Cộng với những tiêu cực trong công tác GPMB làm cho công tác này vốn phức tạp càng phức tạp hơn.”
Nguồn: Ý kiến phỏng vấn sâu ơng Lê Xn Hà – Trưởng phịng Tài nguyên và Mơi trường huyện Cao Phong (2018)
Hộp 4.5. Chính sách cịn nhiều bất cập
“Việc cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất cho nhân dân không trừ hành lang an tồn giao thơng đường bộ, hành lang an tồn lưới điện, khi thu hồi đất số diện tích này theo Luật sẽ không được đền bù. Một số trường hợp khi tiến hành kiểm kê, tính tốn giá đền bù giữa hai mảnh đất liền kề nhau có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, cùng mục đích sử dụng theo quy định lại khác nhau dẫn đến khiếu kiện kéo dài.”
Nguồn: Ý kiến phỏng vấn sâu ơng Đỗ Minh Ngọc – Phó phịng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cao Phong (2018).