3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cao Phong ở vào toạ độ địa lý 105o10’ - 105o25’12” vĩ bắc và
20o35’20” - 20o46’34” kinh đông. Cao Phong là một trong số các huyện vùng cao
của tỉnh Hoà Bình, có đường ranh giới phía đông giáp huyện Kim Bôi, phía tây giáp huyện Tân Lạc, phía bắc giáp huyện Đà Bắc và thị xã Hoà Bình, phía nam giáp huyện Lạc Sơn, đều thuộc tỉnh Hoà Bình.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Cao Phòng có vị trí nằm giữa tỉnh Hòa Bình, có diện tích tự nhiên 25.600,25 ha, gồm 12 xã và 01 thị trấn. Dân số của huyện có trên 43 nghìn người, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 72%, dân tộc kinh chiếm 24%, còn lại là các dân tộc khác. Địa hình của huyện phân bố thành 03 vùng chính: vùng cao, vùng giữa và vùng lòng hồ Sông Đà.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về đất đai của huyện Cao Phong năm 2018
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (= 1 + 2 + 3) 25600,25 100
1 Đất nông nghiệp 21636,64 84,52
Trong đó:
1.1. Đất trồng lúa, trong đó 1.043,64 4,08
Đất chuyên trồng lúa nước 387,16 1,51
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 4.868,23 10,50
1.3 Đất trồng cây lâu năm 2.688,37 22,35
1.4 Đất rừng phòng hộ 5.721,36
1.5 Đất rừng đặc dụng -
1.6 Đất rừng sản xuất 7.263,76 28,37
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 28,16 0,11
1.8 Đất nông nghiệp còn lại 23,12 0,09
2 Đất phi nông nghiệp 3716,00 14,52
3 Đất chưa sử dụng 247,61 0,96
Huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình là huyện miền núi, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa có bước đột phá. Kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, các lĩnh vực, chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Địa bàn huyện nằm dọc Quốc lộ 6 và Quốc lộ 12B, có hệ thống cảng thủy nội địa thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Với độ cao trên 250m so với mặt nước biển, huyện có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu phù hợp với việc phát triển chăn nuôi đại gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi. Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có sức thu hút du khách trong và ngoài nước.
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động huyện Cao Phong, giai đoạn 2016-2018
Đơn vị Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018
Tốc độ PTBQ (%/năm) Huyện Cao Phong
Dân số trung bình Người 43322 43644 44656 101,52
Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên % 0,82 0,99 0,94 107,06
Mật độ dân số người/km2 169 170 174 101,46
Diện tích Km2 256 256 256 100
Số người trong độ
tuổi lao động Người 28754 30128 30488 102,97
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo % 45 47,3 49,87 105,27
Tỉnh Hòa Bình
Dân số trung bình Người 831357 838843 846896 100,93
Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên % 0,85 0,90 0,96 106,27
Mật độ dân số người/km2 181 183 185 101,09
Diện tích Km2 4590 4590 4590 100
Số người trong độ
tuổi lao động Người 550405 551435 552465 100,18
Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 17,6 18,2 19,3 104,71 Tỷ lệ Cao Phong so với tỉnh Hòa Bình Dân số trung bình % 5,2 5,2 5,3 100,95
Số người trong độ tuổi lao động
% 5,2 5,4 5,5 102,84
Bảng 3.3. Kết qua phát triển kinh tế -xã hội huyện Cao Phong, giai đoạn 2016-2018 Đơn vị Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%/năm) Huyện Cao Phong
Tổng giá trị tăng thêm theo
giá hiện hành Tỷ đồng 2415 3027,5 3507 120,5
Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp và thủy
sản Tỷ đồng 1111 1390,5 1560 116,42
- Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 675 860 1018 122,8
- Dịch vụ Tỷ đồng 629 777 929 121,52
Cơ cấu giá trị sản xuất tăng
thêm theo ngành
- Nông, lâm nghiệp và thủy
sản % 46 46 44,5 98,35
- Công nghiệp và xây dựng % 28 28 29 101,77
- Dịch vụ % 26 26 26,5 100,95
Thu nhập bình quân đầu
người đồng/người Triệu 32,8 40,5 45,7 118,03
Tỉnh Hòa Bình
Tổng giá trị sản xuất theo
giá hiện hành Tỷ đồng 49143 57732 69987 119,33
Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 6137 7841 10747 132,33
- Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 23503 27523 32520 117,62
- Dịch vụ Tỷ đồng 19503 22368 36720 137,21
Cơ cấu giá trị sản xuất tăng
thêm theo ngành
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 22,16 23,22 22,01 99,66
- Công nghiệp và xây dựng % 46,37 45,05 49,15 102,95
- Dịch vụ % 31,45 31,72 28,84 95,76
Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 36,5 44,58 48,03 114,71 Huyện Cao Phong so với tỉnh
Tổng giá trị sản xuất theo
giá hiện hành % 4,9 5,2 5,01 101,11
Trong đó: %
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 18,1 17,7 14,5 89,50
- Công nghiệp và xây dựng % 2,8 3,1 3,1 105,22
- Dịch vụ % 3,2 3,4 3,5 104,58
Thu nhập bình quân đầu
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan tới luận văn
3.1.3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, xây mới, nâng cấp, cải tạo để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân trong vùng.
Ban quản lý dự án ĐTXD luôn được sự tin tưởng của UBND huyện và giao ủy quyền làm chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư các công trình quan trọng của UBND huyện.
Cán bộ ban đều là nhưng cán bộ trẻ, có sức khỏe, có trình độ, có lòng nhiệt huyết luôn luôn muốn cống hiến hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.1.3.2. Khó khăn
- Cao Phong là tỉnh miền núi, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa có bước đột phá. Kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, các lĩnh vực, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và mức đầu tư của Trung ương; Khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh còn kém; Cơ cấu kinh tế có chuyển biến nhưng còn chậm; Vốn thu hút được còn ít, phát huy nội lực từ nguồn vốn đất đai còn hạn chế, các biện pháp chủ động huy động và tiếp nhận các nguồn vốn chưa mạnh mẽ.
- Kết cấu hạ tầng KT-XH tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được cơ bản nhu cầu, còn phân tán, một số dự án hạ tầng lớn triển khai chậm, không có những dự án đột phá có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Phần lớn các dự án hạ tầng là nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu một số nội dụng chuyên sâu về quản lý dự án của Ban quản lý dự án ĐTXD trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, tôi đã chọn điểm nghiên cứu là:
- Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
- Ba dự án đại diện cho các công trình xây dựng do Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong làm chủ đầu tư, gồm: Dự án cải tạo nâng cấp đường Bãi Sét đi xóm Um B xã Yên Thượng, Nhà lớp học và phòng học chức năng trường tiểu học Đông Phong, Cải tạo nâng cấp đập Đại xã Thu Phong.
- Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng: Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế- hạ tầng, Kho bạc nhà nước huyện Cao Phong.
- Đại diện 12 nhà thầu: nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn xây dựng tham gia các dự án trên.
- Ba xã gồm: xã Yên Thượng, Thu Phong, Đông Phong nơi có thực hiện các dự án trên.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là các thông tin đã được công bố qua sách báo, tài liệu… nghiên cứu thu thập thông tin thứ cấp như sau:
Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp
STT Nội dung thu thập Nguồn thu thập
1 Cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn Ngân sách Nhà nước
Sách, báo, tài liệu, chính sách có liên quan, qua mạng internet.
2 Tình hình đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của tỉnh; Số liệu thống kê về các chi tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh. Thu thập số liệu quyết toán chi ngân sách cho đầu tư XDCB tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2018.
3 Tình hình quản lý dự án đầu tư
xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Ban QLDA
Các báo cáo kết quả triển khai các công trình hàng năm, các báo cáo giám sát đánh giá thực hiện đầu tư hàng năm của các công trình, các báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu, Báo cáo thanh quyết toán vốn đầu tư hàng năm của ban QLDA.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Các dữ liệu này thu thập từ các cán bộ lãnh đạo UBND huyện Cao Phong: 01 phiếu, Các phòng ban và các tổ chức khác (VP, KT&HT,HĐND, MTTQ…): 12 phiếu, Nhà thầu thi công :40 phiếu, đơn vị sử dụng công trình: 4 phiếu, người dân: 20 phiếu, Cơ quan kiểm soát: 2 phiếu, cơ quan thanh tra kiểm toán: 4 phiếu.
Các dữ liệu này được thu thập bằng cách: Điều tra phỏng vấn các cán bộ tham gia quản lý dự án thuộc các phòng, ban, các cán bộ tham gia thực hiện 02 dự án ở địa bàn… và người địa diện đơn vị quản lý và sử dụng sau khi kết thúc dự án. Biểu mẫu phiếu điều tra được xây dựng với một số nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Bảng 3.5. Bảng phân bổ mẫu điều tra
Đối tượng điều tra Số mẫu
( n ) Nội dung điều tra
Ghi chú
1.Chủ đầu tư 14
1.1. UBND huyện 1 Trách nhiệm quản lý và năng lực quản ý
nhà nước của huyện về xây dựng 1.2.Các tổ chức
khác
12 Sự tham gia và vai trò giám sát các dự án
xây dựng trên địa bàn
2.Nhà thầu thi công 40 Năng lực ,trách nhiệm và việc chấp hành
các quy định của các nhà thầu đối với công trình XD trên địa bàn
3.Đơn vị sử dụng công trình
4 Tính hiệu quả, chất lượng và hiệu quả kt-
xh của dự án
4.Người dân 20 Ý kiến người dân về tác dụng của dự án,
về công tác quản lý của các cấp QL trong huyện
5.Cơ quan kiểm soát
4 Công tác kiểm tra, giám sát các công
trình, dự án XD tại Cao Phong 5.1.Kho bạc NN
huyện
2 Quá trình thanh quyết toán và kiểm soát
chi các dự án XD qua kho bạc
5.2.Ngân hàng 2 Việc trả tiền cho các nhà thầu qua ngân
hàng và trách nhiệm giám sát các khoản thanh toán qua ngân hàng đối với các khách hàng liên quan đến xây dựng trên địa bàn
6.Cơ quan thanh tra, kiểm toán
4 6.1.Thanh tra xây
dựng
2 Việc cấp phép và các hoạt động thuộc
trách nhiệm của thanh tra xây dựng 6.2.Kiểm toán
Tổng số mẫu khảo sát
2 83
Kiểm toán các dự án XD và những kiến nghị của kiểm toán
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.
Để phân tích các thông tin có được, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô trả để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các chi tiêu đã được tính toán để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp nhằm so sánh việc triển khai thực hiện các nguồn vốn so với kế hoạch đề ra như thế nào. Từ đó thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý lập dự án đầu tư xây dựng
- Công tác khảo sát thiết kế: Yêu cầu về các thông số, số liệu.
- Công việc thiết kế cơ sở: Yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, số lượng và chất lượng.
- Số lượng các hồ sơ, tài liệu của dự án như các văn bản pháp lý, hợp đồng…
- Số lượng dự án ĐTXD, tổng mức đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phê duyệt qua các năm.
- Thời gian thực hiện công tác lập dự án.
- Công tác kiểm soát hồ sơ dự án trước khi trình thẩm định, phê duyệt.
3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XDCB
- Tổ chức đấu thầu.
- Chất lượng hồ sơ, năng lực của các nhà thầu tham gia. - Xét đánh giá các hồ sơ dự thầu.
- Thẩm tra, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị có liên quan đến các dự án đầu tư XDCB.
- Thương thảo, ký kết hợp đồng.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thi công xây dựng trong hoạt động xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Các chỉ tiêu về vật liệu đưa vào xây lắp công trình. - Các chỉ tiêu về quản lý chất lượng công trình. - Tiến độ thi công xây dựng công trình.
- Khối lượng thi công xây dựng công trình. - Công tác giám sát thi công công trình.
- An toàn lao động trên công trường xây dựng.
3.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành. - Công tác thẩm định, phê duyệt dự án.
- Chỉ tiêu nguồn vốn cấp cho dự án.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH BÀN HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH
4.1.1. Khái quát chung về các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong Cao Phong
Bảng 4.1. Các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thông được lập tại huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (2016-2018)
STT Tên dự án đầu tư xây dựng công Cấp
trình Tổng vốn đầu tư (1000 đồng) Thời gian bắt đầu
1 Cải tạo nâng cấp đường xóm Tiềng, xã Bắc Phong IV 6.000.000 2016
2 Cải tạo, nâng cấp đường xóm Nhõi 1,xã Xuân Phong đi xóm Chằng, xã
Đông Phong IV 7.600.000 2016
3 Đường xóm Quyền xã Tân Phong IV 5.000.000 2016
4 Đường cứu hộ cứu nạn Xuân Phong – Yên Thượng – Yên Lập (Đoạn Ngái – Trầm) IV 4.999.000 2016 5 Đường Bãi Sét – xóm Um B, xã Yên Thượng huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình IV 4.000.000 2016 6 Đường cứu hộ cứu nạn Xuân Phong – Yên Thượng – Yên Lập (Đoạn ngã ba xóm Đảy đi
nhà văn hóa xóm Chầm) IV 5.999.000 2016
7 Sửa chữa phục hồi tuyến đường xóm Ngái, Thôi, Bạ, xã Yên Lập, huyện Cao Phong IV 500.000 2016