Quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 28)

Thạch Thất giai đoạn 1996 – 2000

1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch Thất

Sau 10 năm (1986 – 1996) thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả” [26, tr.491]. Đại hội đã đề ra Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo trong 5 năm 1996 – 2000 với mục tiêu: “Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH,… Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, chú trọng các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hoá – nghệ thuật, quản lý kinh tế, xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh” [ 26, tr.573].

Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ra Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000”. Hội nghị đã xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH với 6 nội dung lớn: một là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các

chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội; hai là, thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển; ba là, giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; bốn là, phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho ai cũng được học hành; sáu là, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục – đào tạo trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý, từ nội dung chương trình, quy chế học, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên,…

Từ ngày 24 đến ngày 27/4/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII đã được tiến hành. Đối với nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, Đại hội đề ra phương hướng và một số nhiệm vụ, đó là: “thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; mở rộng và phát triển quy mô giáo dục, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục – đào tạo, tập trung xây dựng những vùng giáo dục phát triển mạnh, những trường chất lượng cao; đổi mới công tác quản lý giáo dục, không ngừng cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo; coi trọng chất lượng đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện, làm tốt việc giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức và nhân văn, giáo dục pháp luật trong trường học; ngăn chặn tiêu cực trong nhà trường, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm; có chính sách khuyến khích giáo viên giỏi, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có chính sách bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ con em gia đình chính sách, con em gia đình nghèo vượt khó; huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến

năm 2000 có 50% số phòng học được xây dựng kiên cố, còn lại là phòng học cấp 4 đủ tiêu chuẩn; đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục – đào tạo, tạo môi trường giáo dục lành mạnh; chú trọng công tác Đảng trong trường học, xây dựng chi bộ trường học thực sự là hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động của nhà trường” [19, tr.47].

Thực hiện sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Hà Tây, tháng 3/1996, Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XIX (nhiệm kỳ 1996 - 2000) đã được tổ chức. Đại hội đánh giá những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện trong 5 năm 1991 – 1995, cả thành tựu và những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn 1996 – 2000. Đối với giáo dục - đào tạo, Đại hội nêu rõ phải: “Quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”. Trong đó, nhiệm vụ của Ngành Giáo dục - đào tạo là: “Đảm bảo những điều kiện cơ bản để trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đều được đi học. Thực hiện tốt giáo dục hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chất lượng. Tiếp tục đổi mới xây dựng cơ sở vật chất trường học, phấn đấu 80% phòng học được xây dựng kiên cố, 60% trường TH đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực”[15, tr.39]

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Đảng uỷ Thạch Thất đã thông qua Nghị quyết số 04/NQ-ĐU “về phát triển giáo dục – đào tạo thời kỳ 1997 – 2000”. Sau khi đánh giá tình hình thực tiễn của địa phương, Nghị quyết đã chỉ rõ: so với yêu cầu trong giai đoạn mới, công tác giáo dục – đào tạo vẫn còn những yếu kém, bất cập, nhiệm vụ đặt ra là phải tiếp tục phát huy sức mạnh

tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục, tạo sự phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu cao của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã đề ra một số giải pháp chủ yếu như sau: “Nâng cao nhận thức trong xã hội và trong ngành về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; ưu tiên dành các nguồn lực cần tiết cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Tiếp tục hoàn thiện và đa dạng mạng lưới trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục – đào tạo. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giáo dục, chú trọng chất lượng công tác quản lý ở các trường học, đơn vị giáo dục đặc biệt đặc biệt là ở loại hình ngoài công lập. Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách mạnh mẽ.

Phát triển đội ngũ. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu của huyện, đặc thù của ngành. Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mọi mặt.

Tiếp tục có cơ chế chính sách và tăng tỷ lệ đầu tư, huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục – đào tạo.

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đồng thời thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục” [15, tr.40-41].

Cùng với việc nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, Nghị quyết đã nêu rõ quy trình tổ chức thực hiện, cũng như vai trò cụ thể của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ngành, đoàn thể đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo.

Những chủ trương trên của Đảng bộ huyện Thạch Thất về phát triển giáo dục và đào tạo đã nhanh chóng được triển khai trong thực tiễn và định hướng cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân tham gia vào sự nghiệp “trồng người”. Từ các mục tiêu và biện pháp cụ thể trên, dưới sự

chỉ đạo của Đảng bộ, ngành Giáo dục – Đào tạo huyện Thạch Thất đã từng bước có sự đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

1.2.2. Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 1996 – 2000 tạo giai đoạn 1996 – 2000

1.2.2.1. Đưa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Quán triệt chủ trương phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc điểm tình hình của một huyện nông nghiệp mới bước vào thời kỳ CNH, HĐH, Đảng bộ đã chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần chú trọng đưa nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo thành một nội dung quan trọng. Trong quá trình thực hiện, Hội đồng giáo dục cấp huyện, xã, thị trấn đã đề ra chương trình phát triển giáo dục của địa phương khá cụ thể. Huyện cũng từng bước có sự điều chỉnh hợp lý trong việc đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục. Các nguồn kinh phí đóng góp để phát triển giáo dục được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Không chỉ chú trọng đầu tư ngân sách, trong quy hoạch chung về đất đai, xây dựng khu dân cư mới, huyện và các xã đều quan tâm, dành quỹ đất quy hoạch địa điểm, sân chơi, bãi tập cho học sinh theo đúng quy định.

Khi thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp, được sự chỉ đạo của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện và ngành giáo dục đã tập trung xem xét, đánh giá nghiêm túc trên cơ sở nhu cầu học tập và điều kiện đóng góp của mỗi địa phương. Vì vậy, trong những năm đầu sau khi thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH, giáo dục – đào tạo ở Thạch Thất đã có sự đổi mới trên nhiều mặt, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có sự đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí.

1.2.2.2. Chỉ đạo phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bằng việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học và tăng cường các hoạt động giáo dục toàn diện

Thực hiện chủ trương phát triển mạng lưới trường lớp trên cơ sở đảm bảo chất lượng, đảm bảo các điều kiện dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, Đảng bộ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thực hiện tách khuôn viên hai trường: trường cấp I và cấp II, đi đôi với thực hiện “Xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia đến năm 2000”. Kết quả, mạng lưới các trường đều được bố trí đều và rộng khắp, xã nào cũng có các trường TH, THCS. Đến năm học 2000 – 2001, huyện có 45 trường, với 878 lớp, 34.296 học sinh.

Nhằm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, Đảng bộ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện chủ động bố trí đủ giáo viên, tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy nội dung, chương trình sách giáo khoa mới; cung cấp kịp thời thiết bị dạy học và có quy định quản lý nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học; tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm làm chuyển biến rõ rệt việc đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò trong các nhà trường. Nhìn chung, chất lượng các tiết dạy, nội dung, phương pháp giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp giáo viên có sự thay đổi nhận thức trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới, các chuyên đề được tổ chức bài bản hơn.

Cùng với sự phát triển ổn định về số lượng trường lớp, việc giảng dạy các môn văn hoá cơ bản được đảm bảo. Tỷ lệ học sinh các cấp bỏ học ngày càng giảm, năm học 1999 – 2000, học sinh TH còn 0,03%, học sinh THCS còn 3,62%. Chương trình học ngoại ngữ, tin học đã được đưa vào giảng dạy ở

các trường. Đảng bộ chỉ đạo các nhà trường dạy đầy đủ các môn văn hoá cho học sinh, ngoài ra còn tăng cường các nội dung giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giáo dục quốc phòng, giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục tinh thần lao động,… Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, các nhà trường còn rất coi trọng công tác giáo dục mũi nhọn. Việc bồi dưỡng học sinh được quan tâm đúng mức. Ở nhiều xã, các nhà trường đã có nhiều hình thức động viên, khen thưởng cho học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, tổ chức lễ khen thưởng chu đáo nên đã khuyến khích được phong trào học tập của đông đảo học sinh. Hàng năm tỷ lệ học sinh giỏi tham gia đội tuyển học sinh giỏi bộ môn luôn chiếm tỷ lệ cao: 82% số học sinh dự thi, nhiều em đã đạt giải nhì và giải ba.

Công tác giáo dục đạo đức ở các cấp học, bậc học được chú trọng. Kết thúc năm học 1996 – 1997, bậc TH có 8.690 học sinh tiên tiến/16.842 học sinh, chiếm 51,6%, không có học sinh bị cảnh cáo, đuổi học, 131 chi đội mạnh, trong đó, 10 liên đội xếp loại tốt: Canh Nậu, Hương Ngải, Phú Kim, Thạch Xá, Liên Quan, Đại Đồng, Chàng Sơn, Đông Trúc, Dị Nậu,… đặc biệt liên đội trường Phú Kim là liên đội đạt cấp tỉnh. Ý thức đạo đức cùng ý thức học tập của học sinh có nhiều chuyển biến rõ rệt. Ở bậc THCS, các trường đã triển khai tốt chương trình môn Giáo dục công dân. Một số trường còn tổ chức thao giảng môn học này nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn như Lại Thượng, Kim Quan, Đại Đồng, Cần Kiệm. Ngoài các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần, công tác giáo dục đạo đức còn luôn được gắn liền với các hoạt động chính trị, xã hội khác như các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, môi trường, phong trào “Uống nước nhớ nguồn” của địa phương,... Qua các hoạt động trên, học sinh có hiểu biết nhất định về xã hội, trau dồi đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật, vì thế, số học sinh vi phạm các nội quy đã giảm.

Ngoài việc đảm bảo các giờ học chính khoá, các nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Hàng năm, các trường đã thực hiện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội tổ chức nhiều hoạt động với các hình thức phong phú như: tổ chức những hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục – thể thao, tổ chức tham quan các di tích lịch sử,… thông qua đó lồng ghép các nội dung giáo dục một cách có hiệu quả. Về giáo dục hướng nghiệp, huyện đã tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề cho học sinh, nhất là học sinh các lớp cuối THCS. Việc phân luồng học sinh sau trung học đã có chuyển biến tích cực, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã lựa chọn theo học bổ túc văn hoá – nghề.

Ở bậc TH, các trường đã chú ý đến việc tổ chức lao động trồng cây, lao động tiết kiệm giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, neo đơn. Đảng bộ đã chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)