Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 44 - 52)

2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch Thất về đẩy mạnh phát triển

2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về phát triển giáo dục và đào tạo

2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch Thất về đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo

2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về phát triển giáo dục và đào tạo đào tạo

Kế thừa, phát triển những quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định, bổ sung và phát triển giáo dục và đào tạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững... Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [ 22, tr.108-112]

Đại hội đã xác định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục và đào tạo: Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”.

Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục (các trường, lớp,

các bậc học) và hệ thống quản lý giáo dục phù hợp và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương, coi trọng công tác hướng nghiệp. Ba là, tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Hiện đại hoá một số

động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục,… Bốn là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,… Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao hơn,… Sáu là, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục. Bảy là, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc đang đặt ra gay gắt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo như: sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của sự nghiệp CNH, HĐH; cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương mại hoá” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục; quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập.

Tiếp tục quan điểm Đại hội IX, tháng 7/2002, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, sau khi kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định những thành tựu đạt được, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong giáo dục và đào tạo, đề ra phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 là: Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Hội nghị nêu 5 giải pháp cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo, đó là: Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục; xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục; tăng cường đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân.

Nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) tiếp tục khẳng định quan điểm: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH” [27, tr.94-95]. Đồng thời, Đại hội cũng chỉ rõ: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến căn bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục đổi mới chắp vá , thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân, vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

Quán triệt, vận dụng chủ trương của Đảng, tại Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII đã xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 – 2005 là: “Chăm lo nguồn lực con người, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. Trên cơ sở nhận định, đánh giá chính xác kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại, Đại hội đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo là: “Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và vững chắc. Mở rộng mạng lưới trường, lớp một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đảm bảo khả năng tiếp nhận học sinh vào các cấp học, bậc học. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo,

xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng và có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH” [20, tr.58].

Để thực hiện tốt Chỉ thị 61-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28/12/2000 về công tác phổ cập giáo dục THCS nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, ngày 10/4/2001, Tỉnh ủy Hà Tây đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU về việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Trong Chỉ thị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Củng cố và phát huy kết quả công tác xóa nạn mù chữ, mở rộng diện xóa mù chữ cho những người lớn sau độ tuổi 35. Hàng năm huy động hết trẻ 6 tuổi vào lớp 1, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi một cách vững chắc. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục THCS theo hướng giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng ở những nơi đã đạt chuẩn, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục THCS ở những nơi còn chưa đạt chuẩn. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa. Có kế hoạch xây dựng các tiêu chí và chỉ đạo kịp thời tới từng trường học, xây dựng triển khai theo hướng kiên cố hóa và tăng dần tỉ lệ trường cao tầng; trang bị các thiết bị dạy học đồng bộ, phấn đấu mỗi trường có phòng dạy bộ môn, từng bước khắc phục tình trạng “dạy chay”, bảo đảm phổ cập giáo dục THCS có chất lượng.

Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, phục vụ cho công tác giáo dục THCS. Hàng năm hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ của giáo viên. Hoàn thiện mạng lưới trường phổ thông và các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường sự hoạt động phối hợp của các trung tâm

với trường học để phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục THCS và từng bước tham gia vào phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách phù hợp cho công tác phổ cập giáo dục THCS và chính sách đãi ngộ đối với giáo viên nói chung và giáo viên tham gia công tác phổ cập giáo dục THCS nói riêng trong tỉnh.

Song song với việc nâng cao chất lượng phổ cập THCS, cần xúc tiến chuẩn bị từng bước phấn đấu phổ cập trung học phổ thông. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần tiến hành tổng kết công tác này và củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học các cấp để tiếp tục chỉ đao công tác giáo dục và công tác phổ cập giáo dục THCS.

Nhằm triển khai tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà tây đã ban hành Chỉ thị số 70-CT/TU ngày 16/9/2004 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các nhiệm vụ sau: Rà soát, bố trí sắp xếp lại trên các mặt đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ, đánh giá và tuyển chọn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn để giao nhiệm vụ theo hướng hiệu quả, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đồng thời giải quyết chính sách nghỉ trước tuổi hoặc cho đi đào tạo tiếp đối với giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong giảng dạy, khuyến khích tư duy sáng tạo cho người học, khai thác sử dụng trang thiết bị dạy học là yêu cầu bắt buộc của mỗi giáo viên, gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cấp, ngành chức năng thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ hiện hành, đồng thời

đề xuất các chính sách ưu đãi của tỉnh đối với giáo viên và cán bộ quản lý để cán bộ, giáo viên toàn tâm, toàn lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; tăng cường công tác xã hội hóa, xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học, phát huy năng lực và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

Sau 5 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), Chương trình số 31-CTr/TU ngày 12/10/2002 về giáo dục – đào tạo, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) đã thông qua Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 17/8/2006 về phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010, Tỉnh ủy Hà Tây đã xác định rõ nhiệm vụ và các giải pháp cần thực hiện đổi mới giáo dục – đào tạo đến năm 2010 đó là:

Tiếp tục mở rộng quy mô, mạng lưới các ngành học đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân các vùng miền trong tỉnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục – coi đó là nhân tố quyết định đối với chất lượng của giáo dục và đào tạo. Chú trọng công tác bồi dưỡng bổ sung kiến thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chống các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục – đào tạo, hàng năm tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục – đào tạo để xây dựng phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng làm việc trong các nhà trường. Về công tác quản lý giáo dục, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giảng dạy và học tập, trong quản lý đội ngũ giáo viên và học sinh, xử lý nghiêm cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm. Phát động trong toàn bộ các cấp học, ngành học thực hiện tốt phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích

trong giáo dục – đào tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo, có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc xã hội hóa, huy động vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập; củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục và Hội khuyến học các cấp; phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại xã để đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với công tác giáo dục – đào tạo, cấp ủy Đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục – đào tạo từ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, bố trí cán bộ quản lý giáo dục đến việc củng cố tổ chức Đảng trong cơ sở giáo dục. Có kế hoạch kiểm tra đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và củng cố tổ chức đoàn thể quần chúng, chăm lo hơn nữa đến công tác phát triển đảng viên mới trong các nhà trường.

Để phát huy những kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, tạo ra bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong năm học 2007 – 2008, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 20/7/2007 về nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, các biện pháp thực hiện:

Đối với ngành giáo dục, cần tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn ngành để kiểm điểm, đánh giá thực trạng toàn diện công tác giáo dục – đào tạo ở từng địa phương, đơn vị, trường học và trong toàn tỉnh. Tiến hành rà soát, đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên để sắp xếp, bố trí cho phù hợp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và cân đối giáo viên hợp lý, không để tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên. Đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ quản lý giáo dục ở cấp cơ sở, cấp phòng và cơ sở giáo dục bao gồm cả đội

ngũ hiệu trưởng các trường để bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường, không để cán bộ kém phẩm chất, thiếu trách nhiệm và năng lực yếu làm công tác quản lý.

Tập trung làm tốt việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Xây dựng mỗi cơ sở giáo dục thực sự là một môi trường giáo dục lành mạnh; mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)