Chương 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.1. Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo đối vớ
với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng quyết định đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đã xác định: giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định: giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tại Đại hội lần thứ X (2006), Đảng đã nhấn mạnh: giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ tiếp tục được coi là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong đường lối đổi mới giáo dục của Đảng.
Đối với một nước đang phát triển, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiết đến mọi người, đem lại lợi ích cho mọi người dân. Yêu cầu đặt ra là giáo dục phải được đi trước một bước một cách thiết thực và hiệu quả. Giáo dục thực sự là nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Từ năm 1996 – 2008, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã quán triệt sâu sắc quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và phát luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương. Vì vậy, chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục và đào tạo nước nhà.
Trong 12 năm (1996 – 2008) thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng bộ huyện đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới giáo dục của Đảng được đề ra trong các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X và trong các Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IX và một số chỉ thị, nghị quyết khác liên quan. Các cấp uỷ Đảng từ huyện đến xã đều đã mở các hội nghị quán triệt những nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới giáo dục của Đảng tới lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, từ đó chuyển tải sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cũng như hành động chăm lo giáo dục và đào tạo. Đảng bộ huyện đã luôn bám sát các Nghị quyết của Trung ương Đảng bàn về giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan
truyền thông đại chúng,… để tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân về giáo dục và đào tạo theo quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.