Chương 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.1. Nhận xét
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
* Ưu điểm
Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong 12 năm (1996 – 2008), Đảng bộ huyện Thạch Thất đã lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong nhận thức và hoạch định chủ trương về phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo, đồng thời, đã giáo dục, tuyên truyền tạo ra sự chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân, nhất là học sinh và phụ huynh học sinh. Đảng bộ huyện đã thực sự coi giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ chính trị cơ bản, quan trọng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ thực tiễn trên, Đảng bộ huyện đã sớm xác định giáo dục và đào tạo là một trong những công tác trọng tâm, trọng điểm. Điều này đã được thể hiện rõ qua Nghị quyết các kỳ Đại hội, nhất là từ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX. Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có sự chuyển biến nhất định trong nhận thức, từ đó đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên mọi phương diện vật chất và tinh thần.
Trên cơ sở nhận thức về vai trò của giáo dục và đào tạo, Đảng bộ huyện đã bám sát và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo. Đảng bộ đã ban hành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động,… và quán triệt sâu sắc trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
sách hàng đầu” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, chính quyền, ban ngành các xã, đơn vị trường học đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, của Tỉnh uỷ, của Huyện uỷ đề ra; chỉ đạo tiến hành các nhiệm vụ được xác định theo kế hoạch. Nhiều địa phương đã chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, gắn với việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, XX, XXI, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong chỉ đạo thực hiện, huyện Thạch Thất đã từng bước xây dựng cơ chế quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện thống nhất từ huyện đến các địa bàn xã, thị trấn; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Vì vậy, từ năm 2001 – 2008, giáo dục và đào tạo huyện Thạch Thất đã giành được nhiều thành tích. Trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã tập trung vào giải quyết một số vấn đề chính:
Một là, mở rộng mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân, hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS
Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn khó khăn, song, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo xây dựng mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục và đào tạo phát triển đồng bộ, rộng khắp theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập ở tất cả các bậc học, cấp học, ngành học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và chất lượng ngày cao của nhân dân. Huyện đã đạt được các mục tiêu cơ bản của giáo dục về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Trong những năm gần đây, quy mô học sinh TH và THCS có xu hướng giảm và dần đi vào ổn định do giảm dân số tự nhiên. Sự phát triển không
ngừng của mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, khẳng định nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân huyện.
Từ năm 1996 – 2008, công tác phổ cập giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn. Trên cơ sở phát huy kết quả phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi, hàng năm, Ngành Giáo dục đã tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện tăng cường kinh phí, ban hành chính sách khuyến khích phổ cập. Vì vậy, đến năm 1998, huyện Thạch Thất đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS (sớm hơn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX). Trong những năm tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Thạch Thất đã tiếp tục duy trì, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục TH và THCS.
Hai là, tập trung chỉ đạo đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo có bước phát triển toàn diện, vững chắc; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới
Trong 12 năm (1996 – 2008), Đảng bộ huyện đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo tập trung trí tuệ, nguồn lực nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững và nâng cao dần qua từng năm.
Đối với giáo dục mầm non, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp đổi mới công tác giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Các trường tổ chức linh hoạt các hoạt động vui chơi, các cuộc thi “Bé khỏe, bé ngoan”, “Bé tập làm nội trợ”; thường xuyên và định kỳ tổ chức tuyên truyền, khám chữa bệnh cho trẻ.
Đối với giáo dục phổ thông, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo kiên trì triển khai việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các trường đều coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, tổ chức tốt các hoạt động Đoàn, Đội, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kiến thức pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, từ đó, góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức, trình độ văn hóa toàn diện cho học sinh, góp phần nâng cao dân trí.
Về nâng cao dân trí, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực. Huyện đã chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, tích cực thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Về đào tạo nhân lực, công tác dạy nghề cho học sinh được tiếp tục đẩy mạnh, nhất là mô hình văn hóa gắn với nghề đã phát huy vai trò trong việc dạy nghề phổ thông cho học sinh. Về bồi dưỡng nhân tài, số lượng và chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tiếp tục được duy trì ổn định.
Đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2008, Đảng bộ còn tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đủ, đồng bộ, chuẩn hóa và từng bước nâng chuẩn. Bố trí và sử dụng hợp lý, ưu tiên đối với các trường điểm, nơi khó khăn, tổ chức các hoạt động theo chuyên đề, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Đến năm 2007, huyện Thạch Thất là một trong những huyện có tỷ lệ giáo viên toàn ngành đạt chuẩn và trên chuẩn cao của tỉnh Hà Tây. Đội ngũ cán bộ đều được đào tạo đạt trình độ chuẩn so với yêu cầu quy định của cán bộ công chức. Đội ngũ giáo viên cơ bản được bố trí đủ, theo quy định ở các cấp học: 95,6% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn là 72,7%; 100% giáo viên TH có trình độ chuẩn, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 81,5%; 100% giáo viên THCS có trình độ
đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 65%. Cùng với đó, hàng năm ngành Giáo dục đã cử từ 10 – 15 giáo viên, cán bộ quản lý đi đào tạo sau đại học. Việc đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được chỉ đạo thường xuyên. Việc thi giáo viên dạy giỏi ở các cấp học, bậc học; thi cán bộ quản lý mầm non cấp huyện được duy trì đều đặn đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường học, động viên, khuyến khích các nhân tố mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo. Đây chính là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện Thạch Thất trong những năm qua.
Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đối với giáo viên và người lao động trong Ngành được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Sự công khai, minh bạch trong thực hiện chế độ chính sách đã làm cho giáo viên, cán bộ quản lý thêm nhiệt huyết, gắn bó với nghề. Đa số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đều tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng. 100% các trường học đều có chi bộ Đảng, tỷ lệ đảng viên trong toàn Ngành đạt 15%, các chi bộ Đảng đã thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong trường học.
Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm. Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý. Từ năm 2003, Phòng đã tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện thực hiện luân chuyển cán bộ. Cho đến năm 2008, về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý các trường đã được kiện toàn đủ, nhưng lực lượng giáo viên còn thiếu do quy mô giáo dục và đào tạo phát triển nhanh. Để khắc phục tình trạng này, Đảng bộ đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường lựa chọn giáo viên đủ tiêu chuẩn để ký giảng dạy hợp đồng và đầu tư kinh phí trả lương cho giáo viên hợp đồng. Công tác thanh tra,
kiểm tra tiến hành thường xuyên có tác dụng tích cực trong việc duy trì kỷ cương, nền nếp dạy và học, việc thi cử, tuyển sinh, khắc phục việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Công tác thi đua khen thưởng được cụ thể hoá theo các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, theo các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, các đợt phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú được các nhà trường hưởng ứng tổ chức sôi nổi, vì vậy, trong nhiều năm qua, huyện đã có nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến được Hội đồng thi đua các cấp khen thưởng. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, điều động, bổ nhiệm, sử dụng giáo viên, không để xảy ra khiếu nại tố cáo vượt cấp hoặc tồn đọng. Thực hiện việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục; hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường sử dụng phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,…
Ba là, tăng cường cơ sở vật chất trường học, thực hiện kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học
Với mục tiêu xây dựng trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã tích cực chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất trường học, thực hiện kiên cố hoá trường, lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học, cấp học. Đến năm 2008, hầu hết các trường đều ổn định về địa điểm, được cấp đất, giao quyền sử dụng đất. Thạch Thất đã xoá xong phòng học 2 ca và đảm bảo đủ số phòng học, bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho học sinh ở tất cả các bậc học, cấp học.
Trước đây, đồ dụng dạy học, thiết bị thí nghiệm các trường hầu như không đáng kể. Từ năm 2001, thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục, các trường học đều được trang bị đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm thực hành theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đến năm 2008, hầu hết các trường mầm non đều có đủ đồ chơi cho học sinh;
các trường đạt chuẩn quốc gia có đủ thiết bị phòng nhạc, hoạ, đồ dùng dạy học, đồ chơi trong lớp và đồ trời ngoài trời, phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò; 100% các trường TH được trang bị đủ đồ dùng dạy học đồng bộ; 100% trường THCS được trang bị thiết bị thực hành lý, hoá, sinh. Trung bình mỗi năm, Ngành Giáo dục và Đào tạo trang bị khoảng 30 máy tính cho các trường. Công tác bảo quản, sử dụng đồ dùng dạy học có nhiều tiến bộ tích cực, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống trường chuẩn quốc gia đã hình thành ở các cấp học, bậc học, phát triển mạnh ở bậc TH.
Bốn là, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, ngày càng có hiệu quả
Với phương châm giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã sớm chủ trương thực hiện xã hội hoá giáo dục, vì vậy đã khuyến khích, động viên toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục, làm cho mọi tổ chức, cá nhân đều tham gia đóng góp vào sự phát triển của Ngành Giáo dục cũng như được hưởng thành quả của giáo dục ngày càng cao.
Trong 12 năm (1996 – 2008), Đảng bộ huyện Thạch Thất đã tích cực chỉ đạo củng cố, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, hoạt động của Hội khuyến học trong việc xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, khen thưởng, hỗ trợ, động viên học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi và học sinh có thành tích cao trong học tập, góp phần phát triển giáo dục và đào tạo của huyện.
Thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, công tác xã hội hoá giáo dục đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo động lực tích cực trong việc phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập với nhu cầu, khả năng kinh tế của nhân dân. Bên cạnh đó,
sự kết hợp, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Phòng Giáo dục và Đào tạo còn phối hợp với Công an huyện, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ngành Y tế,… tổ chức tốt một số hoạt động nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thời, tổ chức phát động phong trào xây dựng trường không ma tuý, trường không có tệ nạn xã hội.
* Nguyên nhân của ưu điểm
Thứ nhất, do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trước hết là đường lối
đổi mới giáo dục và đào tạo, được thể hiện qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX. Từ đó, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, đề ra quan điểm, chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần thúc đẩy giáo dục và đào tạo của huyện phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Thứ hai, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện đã
nhận thức đúng đắn, sâu sắc vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự