Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 44 - 47)

2.1. Chính sách của Nhật Bản đối với Mỹ

2.1.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Nhật Bản và Mỹ luôn là đối tác thương mại quan trọng của nhau, đặc biệt là từ khi Thủ tướng Koizumi lên lãnh đạo Nhật Bản và dần đưa Nhật Bản thoát khỏi sự trì trệ của nền kinh tế sau hàng thập kỷ suy thoái. Tính đến cuối năm 2001, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước ngày càng tăng và đạt trên 184 tỷ USD, gần bằng tổng kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ với 3 đối tác quan trọng ở châu Âu là Đức, Anh và Pháp. Tháng 6/2001, Tổng thống Bush và Thủ tướng Koizumi đã phát động thực hiện chương trình “Hợp tác kinh tế Nhật – Mỹ vì tăng trưởng”. Mục tiêu của chương trình này là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của hai nước bằng việc thực hiện các nhóm giải pháp chính sau, và được thực hiện kéo dài đến hết cả nhiệm kỳ của Thủ tướng Nhật Koizumi.

Thứ nhất là cải cách cơ chế quản lý trong một số lĩnh vực, và cải cách thể chế là một trong những giải pháp trọng điểm của Chương trình “Hợp tác kinh tế Nhật – Mỹ vì tăng trưởng”. Giải pháp này được thiết kế nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt dộng của toàn bộ nền kinh tế thúc đẩy cạnh tranh và mở cửa thị trường Nhật Bản, tập trung vào 5 lĩnh vực: công nghệ thông tin và viễn thông, năng lượng, dược phẩm và thiết bị y tế, dịch vụ tài chính. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nhật Bản đã triển khai một loạt các giải pháp để trở thành thị trường lớn nhất thế giới, trong đó nổi bật là kế hoạch sửa đổi chính sách liên quan đến công nghệ số nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử. Nhưng sự phát triển của internet và

thương mại điện tử của Nhật Bản vẫn ở mức thấp so với các nước phát triển nên Nhật Bản càng cần phải mở cửa thị trường để tiếp cận hơn nữa với các công ty Hoa Kỳ trong lĩnh vực này; Trong lĩnh vực viễn thông Nhật Bản còn nhà mạng NTT độc quyền thị trường vì thế người dân chưa được sử dụng dịch vụ với giá cả rẻ hơn, vì thế Nhật cũng cần phải có chính sách mở cửa để Mỹ có thể tiếp cận thị trường Nhật, và cạnh tranh trong lành mạnh với các nhà mạng trong nước. Nhật Bản đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể khái niệm về chống cạnh tranh quy định tại Luật chống độc quyền và Luật kinh doanh viễn thông; Trong lĩnh vực năng lượng, Nhật Bản cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện lực và khí. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế, gây cản trở đến khả năng tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ mới cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng có những biện pháp để thực hiện được mục tiêu giảm giá điện lực đến mức cạnh tranh; Đối với lĩnh vực dược phẩm và y tế Nhật Bản cũng chủ động có những cải cách hệ thống giá nhằm tạo điều kiện cho các công ty Hoa Kỳ tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Nhật Bản, để người dân Nhật có thể được sử dụng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất; Và trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, Nhật Bản cũng đã hoàn thành phần lớn Chương trình “Big Bang” nhằm xây dựng một thị trường tài chính tự do, công bằng và có tính toàn cầu hóa.

Điểm thứ hai trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Koizumi trong lĩnh vực kinh tế với Mỹ đó là cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, nâng cao tính minh bạch của hệ thống luật pháp, chính sách và thực tiễn quản lý của các cơ quan nhà nước. Luật thương mại của Nhật Bản cũng được cải cách để áp dụng linh hoạt các quy định về tổ chức và quản lý và cơ cấu vốn của công ty, đồng thời cải thiện tính hiệu quả và minh bạch của hệ thống kế toán. Cùng với luật thương mại, Nhật Bản cũng đồng tình với đề nghị của Mỹ cải cách về phân phối và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của hàng hóa nước ngoài.

Sự thay đổi quan điểm theo chiều hướng tích cực hơn của Nhật Bản đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với những cải thiện đáng kể trong môi trường kinh doanh đã tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tăng cường đầu tư vào Nhật Bản, chủ yếu là ở hoạt động mua và sáp nhập.

Thương mại giữa hai bên Nhật – Mỹ cũng có nhiều tiến triển, theo bảng số liệu dưới đây có thể thấy thương mại hàng hóa từ năm 2002 đến năm 2006 liên tục tăng trưởng qua các năm từ 172,8 tỷ USD đến 207,8 USD. Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ tập trung trong ba loại chính. Khoảng ba phần tư hàng xuất khẩu bao gồm xe ô tô chở khách và các bộ phận lắp rắp; máy tính và linh kiện điện tử; thiết bị văn phòng các bộ phận máy móc; và máy móc thiết bị điện (chủ yếu là máy quay video). Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ Mỹ thì lại đa dạng hơn nhiều, nhưng một phần lớn trong số đó là máy tính và linh kiện; tua bin khí; các bộ phận máy móc thiết bị văn phòng; máy móc thiết bị điện; quang học và thiết bị y tế; và sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và thịt.

Bảng 2.1: Thƣơng mại hàng hóa giữa Mỹ với Nhật Bản, 2002-2006

(tỷ USD)

Năm Mỹ nhập

khẩu

Mỹ xuất khẩu Tổng doanh thu thƣơng mại 2002 51.4 121.4 172.8 2003 52.1 118.0 170.1 2004 54.4 129.6 184.0 2005 55.4 138.1 193.5 2006 59.6 148.2 207.8

Nguồn:Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Cục điều tra Hoa Kỳ.

Theo cơ sở dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì Nhật Bản chiếm gần 20% kim ngạch xuất

khẩu vào thị trường Mỹ và là thị trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Như vậy có thể nói với những nỗ lực cải cách trong chính sách kinh tế của Nhật Bản đối với Mỹ, đã làm cho quan hệ kinh tế song phương giữa Nhật Bản và Mỹ có những bước tiến mới, Mỹ trở thành thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản, và Mỹ nhập khẩu từ Nhật Bản cũng tăng lên đáng kể qua từng năm. Những thay đổi quan trọng trong quan hệ hai nước cũng đã có những ảnh hưởng trong sự phát triển của hai nước cũng như hệ thống kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)