Chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 50 - 71)

Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước lớn ở châu Á. Hai nước có nhiều điểm tương đồng từ địa lý tự nhiên đến đời sống văn hóa – xã hội. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã và đang có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Nhật Bản – Trung Quốc, mối quan hệ giữa hai quốc gia này còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, và trải qua nhiều bước đi thăng trầm. Trong quá khứ, suốt một thời gian dài từ thời kỳ thế chiến hai, mối quan hệ giữa hai nước là thù địch, bởi quân đội phát xít Nhật xâm lược và gây ra quá nhiều tội ác đối với nhân dân Trung Quốc. Đến thời kỳ chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Nhật Bản – Trung Quốc lại ở thế đối kháng về chế độ chính trị. Chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình quốc tế đã có những biến động to lớn tác động mạnh mẽ đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ thế giới hai cực Xô – Mỹ, sự sụp đổ tan rã của nhà nước Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, đã khiến Mỹ gần như được coi là một cực duy nhất chi phối thế giới. Trước tình hình như vậy các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và chính trị đều cố gắng vươn lên để trở thành một cực hay tạo thành thế giới đa cực, không để cho Mỹ thực hiện được mưu đồ bá chủ thế giới. Trung Quốc và cả Nhật Bản cũng là một trong những nước đó. Trung Quốc vào thời điểm đó chỉ có duy nhất hai ưu thế là nước đông dân nhất thế giới và là một trong năm Ủy viên thường trực của Liên Hợp Quốc, còn lại tất cả mọi mặt đều thua kém Mỹ. Vì thế, một mặt Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách cải cách, mở cửa hơn nữa nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, quốc phòng, một mặt thay đổi chính sách đối ngoại như bình thường hóa quan hệ với các nước kể cả những nước trước đây được xem là kẻ thù và tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Còn Nhật Bản luôn bị

coi là “người khổng lồ một chân” với sức mạnh to lớn về kinh tế,nhưng thiếu hụt sức mạnh chính trị cần phải có đối với bất kỳ nước lớn nào,thì đây chính là cơ hội để vươn lên thành một cường quốc chính trị cho tương xứng với danh tiếng cường quốc kinh tế. Song với Nhật Bản ngoài sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây ra thì Trung Quốc không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng mà còn là nước có tiếng nói quan trọng trong việc ủng hộ Nhật Bản tham dự vào đời sống chính trị của quốc tế. Đó là những nguyên nhân nền tảng để quan hệ hai nước dần “nồng ấm” lên với nhiều chuyển biến ngày càng tích cực, đặc biệt là kể từ nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Cả hai bên đã nhận thức được là phải gác lại những mâu thuẫn bất đồng để xích lại gần nhau trong liên kết và hợp tác cùng phát triển trong bối cảnh thế giới từ chỗ đối đầu cạnh tranh đã nhường chỗ cho hòa bình hợp tác, xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hai nước đều nhận thức cần phải tranh thủ hợp tác khai thác những lợi thế so sánh của mỗi bên để trao đổi cho nhau trong tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc rất cần Nhật Bản ở lợi thế về vốn đầu tư và khoa học công nghệ cao; còn Nhật Bản rất cần Trung Quốc ở lợi thế là một thị trường thương mại, đầu tư và lao động khổng lồ với sức mua lớn và giá nhân công lại rẻ.

Sách Xanh của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản năm 2002 nói rõ quan điểm đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc như sau: “Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất cũng như Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Nhật Bản. Việc Trung Quốc đóng một vai trò đáng kể trong cộng đồng quốc tế là cần thiết không chỉ đối với sự ổn định và thịnh vượng của Nhật Bản và Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như toàn thế giới. Do đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực và ủng hộ Trung Quốc tham gia các khuôn khổ quốc tế” [83].

2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị

Tháng 8/2001, ngay sau khi nhậm chức chỉ mấy tháng Thủ tướng Koizumi đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản sắp xếp chuyến thăm tới Trung Quốc. Và đến

ngày 8/10/2001, chuyến viếng thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa của Thủ tướng Nhật Bản J.Koizumi đã được thực hiện. Chuyến thăm này, không chỉ mang ý nghĩa làm góp phần cho việc xây dựng niềm tin tưởng cá nhân giữa lãnh đạo của hai nhà nước mà còn bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại thân thiện, hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc như đã nói ở trên. Thủ tướng J.Koizumi đã bày tỏ sự hối tiếc của Nhật Bản đối với quá khứ lịch sử trong quan hệ hai nước, ông cũng nhấn mạnh Nhật Bản đã đổi khác luôn đi theo con đường phát triển hòa bình, và ông với tư cách là người đứng đầu Nhật Bản sẽ không ngừng nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc ngày càng thân thiết nồng ấm hơn. Cũng trong tháng 10/2001, Thủ tướng Nhật Koizumi đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tổ chức tại Thượng Hải. Cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo đã đạt được việc ký kết một thỏa thuận thúc đẩy hợp tác song phương Nhật Bản – Trung Quốc.

Trước đó, vào năm 1998, trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, hai nước đã tái khẳng định các nguyên tắc quy định trong thông cáo chung của Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hiệp ước Hòa bình và hữu nghị giữa Nhật Bản – Trung Quốc. Cũng trong chuyến thăm Nhật Bản đó, hai nước cũng đã ra Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác Xây dựng Hữu nghị và Hợp tác vì Hòa bình và Phát triển, trong Tuyên bố chung này có nhiều ý tưởng để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước hướng tới thế kỷ XXI. Đến năm 2003, một loạt các cuộc gặp mặt giữa các nhà lãnh đạo cấp cao và các quan chức cấp Bộ của hai nhà nước Nhật, Trung đã được thực hiện nhằm đánh dấu kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp ước Hòa bình và hữu nghị giữa Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tháng 05/2003 Thủ tướng Nhật Koizumi đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản – Trung Quốc, tại cuộc hội nghị này các nhà lãnh đạo hai nước đã nhất trí thành lập Ủy ban hữu nghị Nhật Bản – Trung Quốc hướng tới thế kỷ XXI. Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu mối quan hệ hai nước Nhật – Trung từ nhiều góc độ, và từ đó sẽ báo cáo kiến nghị

gửi cho chính phủ của cả hai nước với mục đích phát triển quan hệ song phương theo hướng ổn định, thân thiện và hợp tác trong thế kỷ XXI. Tháng 10/2003 tại Hội nghị cấp cao ASEAN +3, Thủ tướng Koizumi đã có cuộc gặp gỡ Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhằm tăng cường sự thân thiết tin tưởng hơn nữa giữa hai quốc gia. Bộ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Kawaguchi cũng đã sang thăm Trung Quốc hồi tháng 4/2003. Bên cạnh đó vào tháng 06/2003 cũng đã diễn ra các cuộc đàm phán cấp Bộ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong dịp Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN +3. Ngoài ra trong năm 2003 đã diễn ra rầm rộ các cuộc trao đổi các đoàn đại biểu của hai quốc gia như chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu do Tổng thư ký nội các Nhật Bản Yasuo Fukuda dẫn đầu (8/2003), chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc (9/2003)… Với hàng loạt những động thái, và các cuộc viếng thăm, gặp gỡ hội đàm của các cấp lãnh đạo hai nước Nhật Bản, Trung Quốc trong cùng một năm 2003 nói trên, đã thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia càng trở lên nồng ấm, thân thiện, cùng theo đó các hoạt động hợp tác đã được triển khai mạnh mẽ hơn trong nhiều lĩnh vực.

Có thể thấy rằng mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Nhật Bản và Trung Quốc kể từ khi Thủ tướng Koizumi cầm quyền đã có những bước tiến triển đáng kể, quan hệ hai nước thân thiện hơn bao giờ hết với hàng loạt các sự kiện trong năm 2003. Mối quan hệ tưởng trừng đã trở lên ấm nồng hơn thế nhưng bước sang năm 2004 quan hệ chính trị hai quốc gia lại bị xấu đi, và đặc biệt đến năm 2005 thì quan hệ Nhật – Trung lại rơi vào thời kỳ đóng băng xấu nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972. Quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc sở dĩ có những lúc thăng trầm, lạnh nhạt, căng thẳng và đối đầu như vậy là bởi những nguyên nhân, thách thức sâu sa còn tồn tại trong nội tại quan hệ hai nước mà không dễ gì tháo gỡ. Bao gồm:

2.2.1.1Những vấn đề về nhận th c lịch sử

Vấn đề này là trở ngại mang tính tri giác, quan hệ đôi bên có phần phản cảm hay ác cảm khi mỗi bên gây ra việc gì đó, tất cả là do nguyên nhân sâu sa thuộc về

lịch sử. Những vấn đề lịch sử để lại là “hòn đá tảng” ngăn cản mong muốn hòa bình hữu nghị giữa hai quốc gia. Mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc đã có từ rất sớm, khoảng thế kỷ VI – VIII, triều đình Nhật Bản đã gửi những người tài giỏi sang Trung Quốc để học tập và tiếp thu nền văn hóa tiên tiến. Trong suy nghĩ của đại đa số tầng lớp lãnh đạo, giới thượng lưu và trí thức Nhật Bản đều nhận thấy văn hóa Trung Quốc là tiến bộ và cần học tập với một thái độ kính nể, số ít còn lại là phủ nhận điều này. Còn trong tư tưởng của Trung Quốc thì coi Nhật Bản là một nước láng giềng “kém văn minh”, vì thế mà cho đến trước thời đại Minh Trị, Trung Quốc luôn khẳng định vị thế nước lớn trong quan hệ với Nhật Bản. Tuy nhiên do mọi hoàn cảnh từ vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã tạo nên cho mọi người dân Nhật Bản một lòng tự tôn vô cùng mãnh liệt, các Thiên Hoàng Nhật Bản luôn khẳng định ý thức ngang hàng với các Thiên tử Trung Hoa. Dù Nhật chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng không tiếp thu trọn vẹn mà có sự cải biến nhiều yếu tố cho phù hợp với môi trường và văn hóa Nhật Bản. Sau thời kỳ Minh Trị nhờ những cải cách duy tân mở cửa đất nước, Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ mất độc lập và trở thành một cường quốc ngang hàng với các nước tư bản phương Tây. Từ đó mà Nhật Bản bắt đầu thực hiện tham vọng đế quốc của mình với chủ trương “thoát Á nhập Âu” trên tinh thần rất tiến bộ là học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây và vượt qua phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc xâm lược ra bên ngoài. Bắt đầu từ 1894 – 1895, Nhật đã tiến hành cuộc chiến tranh với người láng giềng to lớn nhưng già nua và cổ kính Trung Hoa, sau đó Nhật xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc và lập nên “Mãn Châu quốc” đưa vị hoàng đế cuối cùng của triều Mãn Thanh là Phổ Nghi lên làm bù nhìn cai trị. Từ đó cho đến hết chiến tranh Thế giới thứ hai là những năm tháng đầy đau khổ và tủi nhục của người dân Trung Quốc khi một phần lớn lãnh thổ nằm dưới sự cai trị của quân phiệt Nhật Bản. Lòng tự tôn dân tộc và ý thức Đại Trung Hoa đã bị tổn thương nghiêm trọng. Thực tế là Nhật Bản đã gây ra quá nhiều đau thương, chết chóc và tủi nhục cho các dân tộc châu Á nói chung và cho người Trung Quốc nói riêng.

Chiến tranh Thế giới hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận nhưng trong tình hình Chiến tranh Lạnh bắt đầu phát triển, Nhật Bản đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn Mỹ - Liên Xô, dựa vào Mỹ để tập trung phát triển kinh tế. Và chỉ trong một thời gian ngắn với tốc độ phát triển “thần kỳ”, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Chính vì sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, vươn lên trở thành người khổng lồ và dựa vào mối liên minh thân thiết với Mỹ mà lòng tự tôn dân tộc của Nhật Bản ngày càng được phát huy. Nhật Bản và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ vào ngày 9/5/1972 và ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 29/9/1972. Cho đến từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đang ra sức vươn lên vị trí một cường quốc chính trị để không còn bị coi là “người khổng lồ một chân” nữa. Đặc biệt trong thời kỳ Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi cầm quyền Nhật đã có những chính sách về mọi mặt để nhằm thực hiện được mục tiêu, chiến lược của mình. Nhật Bản ra sức cố gắng thực hiện việc “trở lại Châu Á” bằng kinh tế, đầu tư và viện trợ ODA. Trong số các nước châu Á thì Trung Quốc là nước nhận được ODA nhiều nhất từ Nhật Bản. Mặc dù vậy nhưng thái độ đối với các vấn đề lịch sử của hai nước rất khác nhau. Trung Quốc luôn đòi hỏi Nhật Bản phải chính thức công khai xin lỗi ở cấp nhà nước và có những hành động thiết thực sửa chữa những sai lầm của quá khứ quân phiệt phát xít. Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931 – 1945 khiến 3,5 triệu người Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Một vấn đề gây trở ngại khác là phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những người phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Còn Nhật Bản thì lại luôn né tránh nhìn nhận một cách đầy đủ những vấn đề này. Đây chính là bất đồng lớn đã, đang và sẽ cản trở sự phát triển quan hệ hai nước. Chính sự bất đồng về thái độ đối với lịch sử là nguyên nhân sâu xa và nan giải làm căng thẳng mối quan hệ hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nó kéo theo những tranh cãi gay gắt về việc viếng thăm ngôi đền Yasukuni

của Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi trong suốt hơn 5 năm ông cầm quyền, và vấn đề sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản…

a, Thủ tướng Nhật Bản J.Koizumi viếng thăm ngôi đề Yasukuni. Đền Yasukuni là ngôi đền Thần đạo, được xây dựng dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị và được Bộ Lục quân và Hải quân duy trì đến năm 1946, lúc nước Nhật bại trận trong Đại chiến Thế giới thứ hai. Đền là nơi thờ phụng hàng nghìn người thiệt mạng trong phong trào chiến đấu lật đổ các tướng quân thời phong kiến, thiết lập chế độ cai trị đế quốc. Thời xưa, ngôi đền là nơi “cầu tài cầu lộc” của Nhật hoàng, trước và sau những cuộc chinh phục Đông Á của quân đội. Đền Yasukuni luôn mở rộng cửa cho dân chúng vào thăm. Sau thế chiến thứ hai, nơi đây trở thành nơi tưởng niệm 2,5 triệu người Nhật chết trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Năm 2001, Chính phủ Nhật Bản đưa hài cốt của 14 tội phạm chiến tranh “cấp A”2 trong chiến tranh thế giới thứ hai đã bị hành quyết vào đền thờ Yasukuni. Vì thế không chỉ có người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 50 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)