Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 47 - 50)

2.1. Chính sách của Nhật Bản đối với Mỹ

2.1.3. Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật

Sự nồng ấm thân tình trong mối quan hệ giữa hai đồng minh truyền thống Nhật Bản – Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI và đặc biệt là trong 5 năm Thủ tướng Nhật Koizumi cầm quyền, không chỉ ngày càng tăng tiến trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và kinh tế, mà còn là trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể ở đây có thể nói đến mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, và khoa học kỹ thuật. Trong lĩnh vực văn hóa, mặc dù là hai nước với nền văn hóa phương Tây và phương Đông hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng Chính phủ hai nước đã không ngừng nỗ lực để hai dân tộc có thể xích lại gần nhau, hiểu về văn hóa của nhau hơn. Cụ thể là các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Mỹ đã liên tục được thực hiện, trên đất nước Mỹ thường niên dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nhật Koizumi đã tổ chức lễ hội truyền thống của Nhật Bản ở một số thành phố lớn như NewYork… với trang phục truyền thống, các điệu múa truyền thống… và các nghệ thuật, văn hóa,các nét nổi bật trong truyền thống Nhật đều được thể hiện. Vì vậy người Mỹ có điều kiện để hiểu hơn về đất nước Nhật Bản, một đồng minh chiến lược và thân thiết. Cũng như vậy, trên đất nước Nhật Bản, với lực lượng an ninh Mỹ đóng tại các căn cứ quân sự Nhật là không nhỏ đặc biệt là tại Okinawa, Mỹ cũng có những hoạt động để quảng bá cho người dân Nhật hiểu rõ hơn về văn hóa Mỹ, như sợi dây gắn kết hơn nữa mối quan hệ đồng minh này. Trong 5 năm cầm quyền từ năm 2001 đến 2006, đặc biệt có thể kể đến hoạt động văn hóa năm 2001, cả hai nước đã cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp ước an ninh Nhật Bản – Mỹ và Hiệp ước

hòa bình Sanfrancisco giữa Nhật Bản với lực lượng đồng minh. Hoa Kỳ và Nhật Bản luôn quan tâm đến hàng triệu người dân Nhật Bản và Mỹ thăm đất nước của nhau mỗi năm để thăm gia đình và bạn bè, thưởng ngoạn các điểm du lịch và trải nghiệm văn hóa, và tiến hành các giao dịch kinh doanh là nền tảng cho các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất Nhật – Mỹ. Để tạo thuận lợi cho điều này, Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch xúc tiến việc thiết lập một thỏa thuận đối ứng, bao gồm cả việc thông qua sự tham gia của Nhật Bản trong chương trình nhập cảnh của Mỹ, để hợp lý hóa các thủ tục biên giới cho khách du lịch đáng tin cậy từ cả hai nước, và làm cho việc đi lại giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản dễ dàng hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.

Lĩnh vực giáo dục cũng như văn hóa, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nền giáo dục của hai nước, Nhật Bản – Mỹ luôn hỗ trợ cho học sinh, sinh viên của hai nước bằng các chương trình trao đổi du học sinh, trao các học bổng cho sinh viên. Hai nước cũng có sự hỗ trợ cho nhau trong lĩnh vực nâng cao chất lượng của các nghiên cứu sinh, chuyên gia, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ. Đặc biệt có thể nói đến chương trình trao đổi giáo viên giữa hai nước Nhật – Mỹ do Tổ chức giáo dục phát triển bền vững ESD thực hiện. Nhật Bản không ngừng học hỏi những ưu việt trong nền giáo dục của Mỹ để có những chính sách cải cách hệ thống giáo dục của chính mình ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Nhật Bản đã có những chính sách mở rộng tài trợ cho sinh viên Mỹ để nghiên cứu trong các chương trình sau đại học về khoa học và kỹ thuật tại Nhật Bản. Hàng năm với hàng trăm giáo viên, chuyên gia được trao đổi giữa hai nước, và hàng nghìn phần học bổng mà hai nước dành cho nhau, không chỉ tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục mà còn giúp cho nhau hiểu thêm về văn hóa, truyền thống của hai nước.

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Mỹ trong thời kỳ Thủ tướng Nhật Koizumi lãnh đạo trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng ngày càng có những bước tiến đáng kể. Nhật Bản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác khoa học kỹ thuật với Mỹ, không chỉ nâng cao công nghệ trong lĩnh vực an ninh quân sự, với hệ

thống phòng thủ tên lửa, hệ thống rada, tàu chiến…mà còn trong các lĩnh vực công nghệ khác như viễn thông, điện tử tin học, y tế... Sự hợp tác trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật giữa hai nước trong thời kỳ này vẫn dựa trên cơ sở những “Mục tiêu hợp tác Khoa học và Công nghệ của Mỹ-Nhật” trong bản tuyên bố chung Mỹ - Nhật từ năm 1988. Đến thời kỳ Thủ tướng Koizumi thì những mục tiêu này càng được cụ thể hóa, và ngày càng được đầu tư để phát triển hơn nữa. Mỹ và Nhật Bản quyết tâm chia sẻ trách nhiệm trong việc đóng góp cho thế giới trong tương lai sự thịnh vượng và hạnh phúc bằng cách tăng cường các chính sách nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ đồng minh truyền thống chiến lược của hai bên Nhật Bản và Mỹ trong thời gian thủ tướng Koizumi tại vị rất nồng ấm và ngày càng có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực từ chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng, kinh tế thương mại đến văn hóa giáo dục và khoa học kỹ thuật. Mối quan hệ Nhật Bản – Mỹ luôn được cả hai nước đánh giá cao, luôn là trụ cột cũng như hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại hai nước. Ngày 20/2/2005 liên minh Nhật - Mỹ đã ký Tuyên bố chung về hợp tác an ninh trong tình hình mới. Tuyên bố chung này là sự tiếp tục tăng cường liên minh Nhật - Mỹ để kịp thời đối phó với 3 ngòi nổ chiến tranh tiềm tàng ở Đông Á (bán đảo Triều Tiên, hoạt động khủng bố trong khu vực, eo biển Đài Loan), Mỹ cho rằng Nhật Bản phải trở thành căn cứ tiền tiêu của Mỹ ở Viễn Đông, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, đồng thời Mỹ đưa ra ý tưởng biến các căn cứ và quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản thành một đầu mối quan trọng trong cả chuỗi phòng thủ Đông Bắc Á nói riêng, Đông Á nói chung. Từ một số sự kiện chính trị lớn đã diễn ra trên đây trong quan hệ liên minh Nhật - Mỹ trong thời kỳ Thủ tướng Koizumi lãnh đạo đã đủ cho thấy tuy chưa phải là hoàn toàn suôn sẻ trong mọi mọi quan hệ hợp tác cùng phát triển và cùng gìn giữ, nâng cao vị thế cường quốc của lẫn nhau, song vẫn có thể nói rằng, quan hệ Nhật - Mỹ là quan hệ đồng minh bền chặt, gắn bó với nhau về các lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh, được phát triển trong một cơ chế an ninh song phương rõ ràng trên cơ sở một Hiệp ước an ninh cụ thể đã được ký từ năm 1951. Ảnh hưởng

của quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ là rất lớn đối với khu vực Đông Bắc Á cũng như toàn bộ khu vực Đông Á và cả Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay trong khu vực Đông Bắc Á chưa có quan hệ song phương nào khác vượt khỏi tầm gắn bó của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)