Chính sách của Nhật Bản đối với Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 71 - 91)

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Và Nga là quốc gia lân cận ở vùng biển Nhật Bản. Cả hai nước đều là những nước phát triển, có vị thế trên trường quốc tế.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật Bản – Nga mang tính chất thù địch, bất chấp có những trao đổi thương mại, buôn bán hạn hẹp đã diễn ra giữa hai nước. Lúc đó, Nhật Bản coi Nga là kẻ thù, là mối đe dọa trực tiếp ở phía Bắc lãnh thổ của mình. Còn về phần mình, Nga thì lại coi Nhật Bản là chư hầu của Mỹ và vì vậy, chính sách của Nga với Nhật là một phần chính sách của Nga với Mỹ. Việc Mỹ và Trung Quốc xích lại với nhau năm 1972 là nhân tố thúc đẩy Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ngay sau đó. Tuy nhiên vấn đề bình thường hóa quan hệ với Liên Xô vẫn chưa thực hiện được bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố lãnh thổ - vấn đề liên quan đến lòng tự tôn dân tộc của cả hai quốc gia. Vì vậy

sau rất nhiều sự cố gắng của cả hai bên và có sự góp sức của Mỹ, Anh, cộng thêm yếu tố tình tình quốc tế có nhiều thay đổi đặc biệt sau sự tan rã của Liên Xô thì Nhật Bản chính thức công nhận Cộng hoà Liên bang Nga là nhà nước kế thừa hợp pháp ngày 27 tháng 12 năm 1991. Sự sụp đổ của Liên Xô và công cuộc cải cách ở Nga đã khiến cho những bất đồng về tư tưởng, chính trị và quân sự giữa Nga và Nhật Bản không còn cơ sở để tồn tại. Theo như chính Thủ tướng Koizumi nói rằng “quá trình chuyển đổi từ Liên Xô sang Nga là một sự thay đổi có ảnh hưởng không chỉ Nga mà là đến toàn bộ cộng đồng quốc tế, mà sự thay đổi này chắc chắn có thể được mô tả như một cuộc cách mạng, và điều quan trọng là sẽ thấy được sự thay đổi và phát triển hơn nữa trong quan hệ Nhật Bản - Nga” [48]. Thực vậy đó chính là sự thay đổi cả về trong tư tưởng của nhà lãnh đạo của hai nước, mong muốn thiết lập một trật tự thế giới đa cực đã trở thành động lực để cả Nga và Nhật Bản hướng đến nhau. Đến thời kỳ thủ tướng Koizumi lãnh đạo Nhật Bản, đã có những cải cách giúp cho Nhật vươn lên sau thập kỷ kinh tế và chính trị đều trì trệ. Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới cũng như có vai trò chính trị ngày càng gia tăng trong việc giải quyết các xung đột quốc tế. Chính vì lẽ đó mà Liên bang Nga xác định ở Đông Á, Nhật Bản đang và sẽ chiếm giữ một vị trí quan trọng và ngược lại phía Nhật cũng nhận thấy sự hồi phục của nước Nga khi Tổng thống V.Putin nắm quyền điều hành đất nước. Cả hai nước đều đã nhìn thấy lợi ích của mình trong việc phát triển quan hệ với bên kia. Chính vì thế trong suốt thời kỳ của Thủ tướng Koizumi, Nhật Bản và Nga trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, hai quốc gia đã có những chiến lược nhằm đẩy mạnh sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước, để hai nước có thể tận dụng được những cơ hội tốt đẹp có được từ nước bạn phục vụ cho sự phát triển của mình.

2.3.1. Trên lĩnh vực chính trị

Liên bang Nga là một nước có diện tích lớn nhất trên thế giới hiện nay, trải rộng trên đại lục Âu – Á. Nước Nga không những có ảnh hưởng tới các quá trình vận động có tính toàn cầu mà cũng có khả năng tác động đến các quá trình vận động

của các sự kiện diễn ra ngay trong những khu vực mà Nga có nhiều ảnh hưởng, cũng như lợi ích. Và một trong những khu vực đó là khu vực Đông Á. Trong giai đoạn 1991 – 1993, Liên Bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” thân Mỹ và phương Tây, từ 1994 trở đi, Nga lại chuyển sang chính sách “cân bằng Âu – Á”. Tuy không có chung biên giới đất liền với Nga song Nhật Bản lại án ngữ trên đường biển chiến lược nối liền phần lãnh thổ phía Đông của Nga với các nước ven bờ Thái Bình Dương cũng như sang Ấn Độ Dương. Chính vì thế tăng cường quan hệ với Nhật, Nga sẽ tăng cường củng cố và mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga với các nước thuộc vành đai trên.

Nhật Bản đặc biệt là từ khi thủ tướng Koizumi nắm quyền điều hành cũng rất coi trọng những chính sách đối ngoại mới của Nga khi V.Putin lên nắm quyền. Quả thực là trong những năm đầu của thế kỷ XXI cả Nga và Nhật đều đã có những động thái tích cực về nhau. Việc chính quyền của Tổng thống Putin điều chỉnh chính sách đối ngoại hướng về Đông Á, châu Á nói chung và với Nhật Bản nói riêng là những minh chứng rõ ràng. Về phần mình, Nhật Bản có nhu cầu cải thiện quan hệ với Nga để qua đó xác lập vị thế cường quốc chính trị của mình. Với mong muốn có được chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nhật Bản rất cần sự ủng hộ của Nga, một trong năm nước Ủy viên thường trực hiện nay. Mặt khác, có được một mối quan hệ láng giềng tốt với Nga trên tinh thần đối tác sẽ giúp Nhật có những thuận lợi hơn trong quan hệ với Trung Quốc vốn vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng, mâu thuẫn. Trên cơ sở đó, hai nước chủ động điều chỉnh chính sách đối với nhau trên quy mô lớn. Đó là những thay đổi toàn bộ nguyên tắc cứng rắn, tiến hành đồng thời cả đối thoại chính trị và kinh tế. Nga rất quan tâm đến nguồn vốn, kỹ thuật và hàng hóa chất lượng cao của Nhật Bản để phát triển kinh tế vùng Siberia, Viễn Đông và tiêu dùng trong nước. Ngược lại, Nhật Bản cũng cần hợp tác với Nga, đặc biệt trong việc khai thác thị trường rộng lớn ở khu vực Viễn Đông và Siberia của Nga. Hơn thế nữa trong chiến lược đối ngoại mới của Liên Bang Nga được công bố ngày 10/7/2000, Nga nhấn mạnh mối quan hệ với khu vực châu Á –

phương được Nga đặc biệt quan tâm chính là quan hệ Nga – Nhật Bản. Chính vì thế trong những năm Thủ tướng Koizumi cầm quyền, mối quan hệ giữa hai quốc gia có nhiều biến chuyển rõ rệt, đặc biệt thông qua nhiều cuộc viếng thăm, gặp gỡ và đối thoại của lãnh đạo cấp cao của hai nước.

Năm 2001, sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi đã áp dụng các chính sách linh hoạt hơn đối với Nga. Sau sự kiện 11/9, các vấn đề an ninh phi truyền thống đã nổi rõ trong quan hệ nước lớn, chiến tranh Iraq nổ ra khiến an ninh năng lượng trở thành tiêu điểm quan tâm của các nước. Điều này cũng làm cho Nhật Bản và Nga nhanh chóng xích lại gần nhau.

Năm 2002, Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi và Tổng thống Nga V. Putin cũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 họp tháng 6/2002 tại Canada. Việc Nga mới trở thành thành viên đầy đủ của các nhóm nước G8, phía Nhật Bản thể hiện sự hoan nghênh, cho rằng việc đó sẽ làm cho quan hệ hai nước trở nên mật thiết hơn, cũng như trong việc quan hệ giữa Nga với Mỹ đang ngày càng cải thiện hơn sẽ chỉ có lợi cho Nhật, tạo khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề liên quan giữa Nhật và Nga, vì Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Nhật và ngoài ra cả Mỹ - Nga – Nhật đều đã là thành viên đầy đủ của G8. Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi và Tổng thống Nga V. Putin đã cùng Ngoại trưởng của hai nước tham dự một cuộc họp bên lề Hội nghị G8, và đã đạt được kết quả rất khả quan cho cuộc đàm phán: Hai bên thỏa thuận nhất trí tiếp tục đẩy mạnh đối thoại chính trị về những vấn đề cùng quan tâm. Đến tháng 9/2002, Ngoại trưởng Nhật Bản Kawaguchi đã có chuyến thăm tới Matxcova.

Đến ngày 09/1/2003, Thủ tướng Nhật Koizumi lần đầu tiên chính thức thăm Liên bang Nga từ ngày 9 đến 12, và đã có một cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi chiều ngày 10 tháng 1. Sau đó, đã có một buổi lễ ký kết và một cuộc họp báo chung vào buổi chiều cùng ngày. Ông đã có một bài phát biểu tại Viện Kurchatov vào buổi sáng ngày 11. Và buổi chiều hôm đó, ông chuyển từ Moscow đến Khabarovsk và ở đó một ngày. Trong buổi chiều 12

tháng 1, ông đã có một cuộc họp báo, được truyền hình trực tiếp đến Nhật Bản [89]. Chuyến viếng thăm Nga của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi với “mục đích mang hơi thở mới vào cuộc sống của quan hệ Nhật Bản - Nga, và rằng mặc dù có một số điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Nga, thì còn có rất nhiều lĩnh vực mà hai nước cần hợp tác hơn nữa” [92]. Thực vậy,chính Tổng thống Putin cũng đồng ý và giải thích rằng quan hệ Nhật Bản - Nga có vai trò quan trọng đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế, chứ không chỉ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ông cũng hy vọng chuyến thăm lần này của Thủ tướng Koizumi sẽ tạo thêm động lực tuyệt vời để thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - Nga. Để khẳng định với tuyên bố của Thủ tướng Putin là việc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giữa Nhật Bản và Nga là vì lợi ích của toàn thế giới, và 2 nước cần nhau, không phải trong ngắn hạn, mà từ quan điểm chiến lược có tính cấp thiết, hai nước đã đạt được kết quả cuối cùng rất tốt đẹp với sự ký kết của Thủ tướng Nhật Koizumi và Tổng thống Nga V.Putin bản “ Kế hoạch hành động Nga – Nhật”, và ra “Tuyến bố chung Nga – Nhật”, lần đầu tiên hai nước đưa việc “ Nhật Bản và Nga cùng xây dựng đường ống dẫn dầu viễn Đông” vào trong

kế hoạch này. Đây có thể coi là một sự đột phá trong quan hệ hai nước kể từ 1956

khi hai nước đã ký kết được “Tuyên bố chung Nhật – Xô” và tuyên bố Irkutsk, Tuyên bố Tokyo năm 1993. “Kế hoạch hành động Nga – Nhật” nêu rõ hai bên nhất trí hợp tác từ lĩnh vực an ninh khu vực, chống khủng bố và quan hệ quân sự đến hợp tác kinh tế và thương lượng về Hiệp ước hòa bình, vấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng sẽ được giải quyết trong tương lai để không làm ảnh hưởng tới quan hệ hai nước. Nhật Bản còn kiến nghị thiết lập cơ chế an ninh 6 bên bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực Đông Bắc Á. Ngoài các thỏa thuận đã đạt được sự nhất trí nêu trên của hai bên Nhật Bản – Nga, thì còn thỏa thuận nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ hợp tác phát triển trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng…

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng với những nỗ lực của cả hai nước đã dẫn đến việc mở rộng đáng kể các mối quan hệ trong các lĩnh vực khác nhau giữa các cơ

quan quốc phòng, an ninh và điều này là một yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng cường tin cậy lẫn nhau. Hai bên không chỉ có các chuyến thăm lẫn nhau giữa các Bộ trưởng quốc phòng của hai nhà nước, mà còn giữa các quan chức quốc phòng cấp cao khác. Hai bên cũng đã thực hiện các cuộc tập trận chung, hợp tác nâng cao hơn nữa trong các lĩnh vực như các vấn đề về buôn lậu, buôn ma túy và vũ khí, tổ chức tội phạm quốc tế…Đặc biệt là trong vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, hai quốc gia đã có những kiến nghị cũng như động thái tích cực trong vấn đề này, kể từ khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ. Nhật Bản và Nga sử dụng các kênh khác nhau tích cực trao đổi thông tin liên quan đến các mối đe dọa khủng bố tiềm tàng. Trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị, cả hai nước thúc đẩy tăng cường hòa bình và ổn định quốc tế, Nhật Bản hoan nghênh hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược ngày 24/5/2002 giữa Liên Bang Nga và Mỹ.

Năm 2004, sau khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2, Tổng thống Nga V. Putin đã có những chiến lược cùng với Thủ tướng Nhật Koizumi tiếp tục tăng cường quan hệ Nhật Bản – Nga, mong muốn tháo gỡ cục diện bế tắc trong quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản cũng mong muốn thực hiện “đột phá lớn” trong quan hệ chính trị giữa hai nước trong nhiệm kỳ của cả hai vị lãnh đạo của hai nhà nước. Tháng 6/2004, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã có một cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga trong chuyến thăm biển đảo, Georgia để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các đảo Biển G8. Tại cuộc hội đàm lần nàybao gồm cả quan hệ song phương, đặc biệt là vấn đề về việc ký kết một hiệp ước hòa bình là chủ đề chính được thảo luận, và các vấn đề Bắc Triều Tiên, Nghị định thư Kyoto và hợp tác phi hạt nhân hóa cũng đã được thảo luận [89].Chính phủ Nhật Bản hoan nghênh khi Tổng thống Nga V. Putin bày tỏ mong muốn của mình đến thăm chính thức Nhật Bản vào đầu năm 2005, một năm ý nghĩa đánh dấu kỷ niệm 150 năm của Hiệp ước Shimoda Nhật Bản – Nga.

Tháng 5/2005, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã có cuộc hội đàm với Tổng thống V. Putin nhân dịp chuyến thăm Nga và tham dự lễ kỷ niệm 60 năm kết thúc

Thế chiến II. Cuộc gặp diễn ra trong một phòng tiếp tân của điện Kremlin. Với sự tham gia của Thủ tướng Koizumi tại buổi lễ này, Nhật Bản đã có thể chứng minh sự hiện diện của mình với tư cách một quốc gia có khả năng lãnh đạo, có trách nhiệm với hòa bình thế giới trong thời gian 60 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh [101]. Ngoài ra, với sự tham dự lễ kỷ niệm này, đã tạo một cơ hội tốt cho sự phát triển mối quan hệ Nhật Bản - Nga trong tương lai. Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đã bày tỏ sự nhiệt tình trong việc mong muốn được đón tiếp Tổng thống Nga Putin đến thăm Nhật Bản một cách rất nồng nhiệt, đáp lại là sự mong muốn đến thăm Nhật của Tổng thống Putin. Sau đó 30/5/2005 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sergey Lavrov của Nga cũng đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Một bước chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng thống Nga V. Putin vào tháng 11/2005, chuyến thăm Nhật Bản lần thứ hai kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền (chuyến thăm thứ nhất là vào 9/2000). Qua chuyến thăm chính thức Nhật của Tổng thống Putin lần này, hai bên đã thể hiện nỗ lực thúc đẩy quan hệ về kinh tế, đặc biệt là việc cùng nhau hợp tác trong việc xây dựng đường ống dẫn dầu ra Thái Bình Dương của Nga. Tổng thống Putin đánh giá cao sự phát triển ổn định trong quan hệ Nhật Bản - Nga, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế. Đáp lại, Thủ tướng Koizumi cho biết ông đánh giá cao sự tiến bộ trong quan hệ Nhật Bản - Nga ở các lĩnh vực khác nhau dựa trên cơ sở là bản "Kế hoạch hành động Nhật Bản - Nga" (2003), đặc biệt như quyết định của tập đoàn Toyota xây dựng một nhà máy sản xuất ở St Petersburg, cũng như chuyến thăm đầu tiên của lực lượng Phòng vệ (SDF) hồi tháng 7/2005. Và hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm tích cực tiếp tục công tác chuẩn bị về việc “Hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước lớn trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)