vọng về tương lai tươi sáng của nền nông nghiệp trên con đường hội nhập và tiến dần tới mục tiêu giảm từ 2-3% hộ nghèo mỗi năm và tăng 2-3% hộ giàu mỗi năm. 92
Đánh giá chung những mặt đã đạt được, có thể nhận thấy với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, giai cấp nông dân đã khẳng định vai trò là nguồn nhân lực chủ yếu trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn, là chủ thể ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, nơng dân cịn thể hiện là nhân tố quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và mở rộng dân chủ cấp cơ sở. Sức mạnh của Đảng, của hệ thống chính quyền bắt nguồn từ sức mạnh của dân và khối đại đồn kết tồn dân, trong đó, nơng dân chiếm đại đa số. Với những kết quả đó, giai cấp nơng dân đã và đang góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.2.2. Một số hạn chế trong phát huy vai trị của nơng dân ở nước ta hiện nay hiện nay
Những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội đã chứng tỏ những đóng góp to lớn của nông dân Việt Nam trên con đường CNH-HĐH đất nước cũng như chứng tỏ tính đúng đắn của những chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm phát huy vai trò của giai cấp nơng dân nói riêng và
tồn thể xã hội nói chung trong q trình xây dựng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc phát huy vai trị của nơng dân trong giai đoạn hiện nay cũng đặt ra một số vấn đề bất cập, hạn chế.
Một là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chưa phù hợp
Mặc dù đạt những thành tựu rất quan trọng sau hơn 20 năm đổi mới và sau gần 10 năm tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhưng nhìn chung, cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng thiếu tính bền vững. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu CNH, HĐH và vẫn ở tình trạng mất cân đối lớn giữa nơng nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp của nước ta cịn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp, trong nội bộ trồng trọt còn bất hợp lý do còn chủ yếu tập trung vào sản xuất lúa gạo. Theo định hướng phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một nền nơng nghiệp mạnh thì cơ cấu sản xuất đến năm 2010 phải đạt: ngành trồng trọt chiếm 65%, ngành chăn nuôi chiếm 30% và ngành dịch vụ 5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, cơ cấu giữa hai ngành sản xuất chính của nơng nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi mất cân đối nghiêm trọng. Theo kết quả sơ bộ năm 2006 thì tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm 73,5%, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 24,7% và ngành dịch vụ chiếm 1,8% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Phụ lục 5. Ngành trồng trọt đang chiếm tỷ trọng cao, song cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt cũng mất cân đối nghiêm trọng, cây lương thực vẫn chiếm chủ yếu giá trị sản xuất nông nghiệp, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả còn thấp. Trong số các loại cây lương thực thì chủ yếu là trồng lúa mà có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của trồng lúa không thể cao, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, diện tích đất đai canh tác manh mún, giá cả đầu vào sản xuất quá cao… Theo cách tính của một nhà nghiên cứu, nước ta có khoảng 10 triệu hộ nông dân tham gia trồng lúa gạo (nếu tính mỗi hộ nơng dân có 5 người thì cũng tương đương 50 triệu
người) chỉ để làm ra 33 – 35 triệu tấn thóc mỗi năm. Nếu như trích ra trong số đó 1/6 đến 1/5 sản lượng để xuất khẩu ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước, thì 7 – 10 triệu nơng dân trong nước chỉ làm ra một giá trị xuất khẩu 1,3 – 1,5 tỷ đôla. Năng suất và hiệu quả kinh tế như vậy là quá thấp so với bất kỳ một ngành nào khác. 11 Cơ cấu bất hợp lý còn ảnh hưởng lớn tới việc phân bổ nguồn lực lao động, điều đó làm giảm khả năng phát huy vai trị của nông dân. Với nguồn lực đất đai có hạn, nhất là đất màu mỡ dành cho trồng các loại cây lương thực và hoa màu đang ngày càng giảm về diện tích và chất lượng đất, giá cả các loại đầu vào dành cho sản xuất như phân, giống ngày càng tăng cao thì rõ ràng việc tập trung quá nhiều vào trồng trọt các loại cây lương thực sẽ tạo ra sự dư thừa lao động nơng thơn, năng suất có thể tăng nhưng hiệu quả thu được lại giảm.
Trong trồng trọt, chăn nuôi, nông dân mới chỉ chú ý tới năng suất mà chưa chú trọng đến giá trị của sản phẩm, chưa đủ sức tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn và tập trung, sức cạnh tranh lại kém, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Sự phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp chưa tác động mạnh mẽ tới nông nghiệp do quy mơ nhỏ bé, tính chất phân tán. Cơ cấu sản xuất chuyển đổi chậm, phương thức canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của nơng dân. Thu nhập của nông dân vẫn chủ yếu từ nông nghiệp. Sự chênh lệch quá lớn giữa giá cả hàng nông sản và hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp làm cho nông dân cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống chứ chưa nói đến khả năng tích luỹ. Bên cạnh đó, bình qn diện tích canh tác trên đầu người rất thấp trong khi chi phí cho sản xuất và đóng góp của nơng dân cịn q lớn khiến cho thu nhập của nơng dân rất thấp. Có nhiều trường hợp, nơng dân chỉ biết “lấy cơng làm lãi”, thậm chí có thể mất trắng trên diện tích canh tác của mình. Chính thực tế đó đã khiến cho người nông dân một mặt khơng có khả năng tích luỹ, mặt khác, không dám mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật mở rộng sản xuất mà chỉ dừng ở việc đầu tư kiểu cò con, quay vòng nhanh, thu hồi vốn nhanh.
Một vấn đề xuyên suốt quá trình phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay là phải chăm lo nguồn vốn đầu tư cho khu vực này. Chỉ có huy động tập trung ngày càng nhiều và bố trí sử dụng hiệu quả theo cơ cấu hợp lý các nguồn vốn đầu tư mới tạo ra động lực để phát triển. Tuy nhiên, “việc phân bổ vốn đầu tư nói chung cịn mất cân đối và chưa hợp lý…Lãi suất tín dụng chưa hợp lý cùng với các quy định không linh hoạt và thiếu phù hợp về thuế, phí, thủ tục tín dụng, quản lý ngoại hối… bất lợi cho khuyến khích phát triển nơng nghiệp. Nạn cho vay nặng lãi và các nạn cò mồi, ăn chặn, vay ké, nhũng nhiễu dân liên quan tới các hoạt động tín dụng, kế toán, thực hiện nghĩa vụ thuế và các loại đóng góp…, vẫn cịn tồn tại ở nơi này nơi khác tác động tiêu cực đến phát triển sản xuất nơng nghiệp và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nơng nghiệp” 86;15-16. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư cho ngành nơng nghiệp khoảng 108.923 tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 28.968 tỉ đồng. Mức đầu tư như vậy mới chỉ đạt 15%-17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm, trong khi nhu cầu thực tế cần khoảng 25%-30%. Cịn đầu tư nước ngồi cho nông nghiệp lại quá thấp. Đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn chỉ chiếm 7% nguồn vốn FDI so với 34% cho công nghiệp và 59% cho dịch vụ. 89
Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho phương thức canh tác của nơng dân vẫn chưa có những chuyển biến mang tính đột phá, lao động vẫn dựa trên sức người là chính, tốc độ cơ khí hố trong các khâu làm đất còn chậm. Việt Nam đã ra nhập WTO và theo cam kết với tổ chức này, Nhà nước được quyền trợ cấp cho nông nghiệp lên đến 10% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp nhưng hiện chúng ta mới trợ cấp nhiều nhất là 260 triệu USD/năm, chiếm từ 3%-4% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Phần lớn nguồn trợ cấp này lại rơi vào tay những người kinh doanh nông sản chứ chưa tới tay nông dân 88. Những hộ gia đình có tài sản cố định giá trị cao như nhà xưởng ô tô, máy kéo... chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định nhiều nhất là chủ trại chăn ni cũng chỉ chiếm gần 30%, cịn lại tài sản cố định như vườn
cây, trâu bò, lợn nái, lợn đực giống, bình bơm thuốc trừ sâu chỉ trên dưới 15%. Khả năng tích lũy thấp, lại hạn chế về vốn, cho nên chỉ có khoảng 28% số hộ dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn khoảng 3 triệu đồng/năm. 90
Nơng nghiệp - nguồn sống chính của 73% dân số, chỉ tăng với tốc độ bình quân là 4%/năm, trong khi công nghiệp và dịch vụ luôn đạt mức tăng trưởng hai con số, đã khiến chênh lệch thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng rõ rệt. Thu nhập của cư dân nông thơn tăng chậm, tích luỹ tái sản xuất của nơng hộ thấp, không tạo đà cho hộ nông nghiệp trở thành hộ phi nông nghiệp. Hậu quả là khoảng cách giàu nghèo ngày một gia tăng. Vấn đề đặt ra không chỉ nâng cao thu nhập của nông dân để đạt mục tiêu tức thời, mà trên cơ sở ấy, tạo ra lực đẩy cần thiết giúp nông dân vượt qua mức tích lũy cơ bản để phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trên quy mô rộng ở nơng thơn. Đây cũng chính là cơ sở để giải quyết đồng bộ vấn đề nông nghiệp- nông dân và nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH.
Khó khăn trong tích tụ để mở rộng sản xuất xảy ra ngay cả với các doanh nghiệp nhà nước. Nếu như các nông – lâm trường quốc doanh được coi là nơi thể hiện rõ nhất yếu tố định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp của một nền kinh tế thị trường, là nơi thể hiện sự gắn kết giữa nhà nước và nơng dân thì cũng chính nơi đây đã và đang đặt ra hàng loạt các khó khăn cho Nhà nước và nơng dân. Những yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai; thiếu vốn trầm trọng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo của các bộ ngành và địa phương đã khiến cho hàng loạt các nông – lâm trường rơi vào hồn cảnh khó khăn. Hoạt động của nơng lâm trường quốc doanh bắt đầu bộc lộ nhiều yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp. Theo thống kê, trong số 340 nơng trường quốc doanh thì có tới 216 đơn vị bị lỗ (chiếm gần 70%); công nợ phải trả bằng 71% vốn kinh doanh, lương cơng nhân đì đẹt. Đối với lâm trường cũng có tới gần một nửa đơn vị ln trong tình trạng thua lỗ. Nơng lâm trường khơng cịn là “miền đất hứa”, thậm chí, nhiều địa phương đã than: “Tỉnh nào càng có nhiều nơng lâm trường, tỉnh đó càng khổ”. Ngun nhân
chính dẫn tới tình trạng này là do sự nhận thức về vai trị của nó chưa đúng, hầu hết chính các nơng lâm trường cịn thụ động, trơng chờ, ỷ lại vào nhà nước, thiếu vốn để sản xuất và kinh doanh.
Về đất đai, tình trạng phổ biến là các nông lâm trường chưa tự giải quyết dứt điểm được tình trạng liên kết trá hình, tình trạng cho thuê, cho mượn đất dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không cao, tranh chấp kéo dài, chưa có phương án giải quyết thoả đáng vấn đề sắp xếp lại nguồn lực con người. Chính điều đó khiến người nơng dân ở nhiều nơi khơng cịn tha thiết với đất đai, với rừng và cơng việc mà họ đã gắn bó hàng nhiều đời nay.
Đây là những vấn đề bức xúc trong việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí, khoa học - kỹ thuật và tay nghề của nơng dân cịn thấp, quan hệ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực nơng thơn cịn yếu, sự phân bố và sử dụng lao động trong nông nghiệp chưa hợp lý
Trong thời gian qua, dù đã thể hiện vai trò to lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nhưng những người nơng dân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp nhận những kiến thức, tiến bộ khoa học - kỹ thuật – công nghệ phục vụ sản xuất. Hệ thống khuyến nơng cịn chưa được đầu tư đúng mức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Nông dân thiếu kỹ thuật nên thường gặp rủi ro trong sản xuất, nhất là ngành trồng trọt, chăn nuôi. Họ cũng thiếu những thông tin về thị trường, giá cả, thiếu kiến thức về phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nên sản phẩm làm ra thiếu sức cạnh tranh dễ bị tư thương lơi dụng ép giá, gây thiệt hại tới sản xuất và thu nhập. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất manh mún, sản phẩm làm ra ít và chưa đạt chất lượng cao là ngun nhân chính làm cho người nơng dân khó khăn về thị trường tiêu thụ. Vấn đề đầu ra là vấn đề bức xúc lớn trong nông nghiệp nông thôn. Thị trường là khâu trung gian nhưng lại là yếu tố rất quan trọng để kích thích việc mở
rộng sản xuất đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ, nâng giá trị sản phẩm. Và chỉ có như thế, hàng hố mới có sức cạnh tranh và tìm được thị trường. Hiện nay, đại đa số nơng dân nước ta vẫn ở trong vịng luẩn quẩn: sản xuất nhỏ -> khơng có thị trường -> khơng có sản xuất lớn. Một ngun nhân nữa gây khó khăn cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, mơ hình mới tới nơng dân là do tính chủ động và sáng tạo của chính những người nông dân cũng chưa được phát huy cao ở nhiều nơi. Nông dân phần đông vẫn chưa tận dụng được lợi thế về học vấn để học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng mới. Bệnh kinh nghiệm vẫn cịn phổ biến trong nơng thơn, nơng dân. Đó là trở ngại lớn làm hạn chế vai trò chủ động của nông dân trong sản xuất, kinh doanh. Các làng nghề truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn do chất lượng nguồn nhân lực thấp, đào tạo nghề chưa được chú trọng. Ai cũng biết nghề thủ công truyền thống và nghề mới là một trong những đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.544 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 10 triệu lao động nhưng có tới 55% lao động trong các cơ sở sản xuất chuyên nghề chưa qua đào tạo và trên 82,6% lao động làm việc tại các tổ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được đào tạo nghề. 97% lao động tại các làng nghề vẫn là “cha truyền, con nối”. Tại Hội nghị về Dạy nghề đáp ứng doanh nghiệp tổ chức cuối tháng 5.2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định “thật đáng buồn và xót xa khi Việt Nam có gần 3 triệu thợ thủ công tham gia nghề truyền thống nhưng bình quân mỗi người thợ chỉ làm ra khoảng 150USD/năm xuất khẩu” 87.
Việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp nước ta hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý cũng là cản trở lớn cho việc phát huy vai trị của nơng dân. Theo kết quả điều tra lao động việc làm tháng 7/2006, lực