cơ sở chính sách thuế nơng nghiệp phù hợp
Chính sách cộng sản thời chiến đã phát huy tác dụng nhất định trong bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Mười Nga, nước Nga bước vào thời kỳ phải chống chọi lại hàng loạt kẻ thù trong và ngoài nước. Phương thức kinh tế chủ yếu là trưng thu lương thực của nơng dân. Tuy nhiên, chính sách đó đã trở nên khơng phù hợp khi chiến tranh đã kết thúc, bởi nó khơng tạo ra động lực cho nông dân Nga tham gia sản xuất. Kinh tế Nga đứng trên bờ vực thẳm, khó khăn chồng chất, giai cấp vô sản thiếu lương thực. Chính điều đó buộc V.I.Lênin và Đảng cộng sản phải tính tới các biện pháp mới thích hợp hơn.
Khi đặt vấn đề làm thế nào để thoả mãn người nông dân và để tâm lý người nông dân trở nên “lành mạnh” được thì V.I.Lênin trả lời đó là cơng việc không thể làm trong một sớm một chiều và nhất thiết phải bằng con đường cung cấp đầy đủ cho nông dân những sản phẩm công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật với máy máy móc trên quy mơ lớn và điện khí hố tồn quốc. Chính điều kiện đó có thể giúp cải tạo triệt để và hết sức nhanh chóng người tiểu nơng. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm kinh tế, để thoả mãn nơng dân thì phải tìm biện pháp ở ngay trong chính những yêu cầu của người nông dân. Trên cơ sở phân tích này, V.I.Lênin đã khẳng định: “Về thực chất, có thể thỏa mãn tiểu nơng bằng hai việc này: thứ nhất là, phải có sự tự do trao đổi nhất định, tức là tự do cho những người tư hữu nhỏ; thứ hai là, phải kiếm ra hàng hóa và lương thực. Nếu khơng có gì để mà trao đổi thì tự do trao đổi cịn có nghĩa gì nữa! Nếu khơng có gì để bn bán thì tự do bn bán cịn có nghĩa gì nữa!” 51;73. Như vậy, thiết lập chế độ tự do bn bán và trao đổi hàng hố là điều kiện quan trọng giúp nông dân phát huy tốt vai trị của mình với tư cách là một chủ thể kinh tế. Người căn dặn trong thời kỳ quá độ này, ở một nước mà nông dân chiếm đa số, chúng ta phải biết chuyển sang những biện pháp nhằm bảo đảm những yêu cầu của nông dân về mặt kinh tế, biết tiến hành đến mức tối đa những biện pháp để cải thiện tình cảnh kinh tế của nơng dân. “Trong khi chúng ta chưa cải tạo được nông dân, trong khi cơ khí lớn chưa cải tạo nơng dân thì phải bảo đảm cho nơng dân được tự do kinh doanh” 51;34. Đặc biệt, chính sách tự do trao đổi hàng hố cịn được V.I.Lênin coi là một hình thức liên minh kinh tế vững chắc giữa giai cấp công nhân và nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, chính sách tự do bn bán và trao đổi hàng hố phải gắn liền với chính sách thuế lương thực. Nơng dân chỉ được tự do buôn bán trao đổi lương thực sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế của mình. Đó chính là phương thức quan trọng thể hiện mối liên hệ giữa nhà nước và
nông dân. Đây là vấn đề không chỉ mang tính lý luận mà cả thực tiễn, một sự sáng tạo lớn về lý luận và thực tiễn xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn quá độ ở một nước kinh tế dựa vào nơng nghiệp là chính. Chính sách này có thể là khâu đột phá giúp nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng sau những năm dài chiến tranh. Thay thế chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế nơng nghiệp và cho phép nơng dân tự do buôn bán, trao đổi những sản phẩm thừa mà mình có. “Trong một nước nơng dân có một nền cơng nghiệp đang hoạt động, và nếu có sẵn một số hàng hóa nhất định, thì người ta có thể áp dụng chế độ thuế khóa và tự do trao đổi, coi đó là một biện pháp q độ” 51;85.
Chính sự trao đổi đó là một sự khuyến khích, kích thích, thúc đẩy đối với nơng dân. Người dân cày có thể và phải cố gắng vì lợi ích của chính mình, vì chúng ta sẽ không trưng thu tất cả số lương thực thừa của anh ta mà chỉ thu một số thuế, và phải cố gắng ấn định trước số thuế đó. “Điểm chủ yếu là phải đem lại cho người tiểu nông một sự khuyến khích, kích thích, một sự thúc đẩy trong hoạt động kinh doanh của anh ta” 51;85.
Chính sách thuế lương thực được V.I.Lênin và Đảng cộng sản coi là biện pháp cấp bách và quan trọng nhằm nâng cao sức sản xuất của nông dân. Thay chế độ trưng thu lương thực bằng chế độ thuế lương thực sẽ mở đường cho tự do buôn bán sau khi người nông dân đã nộp đủ thuế mà như Người đã nói “Cùng với việc sức sản xuất được tăng lên, chế độ thuế lương thực đã mở cho người nông dân siêng năng một con đường thênh thang hơn” 56;385-386. Biện pháp này sẽ kích thích nơng dân hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đã rất nhiều lần V.I.Lênin khẳng định thuế lương thực là một trong những hình thức quá độ từ “chế độ cộng sản thời chiến”, một chế độ cộng sản đặc biệt do tình trạng cùng khốn cực độ, tình trạng hoang tàn và chiến tranh buộc chúng ta phải thi hành, sang chế độ trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa bình thường. Và chế độ này lại là một trong những hình thức
quá độ từ chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm do tình trạng tiểu nơng chiếm đại đa số trong dân cư tạo nên sang chủ nghĩa cộng sản.
Việc thu thuế cũng phải tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và từng đối tượng cụ thể. Muốn giải quyết vấn đề dự trữ lương thực thì cần phải tìm ra những hình thức quan hệ giữa nhà nước với nông dân và ở đây thì “ngồi thuế lương thực ra, khơng cịn hình thức nào khác... ” 54;374. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ phải tổ chức thu thuế một cách đúng đắn, không như trước kia thu hai ba lần khiến người nơng dân lâm vào hồn cảnh khó khăn. Cơ cấu giai cấp nơng dân ở Nga khơng thuần nhất và trong hồn cảnh người nơng dân lâm vào tình trạng vơ cùng khó khăn, chính sách thuế đúng đắn nhất là phải tính tới việc phân loại các đối tượng nộp thuế, qua đó đảm bảo sự cơng bằng. Trong trường hợp người nơng dân khó khăn q mức thì thậm chí cần phải tính tới việc giảm thuế mà “khơng do dự”. Đó là điểm mới trong chính sách thuế lương thực của Đảng cộng sản Nga so với các chính sách thuế mà các chính phủ tư sản đã và đang thực hiện. V.I.Lênin viết: “khác với tất cả các đạo luật của tất cả các chính phủ tư sản trên thế giới, đạo luật của Chính quyền xơ-viết về thuế đặc biệt địi hỏi phải hồn tồn đặt gánh nặng của thuế đó lên bọn cu-lắc, tức là một thiểu số nơng dân bóc lột đã đặc biệt làm giàu trong thời gian chiến tranh. Cịn trung nơng thì chỉ phải đóng thuế hết sức vừa phải, vừa sức của họ, chứ khơng q sức.
Đảng địi hỏi rằng đối với trung nơng thì việc thu thuế đặc biệt phải được giảm nhẹ trong mọi trường hợp, và không được do dự ngay cả trong việc giảm tổng số thuế” 38;252. Thậm chí, trong “Bản phác thảo sơ bộ những luận cương về nơng dân”, V.I.Lênin cịn đề nghị chuẩn y ngun tắc thuế suất phải được ấn định một cách thích ứng với tính tích cực của nông dân, nghĩa là thuế suất phải giảm đi khi tính tích cực của nơng dân tăng lên. Trong điều kiện nông dân nộp thuế nhanh chóng và đầy đủ, thì nới rộng quyền của nông dân được tự do sử dụng, trong vịng lưu thơng kinh tế địa phương, những lương thực thừa còn lại sau khi đã nộp xong thuế.
Như vậy có thể nhận thấy chính sách thuế lương thực và tự do trao đổi, buôn bán lương thực là một trong những chính sách quan trọng khôi phục và phát triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng và tồn bộ nền kinh tế Nga nói chung trong hồn cảnh sau chiến tranh. Chính sách đó trực tiếp tác động tới nơng dân và tạo điều kiện cho nông dân phát huy vai trị của mình trong sự nghiệp xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Có khơng ít những quan điểm e ngại, thậm chí chống lại chính sách này. V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc tình hình và Người kịch liệt phê phán những quan điểm thể hiện sự e dè đó. Người căn dặn chúng ta đừng để bị chi phối bởi cái "chủ nghĩa xã hội tình cảm", hay bởi cái tâm trạng gia trưởng, kiểu Nga cổ, kiểu nửa lãnh chúa, nửa nông dân, coi khinh thương nghiệp một cách vô lý. Chúng ta cần biết sử dụng tất cả mọi hình thức kinh tế, q độ, vì đó là điều cần thiết để tăng cường mối liên hệ giữa nông dân và giai cấp vô sản, để phục hưng ngay nền kinh tế quốc dân trong một nước bị tàn phá và kiệt quệ, để khôi phục công nghiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những biện pháp mới, rộng rãi hơn và sâu sắc hơn.
Sẽ không thể khôi phục và phát triển công nghiệp nếu khơng có sự đảm bảo về lương thực. Đến lượt nó, cơng nghiệp phát triển sẽ cung cấp các sản phẩm cho nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Đó chính là cơ sở thực chất của chính sách kinh tế mới mà V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga đã vạch ra.