theo con đường làm ăn tập thể
Khi phân tích cơ sở kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước mà nông dân chiếm đa số, khi cách mạng vô sản đã nổ ra và toàn bộ các tư liệu sản xuất chủ yếu đã thuộc về tay giai cấp công nhân, V.I.Lênin đã chỉ ra việc xây dựng mối quan hệ kinh tế giữa công nhân và nông dân thực chất là phải làm thế nào để nông dân được cung cấp các sản phẩm công nghiệp và ngược lại công nhân nhận được những sản phẩm từ
nơng dân. Chính trên cơ sở đó mà có thể xây dựng được nền kinh tế của một nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội. Và khi mà nền kinh tế nông dân tiến triển thêm thì nhất thiết phải tiến hành bước quá độ tiếp theo, chuyển từ nền kinh tế nông dân cá thể, nhỏ, ít có lợi nhất và lạc hậu nhất, dần dần phải liên hợp lại và tổ chức thành nền kinh tế nơng nghiệp tập thể lớn. Có thể nói, với điều kiện của nước Nga Xơ viết, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga luôn coi việc vận động nông dân vào con đường làm ăn tập thể, hình thành các hợp tác xã nơng nghiệp làm ăn với quy mô lớn là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa. Trong Điểm nói về vấn đề ruộng đất của “Dự thảo cương lĩnh của Đảng cộng sản Nga” tháng 2 năm 1919, Người đã chỉ ra một loạt biện pháp nhằm tổ chức một nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa. Trong số các biện pháp đó, có những biện pháp quan trọng nhất là: “xây dựng các nông trường quốc doanh, tức là các nơng trường xã hội chủ nghĩa lớn; khuyến khích các công xã nông nghiệp, tức là những liên minh tự nguyện của nông dân để kinh doanh tập thể trên quy mơ lớn; khuyến khích các hội cũng như các tổ canh tác tập thể…” 42;149.
Người thẳng thắn phê phán lối làm ăn manh mún của nông dân Nga theo kiểu cũ đã kéo dài nhiều thế kỷ chỉ làm cho nông dân thêm ngu dốt, nghèo khổ, tạo điều kiện cho bọn giàu có cơ hội bóc lột kẻ nghèo. Muốn thốt khỏi tình trạng đó thì người nơng dân chỉ có cách là phải đi theo lối làm ăn tập thể. Điều đó khơng chỉ có lợi cho nơng dân mà cịn đặc biệt có lợi cho chính quyền Xơ viết và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng nước Nga có đủ điều kiện để tiến hành sản xuất nơng nghiệp theo quy mơ lớn, hình thành các hợp tác xã nơng nghiệp hay khơng? V.I.Lênin phê phán trước đây người ta không chú ý đầy đủ đến chế độ hợp tác xã, không hiểu đầy đủ ý nghĩa của hợp tác xã và trong những ước mơ về hợp tác xã trước đây người ta còn rất ảo tưởng vì cịn thiếu cơ sở chính trị quan trọng nhất là việc giai cấp cơng nhân phải giành được chính quyền. Cịn hiện tại, vì chính
quyền nhà nước đã do giai cấp công nhân nắm, mọi tư liệu sản xuất đã nằm trong tay nhà nước nên trên thực tế, chỉ cịn có việc đưa nhân dân vào các hợp tác xã. “Khi nhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức đơng nhất, thì chủ nghĩa xã hội tự nó sẽ được thực hiện” 59;421. Phân tích tính tất yếu của q trình hình thành hợp tác xã, V.I.Lênin đã chỉ ra hàng loạt các yếu tố làm cơ sở cho q trình này. Đó là việc chính quyền nhà nước đã chi phối những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp vô sản nắm chính quyền và liên minh với hàng triệu tiểu nông và tiểu tiểu nông, giai cấp vô sản nắm vững quyền lãnh đạo nơng dân. “Đó chưa phải là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng đó là tất cả những cái cần thiết và đầy đủ để tiến hành cơng việc xây dựng đó” 59;422.
Điều kiện quan trọng và cần thiết nhất chính là giai cấp công nhân phải giành được chính quyền và thực hiện liên minh với nông dân, đồng thời nhà nước phải tìm ra được phương thức quan hệ giữa nhà nước với nhân dân lao động, giữa công nhân và nơng dân sao cho đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia vào liên minh. Mặc dù chính sách đảm bảo cho nơng dân tự do bn bán, trao đổi hàng hố là rất quan trọng nhưng đơi khi người ta q coi trọng nó mà xem nhẹ chế độ hợp tác xã.
Chỉ rõ ý nghĩa của việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, V.I.Lênin còn đề ra một số nguyên tắc quan trọng cũng như những biện pháp cần thiết để thực hiện điều đó bởi lẽ “không nhắc lại cái khẩu hiệu trống rỗng: "Hãy thành lập các hợp tác xã!", mà phải chỉ ra một cách cụ thể
xem kinh nghiệm thực tiễn của công việc hợp tác hố là gì và cần giúp đỡ
cơng việc hợp tác hố như thế nào”. Phải sử dụng những phương pháp nào
mà bất kỳ ai khi tham gia vào hợp tác ấy đều thấy rõ được ý nghĩa xã hội chủ nghĩa của nó. Nguyên tắc quan trọng nhất mà V.I.Lênin chỉ ra là “Công xã nông nghiệp phải được thành lập trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, không chút cưỡng bức nào cả, đối với việc canh tác tập thể cũng thế” 43;36. Người căn dặn khi khuyến khích các loại tổ hợp tác, cũng như các công xã nông nghiệp của trung nông, các đại biểu Chính quyền xơ-viết khơng được
để xảy ra một sự cưỡng bức nào trong việc thành lập các tổ chức đó. Chỉ có các tổ chức nào do chính nơng dân tiến hành theo sáng kiến tự do của họ và đã được họ kiểm nghiệm trên thực tế mà thấy là có lợi, thì mới có giá trị. Trong cơng tác này mà vội vã q là có hại vì sự hấp tấp đó chỉ có thể làm tăng thêm thành kiến của trung nông đối với những cái mới mà thơi và thậm chí phải xử lý nghiêm những ai vi phạm nguyên tắc này. “Những người đại diện Chính quyền xơ-viết nào tự tiện dùng phương pháp cưỡng bức không những trực tiếp mà ngay cả gián tiếp nữa để đưa nông dân vào công xã, đều bị xử lý hết sức nghiêm khắc và không được làm công tác ở nông thôn nữa” 38;251. Một số phương pháp thu hút nông dân tham gia vào hợp tác xã được đề ra như về mặt chính trị thì nhà nước phải dành cho hợp tác xã những ưu đãi nhất định về tài chính để thưởng cho những nơng dân tích cực tự giác tham gia vào hợp tác xã. Bởi vì “khi một người cơng tác hợp tác xã đến một thôn để xây dựng một cửa hàng hợp tác thì nói cho đúng ra, dân cư khơng hồn tồn tham gia vào việc xây dựng ấy. Nhưng khi thấy có lợi cho bản thân thì họ sẽ mau chóng tham gia hợp tác xã đó” 59;424. Bên cạnh biện pháp đó, cần phải tăng cường nâng cao trình độ văn hố của nơng dân để họ có thể nhận thức được đúng ý nghĩa của việc tham gia vào hợp tác xã. “Thật ra, chúng ta "chỉ" còn cần làm cho dân cư nước ta "văn minh" đến mức họ thấy rõ tất cả lợi ích của việc tham gia phổ biến vào hợp tác xã, và đến mức họ tổ chức việc tham gia đó. "Chỉ" cần thế thôi. Tất cả sự khơn ngoan mà chúng ta cần có lúc này để chuyển sang chủ nghĩa xã hội là ở chỗ đó. Nhưng muốn làm được chữ "chỉ" đó, cần phải có cả một cuộc cách mạng, cả một thời kỳ phát triển văn hoá của tồn thể quần chúng nhân dân” 59;424. Với trình độ văn hố, người nơng dân khi tham gia vào hợp tác xã mới có khả năng phát huy hết vai trị của mình, để phong trào hợp tác xã hoá tránh khỏi những tổn hại do sự ấu trĩ cộng với lòng nhiệt tình cách mạng sinh ra. Theo Người: “… toàn bộ vấn đề là phải biết kết hợp cái đà cách mạng, cái nhiệt tình cách mạng đã được chúng ta biểu lộ và biểu lộ đầy
đủ, và đã đạt đến kết quả hoàn toàn, là phải biết kết hợp cái đó (ở đây tơi cố ý nói như vậy) với bản lĩnh của một thương nhân thơng minh và có học; cái bản lĩnh đó hồn tồn đủ để thành một người công tác hợp tác xã giỏi” 59;424-425. Ở đây, V.I.Lênin cũng giải thích là Người nói tới thương nhân văn minh - tức là những thương nhân biết bn bán và có đầy đủ bản lĩnh vì khơng phải ai bn bán cũng là người có bản lĩnh, từ việc bn bán đến trở thành thương nhân văn minh còn cách nhau rất xa. Người khẳng định “khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về xã hội, khi giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp, đã thắng giai cấp tư sản ─ thì chế độ của những xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa” 59;425.