Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó chú trọng chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp gắn với phân công lao động nông thôn phù hợp với từng địa phương
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần quan trọng giải quyết nguồn lực lao động xã hội, trong đó có lao động nơng nghiệp. Ở nước ta, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn thì điều này càng có ý nghĩa. Xu hướng tất yếu là mở rộng và phát triển các ngành kinh tế quốc dân: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thương mại, dịch vụ… nhằm mở rộng địa bàn sản xuất, thu hút lao động nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp nông thôn. Việc rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành kinh tế khác còn tuỳ thuộc vào năng suất lao động nông nghiệp bởi lẽ việc phân phối lao động giữa các ngành vẫn phải trên cơ sở đảm bảo yếu tố an ninh lương thực và nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, tiếp tục cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho hợp lý. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp. Hiện nay, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp của nước ta cịn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp, trong nội bộ trồng trọt còn bất hợp lý, đang tập trung chủ yếu vào sản xuất lúa gạo. Phát huy được vai trị của nơng dân cũng có nghĩa là thiết lập được một nền nơng nghiệp mạnh, muốn có một nền nơng nghiệp mạnh thì trước hết cần thiết phải có cơ cấu hợp lý mà theo định hướng phát triển của Bộ Nơng nghiệp và PTNT thì cơ cấu đó đến năm 2010 phải đạt: trồng trọt chiếm 65%, chăn nuôi chiếm 30%, dịch vụ chiếm 5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tính hợp lý của cơ cấu nơng nghiệp cịn được đánh giá dựa vào các yếu tố lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, lao động, ngành nghề của từng địa phương, đảm bảo khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có.
Quỹ đất nơng nghiệp nước ta khơng lớn, mức bình qn diện tích đầu người thấp, xếp hàng thứ 135 trên 160 nước và hàng thứ 9 Đông Nam Á. Ở đồng bằng sơng Hồng, diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người q thấp – trên 500m2/người, có nhiều xã dưới 300m2/người 73;101. Đất nơng nghiệp cũng đươc chia làm nhiều nhóm, phân bổ ở các vùng khác nhau, một số nhóm có chất lượng tốt thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, cây lương thực, cây ngắn ngày, một số đất chất lượng xấu cần được cải tạo bồi dưỡng hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng cho thích hợp. Với người nơng dân, đất đai là tài sản quý giá nhất. Việc đánh giá như vậy nhằm tìm ra hướng giải quyết về cơ cấu kinh tế nông nghiệp sao cho sử dụng hiệu quả nhất tài sản đất đai nơng nghiệp đang có nhưng cũng giúp người nơng dân khơng q lệ thuộc vào đất đai mà có thể chuyển đổi sang các lĩnh vực khác phi nông nghiệp. Kinh nghiệm thành công của một số nước cho thấy nhất thiết phải chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp. Hà Lan là nước có diện tích bình qn ruộng đất thấp như nước ta (0,038 ha/người) đã chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hoa và cây cảnh xuất khẩu, đồng thời tập trung chăn ni bị sữa, chuyển 60% nơng dân thành công nhân chế biến nông sản (nhập khẩu phần lớn nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm). Nhờ đó mà khoảng cách giàu nghèo và văn hố giữa nơng thơn và thành thị rất hẹp. Ở Anh, diện tích đất nơng nghiệp dùng để trồng cỏ, làm bãi chăn thả gia súc lớn gấp nhiều lần diện tích trồng cây lương thực của họ. Một nền nông nghiệp định hướng vào chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn hẳn. Chính nhờ mạnh dạn chuyển đổi cở cấu cây lương thực, đưa giống lúa mì cao sản nhập từ Mêhicô thay thế lúa nước ở một số vùng mà cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp lần thứ nhất của Ấn Độ trong những năm 1960 – 1970 đã khắc phục nạn đói triền miên ở đất nước này. Đó là những kinh nghiệm quan trọng cho thấy bên cạnh nỗ lực của nơng dân thì vai trị định hướng và chỉ đạo của Nhà nước vơ cùng quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tập trung giải quyết theo hướng đẩy nhanh và mở rộng quy
mô sản xuất hàng hoá, tập trung vào sản xuất các cây, con là thế mạnh của từng vùng. Cụ thể:
+ Về trồng trọt: Hướng tới phải phát triển đa dạng hoá sản xuất ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực, nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Trong bối cảnh diễn biến thời tiết bất thường như hiện nay, sản lượng lương thực sụt giảm, giá cả lương thực tăng cao, thậm chí ở nhiều nước diễn ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, người dân phải xếp hàng cả buổi để mua từng kg gạo thì việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, cũng cần từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá, nhất là những cây trồng có giá trị cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoa cây cảnh… Tiếp tục phát triển diện tích những loại cây cơng nghiệp đã từng là thế mạnh của Việt Nam, đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều…
+ Về chăn nuôi: Cần thiết phải đa dạng hố ngành chăn ni, coi trọng phát triển đàn gia súc nhằm cung cấp sức kéo, cung cấp thịt và sữa cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời hướng tới xuất khẩu.
+ Về thuỷ sản: Phát triển ngành thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chế biến để nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản vì đó là thế mạnh của chúng ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn nữa cho nơng dân và thúc đẩy q trình phân cơng lại lao động xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển nơng nghiệp chỉ có ý nghĩa giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Về cơ bản, giải pháp mang tính đột phá để giải quyết tình trạng dư thừa lao động nơng thôn hiện nay vẫn phải là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ nông thơn, từng bước
CNH, HĐH đóng vai trị là động lực cho cả nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thấm nhuần quan điểm của V.I.Lênin và xuất phát từ kinh nghiệm của nhiều nước, chúng ta cần nhận thấy vấn đề không chỉ là ở chỗ tăng tỷ trọng cơng nghiệp mà cịn ở chỗ tăng tỷ trọng công nghiệp phục vụ nông nghiệp, để công nghiệp và nơng nghiệp gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau. Phát triển công nghiệp nông thôn bao gồm cả tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ nơng thơn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người lao động. Nơng dân qua đó cũng cảm nhận rõ nhất ảnh hưởng và vai trò của CNH, HĐH với bản thân. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp. Nghiên cứu cho thấy, việc chun mơn hóa trong phát triển nông sản thô để xuất khẩu không thể làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nơng thơn. Bởi vậy, cần đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp trên cơ sở nhu cầu của cả thị trường thế giới và trong nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp chế biến. Ngồi ra, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp khơng những tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm mà cịn nâng cao thu nhập của nơng dân. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp được hiểu không phải chỉ từ công nghiệp và xây dựng, mà cịn từ hoạt động bn bán, vận tải, tài chính, tơ tức và du lịch; thu nhập từ bán trực tiếp nông sản, bán sức lao động trong vùng và ở đơ thị, ở nước ngồi, kiều hối, bảo hiểm xã hội, lợi tức... Hiện nay, nếu ở miền Nam số nơng dân khơng có đất tăng lên, thì ở miền Bắc nơng dân bỏ làm nông nghiệp, nhưng lại không bán quyền sử dụng ruộng đất. Điều đó có thể là do độ bấp bênh của ngành, nghề mới còn cao, trong lúc chi phí bỏ ra để giữ đất theo kiểu "phịng cơ" khơng đáng kể, nên hậu quả là gây lãng phí đất. Đây là thách thức cho phát triển nông thôn. Thêm nữa, năng suất lao động nơng thơn trong 25 năm qua chỉ tăng bình qn 3,1%/năm, nhưng cơng nghiệp và dịch vụ đô thị không thu hút hết số lao động tăng lên. Nếu như chúng ta không rút được lao động ra khỏi nơng nghiệp, thì năng suất lao động và thu nhập trên đầu
người khơng thể tăng nhanh được. Vì vậy, vấn đề đẩy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp càng là nhiệm vụ cấp thiết.
Chủ trương của Đảng là: “Khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nhiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, dệt may, da giầy, cơ khí lắp ráp, sửa chữa… để thu hút và thực hiện phân cơng lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến công nghiệp” 22;99-100.
Giữa nông nghiệp và các hoạt động phi nơng nghiệp có mối quan hệ tương hỗ rất chặt chẽ, khơng hề cạnh tranh nhau, mà có tác động thúc đẩy lẫn nhau bởi, nếu khơng có thị trường nơng thơn, khơng có cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn, thì làm sao có thể có được nền nơng nghiệp hàng hóa. Việc phát triển các hoạt động phi nơng nghiệp cịn giúp nông dân phát triển tư duy kinh doanh mới. Thậm chí cả những q trình như đơ thị hóa, di cư tạm thời hay lâu dài ra khỏi nông nghiệp, nông thôn cũng hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp.
Các xu hướng khác nhau trong việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp sẽ là: phục hồi các làng nghề truyền thống, thích ứng với thị trường hiện đại và tạo các làng nghề mới; tạo ra các làng chuyên về chế biến thực phẩm, nơng sản; đa dạng hóa dịch vụ, bn bán và cung cấp lao động cho thị trường nông thôn mới cũng như đô thị.
Những năm qua, nhiều làng nghề ở nước ta đã được phục hồi và phát triển, nhưng số hộ chuyên ngành nghề vẫn chưa nhiều, hoạt động phi nơng nghiệp cịn trong tình trạng tự phát, rời rạc của một số hộ nông dân. Điều tra cho thấy, thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm và bn bán là các hoạt động chính. Cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển các hoạt động phi nông nghiệp chính là do độ rủi ro cao và thiếu thị trường, thiếu các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước..., nên bên cạnh những vùng rất năng
động trong phát triển, thì vẫn cịn nhiều vùng cịn khá trì trệ. Hiện hai quá trình phát triển các khu cơng nghiệp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và sự năng động của nơng dân địa phương cịn đang tách rời nhau. Cần có biện pháp thống nhất lại hai q trình này thì hy vọng sẽ có lợi cho cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta
Tuy nhiên, việc phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn liền với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, việc định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần phải tính tới yếu tố phát triển bền vững, quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái.
Để phát triển các ngành công nghiệp nông thôn - dịch vụ để từng bước CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề công nghiệp nông thôn cho nông dân. Giúp cho công nghiệp nông thôn tiếp cận thị trường trong nước và thề giới. Hỗ trợ các hộ, cơ sở ngành nghề công nghiệp nông thôn trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật thông qua các chương trình khuyến nghề, tư vấn, chuyển giao cơng nghệ… để sản phẩm được thị trường tiếp nhận.
+ Có chính sách cho hộ nơng dân, các cơ sở ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn vay vốn với chế độ ưu đãi, mức ưu đãi, nhất là các ngành nghề cần khuyến khích như chế biến nơng sản thực phẩm; sản xuất các công cụ máy móc phục vụ nông nghiệp, xây dựng nông thơn… Khuyến khích các lao động và các chuyên gia giỏi về làm việc tại các cơ sở ngành nghề công nghiệp ở nông thôn. Thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển ngành nghề công nghiệp ở nông thôn như đào tạo dạy nghề, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường, môi giới…
Phát huy quyền làm chủ của kinh tế hộ gia đình, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác
Đảng ta chủ trương “khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hố với quy mơ ngày càng lớn” 22;101.
Đảng và Nhà nước cần tiếp tục tạo mọi điều kiện và khuyến khích những hộ nơng dân có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh giỏi, có vốn, có lao động trở thành những hộ sản xuất hàng hố, trong đó có nhiều hộ phát triển kinh tế trang trại được chun mơn hố, tạo điều kiện để quy mơ nông trại tăng lên hoặc hộ nông dân phải tăng các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập trên đầu người.
Cụ thể, cần tăng cường hỗ trợ tín dụng, chuyển giao kỹ thuật và thị trường để chuyển tồn bộ nơng dân sang sản xuất hàng hố, coi đó là địn bẩy nhằm tăng trưởng kinh tế nơng nghiệp.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt chủ trương: “Khuyến khích làm giàu, hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo” để giảm dần sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa hộ giàu và hộ nghèo. Khuyến khích làm giàu để động viên các nguồn lực cịn tiềm tàng trong nơng dân đầu tư vào sản xuất để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời qua đó mà tạo thêm cơng ăn việc làm giúp nơng dân nghèo có thêm cơ hội kiếm việc làm để tăng thu nhập, tạo cơ sở pháp lý cho các hộ có khả năng về vốn, lao động, trình độ sản xuất phát triển kinh tế trang trại sẽ cho phép sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn (đất đai, lao động, vốn, khoa học, công nghệ…). Đây cũng là hướng để khắc phục tính chất tiểu nơng sản xuất nhỏ, manh mún tự cung tự cấp của nông dân, chuyển sang sản xuất hàng hoá.
Với kinh tế hợp tác, cần “khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, quy mơ, cấp độ để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế - xã hội nông thôn” 22;101
Tập trung phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp, từng bước đưa kinh tế hợp tác và các hợp tác xã đi vào thực hiện vai trị chủ đạo
trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ở địa phương. Hướng chính là giữ vai trị chủ đạo những khâu, những cơng việc mà hộ nông dân không tự làm chủ được hoặc làm kém hiệu quả, chủ đạo trong việc mở rộng và phát triển các