các biện pháp phát huy vai trò của giai cấp nơng dân
Trước hết, phải có thái độ đúng mực với nông dân, không sử dụng
bạo lực mà thay vào đó là dùng các biện pháp mang tính giáo dục, thuyết phục, nêu gương và khen thưởng kịp thời.
V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh, sau khi giành được chính quyền, ở một nước tiểu nơng đi lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề căn bản nhất là vấn đề thái độ với nông dân ra sao. Điều này quyết định sự thành bại của cách mạng. Người chỉ rõ sự nghiệp cách mạng đã trải qua hai giai đoạn chủ yếu: giành chính quyền nhưng “một nhiệm vụ phức tạp hơn lại được ghi vào chương trình nghị sự, tức là: thái độ của chúng ta đối với trung nông…” 38;233.
V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga luôn coi vấn đề nông dân là vấn đề quan trọng bậc nhất trong tồn bộ cơng tác của mình ở nơng thơn. Người ln đề cao vai trị của giai cấp nông dân trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, với quan điểm lịch sử cụ thể, V.I.Lênin đã phân tích cơ cấu kinh tế-xã hội nơng thơn Nga, chỉ ra sự phân hoá và khác biệt trong các tầng lớp dân cư ở nơng thơn, từ đó đi đến khẳng định với mỗi đối tượng khác nhau thì cần phải có thái độ ứng xử khác nhau. Người khẳng định Đảng Cộng sản Nga phải dựa
vào tầng lớp vô sản và nửa vô sản ở nơng thơn, coi đây là cơ sở chính trị-xã hội chính của mình ở nơng thơn để thực hiện các đường lối cách mạng. Người yêu cầu phải tổ chức họ thành một lực lượng chính trị-xã hội có tính độc lập, đồng thời tạo điều kiện để họ ngày càng trở nên gần gũi với giai cấp vơ sản ở thành thị, giúp họ thốt khỏi những ảnh hưởng của giai cấp tư sản ở nông thôn và những lợi ích gắn liền với chế độ sở hữu nhỏ. Với bọn cu-lắc thì Đảng cộng sản phải kiên quyết đấu tranh chống những mưu toan bóc lột của chúng, trấn áp mọi sự kháng cự của chúng đối với chính sách của đảng. Thậm chí, Người khẳng định: “Đối với bọn cu-lắc, chúng ta đã, đang và sẽ còn phải tiến hành một cuộc nội chiến công khai” 38;174.
Trong số các thành phần ở nông thôn, V.I.Lênin đặt lên hàng đầu vấn đề thái độ ứng xử với những người tiểu tư hữu và trung nông. Điều này thể hiện rất rõ trong Cương lĩnh của Đảng cộng sản Nga về nông dân. Cương lĩnh chỉ rõ đối với trung nơng thì Đảng cộng sản Nga phải từng bước và có kế hoạch lơi kéo họ tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tách họ khỏi bọn cu-lắc, lơi kéo họ đứng về phía giai cấp công nhân bằng cách quan tâm đến những nhu cầu của họ, bằng cách dùng những biện pháp tác động tư tưởng chứ không được dùng những biện pháp trấn áp để khắc phục tính chất lạc hậu của họ, và mỗi khi lợi ích thiết thân của họ bị đụng chạm thì đều phải cố gắng đi đến những thoả thuận thực tế với họ, bằng cách nhượng bộ họ trong việc lựa chọn những biện pháp tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Trong Đại hội VIII Đảng Cộng sản Nga, V.I.Lênin đã nhấn mạnh vai trò của trung nông là hết sức nổi bật và bức thiết, do đó những người cộng sản khơng những phải thể hiện rõ thái độ nhân nhượng với trung nông mà hơn thế nữa còn phải “nghĩ đến nhiều biện pháp càng cụ thể càng tốt khả dĩ đem lại cho trung nông những quyền lực trực tiếp, dù là nhỏ bé nhất” 38;196. Trên cơ sở phân loại các đối tượng và quan điểm ứng xử khác nhau với từng loại đối tượng khác nhau, Người đã chỉ rõ đối với nông dân
thì ngun tắc căn bản nhất là khơng được sử dụng bạo lực đối với nông dân và nhấn mạnh khơng có gì nguy hại hơn là dùng bạo lực đối với trung nông. Ngay cả đối với nông dân giàu, Đảng cũng không thẳng tay như đối với giai cấp tư sản. “Chúng ta khơng nói là phải tịch thu tồn bộ tài sản của nơng dân giàu và cu-lắc. Sự phân biệt đó đã được ghi rõ trong cương lĩnh của chúng ta. Chúng ta nói: trấn áp sự phản kháng của nông dân giàu, trấn áp những âm mưu phản cách mạng của họ. Đấy không phải là tịch thu hoàn toàn” 38;235. Muốn nơng dân tích cực tham gia vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, phát huy tốt vai trị của bản thân thì tốt nhất là phải làm cho nơng dân hiểu rõ vai trị của mình, giáo dục họ thơng qua nhiều phương pháp. Với nông dân, phải là cơng tác giáo dục lâu dài vì về đặc điểm thì nơng dân là những người có đầu óc thiết thực và thực tế. V.I.Lênin căn dặn:
Trước hết, chúng ta phải căn cứ vào cái chân lý này là, ở đây, nếu dùng phương pháp bạo lực thì về thực chất khơng thể đạt được gì cả. Ở đây, nhiệm vụ kinh tế biểu hiện ra hoàn toàn khác hẳn. Ở đây, khơng có cái đỉnh mà người ta có thể cắt đi, cịn để lại tồn bộ nền móng, tồn bộ lâu đài. Ở đây, khơng có cái đỉnh đó ở thành thị cái đỉnh đó là bọn tư bản. Ở đây mà dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến toàn bộ sự nghiệp. Ở đây điều cần phải làm là công tác
giáo dục lâu dài. 38;243
Người nhắc nhở phải biết thuyết phục những người nông dân không đảng phái, lơi kéo họ về phía mình và làm cho họ phát huy được tính chủ động và sáng tạo. Công việc giáo dục, thuyết phục nông dân là một công việc lâu dài và đối với nơng dân thì biện pháp giáo dục tốt nhất là bằng nêu gương và hành động thực tiễn bởi lẽ, nông dân là người thực tế và thiết thực. Đối với họ, chúng ta phải cung cấp những ví dụ cụ thể, phải “lấy thực tế để vạch cho đông đảo quần chúng nông dân, cho những người tiểu tư sản và cho các nước khác thấy rằng giai cấp vô sản, kẻ đã chiến thắng trong
chiến tranh, có thể xây dựng được chế độ cộng sản chủ nghĩa” 49;35. Người cịn căn dặn trong hồn cảnh xây dựng kinh tế, Đảng Cộng sản phải cải tổ tồn bộ cơng tác của mình để sao cho đảng có đủ khả năng lãnh đạo được cơng cuộc xây dựng này, đảm bảo đạt được những thành tựu thực tế và đảng phải làm công tác tuyên truyền của mình bằng hành động thực tế hơn là bằng lời nói sng vì hiện giờ, bất luận đối với cơng nhân hay nông dân, không thể lấy những lời nói sng mà thuyết phục họ được, mà phải lấy thực tế mới thuyết phục nổi họ.
Đặt vấn đề làm thế nào để các chính sách dành cho nơng dân trở nên hiệu quả, thiết thực và khả thi, V.I.Lênin cũng đã chỉ ra cách tốt nhất là không nên đề ra quá nhiều các biện pháp, biện pháp tuy ít nhưng nếu thực hiện hiệu quả sẽ giữ vững và củng cố lịng tin của nơng dân nhiều hơn. Ngược lại, chỉ có thể làm mất uy tín của chính bản thân Đảng. Người viết:
Hiện nay chúng ta càng đề ra ít biện pháp chừng nào thì càng tốt chừng nấy, vì khi thực hiện tốt một số biện pháp có hạn, chúng ta sẽ làm cho toàn bộ bộ máy phát triển nông nghiệp đi vào con đường đúng đắn và chúng ta sẽ củng cố và giữ vững lòng tin tưởng của nơng dân thấy đó là con đường đúng. Nếu chúng ta định làm vượt quá phạm vi chúng ta có thể làm được, thì chúng ta chỉ làm cho chúng ta mất uy tín đối với nơng dân” 47;225.
Trong các nguyên tắc, V.I.Lênin còn chỉ ra cần phải khen thưởng kịp thời cho các hộ nông dân nhằm động viên khuyến khích họ tham gia tích cực vào cơng cuộc xây dựng kinh tế. Phân tích hồn cảnh nước Nga, người khẳng định ở trong một nước mà đa số là nông dân, các hoạt động cá thể và riêng rẽ của người nông dân chiếm 99 phần trăm và có tới 20 triệu nơng hộ thì khơng thể chỉ biết thưởng cho những người công nhân ở các công xưởng và nhà máy. Người nói: “Nếu chúng ta không thưởng cho họ để nâng cao năng suất của họ thì như thế là hồn tồn sai, như thế rõ ràng là quá đáng và
có nghĩa là khơng chịu nhìn thấy cái thực tế rành rành trước mắt, cái thực tế chúng ta phải tính đến và phải xuất phát từ đó” 47;232.
Thứ hai, phải xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm cụ thể để đề ra
chính sách cho phù hợp
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì giai cấp vơ sản muốn lơi kéo được nơng dân thì trước hết phải có đường lối, chính sách đúng đắn. Muốn vậy, chính sách đó phải căn cứ vào thực tiễn, vào nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Bên cạnh đó, cịn phải căn cứ vào thái độ chính trị của từng nhóm nơng dân trong từng giai đoạn cách mạng ở mỗi dân tộc khác nhau. Là một người hoạt động thực tiễn, với tư duy sắc bén của mình, V.I.Lênin ln biết phân tích các vấn đề theo quan điểm Mác-xít kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc tình hình cụ thể. Điều đó đã cho phép Người ln luôn nắm vững được đúng lúc sự cần thiết phải thay đổi chính sách. V.I.Lênin hết sức quan tâm nghiên cứu tâm trạng của nông dân, đọc các bức thư, gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên với những đại biểu nông dân, lắng nghe ý kiến của họ và kiểm tra lại những kết luận của mình qua những buổi gặp gỡ. Ở tầm bao quát rộng nhất, trong các chính sách đề ra, V.I.Lênin luôn tự nhắc nhở mình và lưu ý Đảng rằng “Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước mà đa số dân cư là nơng dân” 45;226-227. Đối với các chính sách cụ thể của từng địa phương thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của địa phương. Người phê phán ở nhiều nơi, cán bộ của đảng không nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của địa phương mà chỉ chú ý xuất phát từ các đề cương. Có những cán bộ khi về làm việc với nông dân địa phương, do không hiểu cái “lịch sử kinh tế của người nơng dân đó” mà việc phân loại và chính sách đưa ra cho nơng dân đó khơng đúng, gây ra thắc mắc cho nơng dân. Người chỉ rõ: “Ở đây, cần có nhiều năng lực thực tiễn, phải hiểu rõ điều kiện địa phương. Và đó chính là cái mà chúng ta vẫn cịn chưa có. Thú nhận điều ấy khơng có gì là xấu hổ cả; chúng ta phải công
khai thừa nhận điều ấy” 38;239 và từ đó đi tới khẳng định “Cái cần thiết không phải là đề cương mà là sự chú ý tới kinh nghiệm địa phương” 54;388. Do đó, trong Dự thảo Nghị quyết về cơng tác nơng thơn trình bày tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Nga, V.I.Lênin đã chỉ đạo: “Theo tôi, nhiệm vụ của đại hội đảng là thảo luận trong tiểu ban nông nghiệp của đại hội việc vận dụng đường lối đó căn cứ vào thực tiễn và kinh nghiệm của địa
phương” 60;159.
Nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội II toàn Nga, các tổ chức cộng sản của các dân tộc phương đông họp ở Matxcơva ngày 22 tháng 11 năm 1919, V.I.Lênin khuyên các đại biểu dự Đại hội rằng cần phải vận dụng lý luận và thực tiễn chung của chủ nghĩa cộng sản vào điều kiện cụ thể của các dân tộc phương Đơng, “cần phải tìm ra những hình thức đặc thù” của sự liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân.
Những nguyên tắc mà V.I.Lênin chỉ ra trong quá trình thực hiện các biện pháp nhằm phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân thực sự khơng chỉ có ý nghĩa đối với thực tiễn cách mạng Nga, phát huy vai trò to lớn của giai cấp nơng dân trong tiến trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo, Kết quả của nó là những thành quả to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nước Nga và sau này là Liên bang Xô Viết đã đạt được. Những ngun tắc đó cịn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng về mặt lý luận, có tác động mạnh mẽ tới thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là các nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu.
Tóm lại, trong q trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền cũng như trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga ln đánh giá cao vai trị của giai cấp nông dân, và luôn dành cho nông dân sự quan tâm đặc biệt. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn những đặc điểm riêng biệt của giai cấp nơng dân, về vai trị quan trọng của nông dân đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng như
phân tích sâu sắc điều kiện kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn bảo vệ và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga đã đề ra những chính sách rất kịp thời nhằm phát huy tốt vai trị của giai cấp nơng dân, góp phần cùng giai cấp cơng nhân bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, đồng thời từng bước khôi phục nền kinh tế Nga đang trong tình trạng kệt quệ sau thời gian dài chiến tranh và đang bị bao vây, phong toả của các thế lực đế quốc.
Quan điểm của V.I.Lênin về vai trị của nơng dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là những biện pháp nhằm phát huy vai trị đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn không chỉ đối với nước Nga lúc bấy giờ mà với cả các quốc gia khác, đặc biệt là những nước có nền kinh tế dựa vào nơng nghiệp là chính. Qua hệ thống những quan điểm đó, có thể rút ra một số vấn đề mang tính phương pháp luận sau:
+ Giai cấp nông dân là một lực lượng xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong liên minh cơng nơng. Vai trị này thể hiện trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị tới văn hoá, xã hội.
+ Cơ cấu và đặc điểm của giai cấp nông dân khá phức tạp và luôn biến động cùng với sự biến đổi của cơ cấu kinh tế.
+ Để có những biện pháp đúng đắn nhằm phát huy tốt vai trị của nơng dân, cần thiết phải nghiên cứu đầy đủ những đặc điểm của nông dân, cơ cấu và xu hướng biến đổi của nó, đánh giá đúng điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là những yếu tố có liên quan trực tiếp tới nơng dân. Nói cách khác, những chính sách đề ra phải xuất phát từ thực tiễn.
Đó là một số vần đề mang tính phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu về nông dân và đề ra biện pháp nhằm phát huy vai trị của nơng dân mà tác giả rút ra được qua việc nghiên cứu hệ thống quan điểm của V.I.Lênin về vai trị của nơng dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chương 2