Một số phương hướng phát huy vai trị của nơng dân nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò nông dân ở nước ta hiện nay (Trang 87 - 92)

trị giai cấp nơng dân nước ta hiện nay không nằm ngồi việc tìm ra những chính sách, giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay.

2.3.1. Một số phương hướng phát huy vai trị của nơng dân nước ta hiện nay hiện nay

Tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn, phát triển kinh tế nhiều thành phần, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) đã đánh giá thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta, đồng thời đề ra năm quan điểm về đẩy nhanh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Những quan điểm đó là cơ sở cho việc xác định phương hướng và giải pháp cho q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nước ta hiện nay. Nghị quyết đã khẳng định: “Phát huy các tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hố, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn” 22;95.

Trên tổng thể, việc phát huy vai trị của nơng dân cần phải lấy động lực từ CNH, HĐH. Trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn và việc phát huy vai trị của nơng dân trong thời gian qua, có thể nhận thấy dường như những đột phá ban đầu của CNH, HĐH vẫn chưa đủ

mạnh để làm chuyển dịch đột biến cơ cấu kinh tế theo hướng công – nông nghiệp - dịch vụ. Với quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ cơng là chính như hiện nay thì sản lượng lương thực của chúng ta có nguy cơ chững lại do đạt tới “ngưỡng”, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp cũng khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của Thái Lan và nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, giá thành cũng khó có thể cạnh tranh. Do vậy, CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn, và nông dân nước ta lên con đường phát triển và hội nhập.

Kinh nghiệm này thể hiện rõ ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản là nước có diện tích đất nơng nghiệp rất ít, nơng dân chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng vẫn cung cấp đủ lương thực cho nhân dân trong nước. Mỹ chỉ có 5% dân số làm nơng nghiệp nhưng vẫn cung cấp đủ lương thực cho cả nước và cũng là nước đứng đầu xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp… Ngay ở nước ta, kinh nghiệm này cũng đúng khi ta nghiên cứu cơ cấu kinh tế và so sánh giữa các vùng. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc tìm hiểu về kinh tế Đơng Nam Bộ đã chỉ ra 6 cái nhất của vùng này. Đó là: 1/ Sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng nhanh nhất; 2/ Nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá nhanh nhất; 3/ Dịch vụ khởi sắc toàn diện nhất; 4/ Xuất khẩu nhiều nhất; 5/ Thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất; 6/ Thu ngân sách lớn nhất. 24;23 Như vậy có thể nhận thấy, cơng – nơng nghiệp và dịch vụ có gắn bó chặt chẽ với nhau và bí quyết cho sự phát triển của cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ chính là phát triển cơng nghiệp. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng trong thời kỳ tới.

Việc Đảng ta thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN đã đem lại lợi ích nhiều mặt. Có thể nhận thấy, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là giải pháp bao trùm để nơng dân có thể vươn lên làm giàu chính đáng. Phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho đơng đảo nơng dân, các loại hình sở hữu và chủ thể kinh tế tham gia trực tiếp vào các

hoạt động kinh tế - xã hội. Người nông dân được làm chủ và phát huy quyền làm chủ với các tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất đai. Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Người nông dân cần phải vươn lên, năng động và sáng tạo hơn mới có thể thành cơng. Vấn đề là nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN nhằm vừa tạo điều kiện tối đa cho nông dân với tư cách là chủ thể kinh tế phát huy vai trị của mình, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích cho các chủ thể kinh tế khác.

Dưới góc độ phát huy vai trị của nơng dân, chính sách kinh tế nhiều thành phần sẽ là chỗ dựa, hỗ trợ cho kinh tế hộ nơng dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hố. Đảng ta cũng xác định: “Kinh tế hộ nông dân tồn tại lâu dài trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn”, các thành phần kinh tế khác sẽ “ký kết hợp đồng với nông dân (qua các hợp tác xã); hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý” 22;102.

Thực hiện chủ trương đó, trong thời gian tới cần tập trung vào tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa các thành phần kinh tế để phát huy tốt hơn nữa sức mạnh các thành phần kinh tế, đồng thời thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu của đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trước mắt tập trung kiện toàn và tổ chức lại thành phần kinh tế Nhà nước nhằm đưa kinh tế Nhà nước trở thành thành phần chủ đạo, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác. Kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác vững mạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo dịch vụ kỹ thuật, cung ứng, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực lao động, kỹ thuật nghề nghiệp của từng hộ gia đình nơng dân. Một hệ thống quan hệ sản xuất như vậy nếu phát huy tốt chức năng của mình sẽ đủ sức chi phối kinh tế hộ nông dân, kinh tế cá thể đi vào quỹ đạo phát triển mà Đảng và Nhà nước đang mong muốn. Từ đó phát huy vai trị của nơng dân trong q trình CNH, HĐH đất nước.

Xây dựng và kết hợp tốt những chính sách kinh tế với chính sách xã hội đối với nơng dân, nông nghiệp, nông thôn.

Trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế và chính sách xã hội đối với nơng dân, nơng thơn thì vấn đề có tính ngun tắc và xun suốt là thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Điều này nhất quán với quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong công cuộc đổi mới là kết hợp ngay từ đầu giữa phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội. Nghị quyết Trung ương năm khoá IX đã khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn nhằm giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ vững, phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục” 22;95. Điểm xuất phát của quan điểm này dựa trên nền tảng chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu của chính sách kinh tế là tăng trưởng kinh tế, tăng hiệu quả đầu tư, tăng GDP. Mục tiêu của chính sách xã hội là thực hiện cơng bằng xã hội, ổn định, trật tự, an tồn xã hội. Những mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội đề hướng vào mục tiêu chung là phát triển con người, phát huy nhân tố con người, đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Nông dân, nhất là những đối tượng nằm ở “vùng trũng” của nền kinh tế thì điều này càng đặc biệt có ý nghĩa.

Đảng ta cũng ln chú ý xây dựng chính sách kinh tế và chính sách xã hội phù hợp với từng thời kỳ, từng bộ phận trong xã hội. Quan điểm của Đảng là “Xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân. Đổi mới và hồn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phân phối, tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của công dân” 21;124.

Cụ thể là “Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng nông dân ở nông thơn và phát huy vai trị giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thơn, thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nơng nghiệp

tồn diện, tiêu thụ nơng sản hàng hoá, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nơng thơn mới” 21;125. Đó cũng chính là cơ sở để các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương hoạch định chính sách kinh tế, chính sách xã hội đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mình. Xây dựng chính sách kinh tế, chính sách xã hội đối với nơng dân thì phải xuất phát từ chính u cầu của nơng dân và những vấn đề bức xúc của nông dân, nông thôn đặt ra.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và nơng dân trong q trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong giai đoan hiện nay thực chất là quan hệ lợi ích kinh tế - xã hội, quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Bởi vậy, Nhà nước cần đảm bảo cho nông dân trở thành người tự do sản xuất hàng hoá, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nơng dân. Mặt khác, cũng không bỏ mặc nông dân tự bươn trải trong cơ chế thị trường mà phải điều chỉnh, điều tiết thơng qua hàng loạt các chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, có thể thấy muốn phát huy vai trị của giai cấp nơng dân thì phát triển kinh tế phải hợp quy luật. Đó là kinh nghiệm lịch sử nhiều năm của nước ta và của các nước trên thế giới. Chính vì vậy, nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý vĩ mô thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân hướng tới mục tiêu chung của nền nơng nghiệp và tồn bộ nền kinh tế quốc dân; xử lý những việc nằm ngoài khả năng giải quyết của các đơn vị kinh tế nông nghiệp và nơng dân trong q trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết lợi ích giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nơng nghiệp và tồn bộ nền kinh tế…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò nông dân ở nước ta hiện nay (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)