Nông dân là một mắt xích quan trọng trong liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò nông dân ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 65)

Liên minh cơng – nơng – trí thức là sự hợp tác tồn diện giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trong tất cả các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. V.I.Lênin còn đặc biệt nhấn mạnh ở một nước nông nghiệp với tuyệt đại đa số dân cư là nơng dân thì vấn đề giai cấp cơng nhân liên minh với họ là điều tất yếu. Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì “Nguyên tắc cao nhất của chun chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vơ sản có thể giữ được vai trị lãnh đạo và chính quyền nhà nước” 57;57.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về liên minh cơng-nơng-trí thức, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu cách mạng đề ra. Liên minh cơng-nơng-trí thức thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó, liên minh trên lĩnh vực kinh tế giữ vai trò quyết định. Điều này do yêu cầu khách quan phải gắn bó chặt chẽ giữa cơng nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài của cả xã hội.

Giai cấp công nhân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp xứng đáng là giai cấp tiên phong, lãnh đạo khối liên minh giai cấp và tồn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở một nước nông nghiệp như nước ta, trong những thắng lợi của cách mạng không thể thiếu vai trị của giai cấp nơng dân. Giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực sự được giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột và trở thành người làm chủ xã hội và đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, quan niệm về giai cấp nơng dân đang có những biến đổi sâu sắc cả trong nhận thức và thực tiễn. Trong sự nghiệp CNH, HĐH, nếu được giải phóng và được tạo điều kiện thuận lợi thì nơng dân dù với tư cách là những người sản xuất nhỏ, tiểu nông sẽ trở thành lực lượng xã hội to lớn, góp phần mang lại sự phát triển ổn định, bền vững và thắng lợi toàn diện cho sự nghiệp cách mạng. Ngược lại, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện cho nông dân từng bước đi lên sản xuất lớn với năng xuất và hiệu quả cao.

Do điều kiện tự nhiên, nước ta sớm hình thành nền văn minh nơng nghiệp lúa nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông dân luôn là lực lượng chủ đạo xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng và bảo vệ nền văn hiến nước nhà. Nông thôn cũng là nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều bậc anh hùng hào kiệt, danh nhân cho đất nước. Ngay từ khi thành lập, Đảng ta

đã luôn chú ý tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Bài học dựa vào dân, phát huy sức mạnh của dân với khẩu hiệu “Ruộng đất là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nơng là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương”, thực hiện tốt chính sách liên minh cơng – nơng là cơ sở để chúng ta chiến thắng kẻ thù xâm lược. Trong tác phẩm “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết “Từ ngày Đảng ta ra đời, chủ nghĩa Mác – V.I.Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo… Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ nơi nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thực của nơng dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công – nơng, thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh”. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Đã có thời kỳ Đảng coi “Nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu”; “Lấy nông nghiệp làm khâu đột phá”, “lấy nông thôn làm địa bàn trọng điểm”. Hàng loạt chủ trương chính sách được ban hành tạo động lực mạnh mẽ cho nông nghiệp và nơng thơn phát triển, phát huy tốt vai trị của nông dân.

Với tỷ lệ chiếm 72,9% dân số cả nước và 56% lực lượng lao động xã hội, nông dân đang là lực lượng xã hội thực sự to lớn góp phần cho những thắng lợi tiếp theo của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nông dân là nguồn nhân lực chủ yếu trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn, là chủ thể ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng tích cực.

Nơng dân cịn là nhân tố quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và mở rộng dân chủ cấp cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Sức mạnh của Đảng, của hệ thống chính quyền do đó mà bắt nguồn từ sức mạnh của dân và khối đại đồn kết tồn dân. Trong q trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước, vai trò lãnh đạo của đảng và chính quyền các

cấp giữ vai trò then chốt nhưng đảng phải gắn bó chặt chẽ với dân, liên hệ thường xuyên với dân và coi dân là gốc. Ở một nước nơng nghiệp thì phần lớn dân là nơng dân. Vai trị của nơng dân trên lĩnh vực chính trị thể hiện trước hết ở việc góp cơng sức và trí tuệ để xây dựng, hồn thiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách ấy theo quy chế dân chủ.

Trong mọi thời kỳ của cách mạng xã hội chủ nghĩa thì liên minh cơng nhân với nơng dân và trí thức ln là phương thức quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Đó là vấn đề sống còn của cách mạng trong mọi thời kỳ. Qua đó có thể nhận thấy tiếp tục phát huy vai trị của giai cấp nơng dân ở nước ta hiện nay là một yêu cầu tất yếu, khách quan nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò nông dân ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)