hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay
Để chuyển từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, năng suất lao động thấp lên một nền sản xuất lớn với tư liệu sản xuất hiện đại, năng suất lao động cao thì tất yếu phải trải qua quá trình CNH, HĐH. Đây thực chất là q trình đưa khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ vào trong sản xuất, xây dựng nền đại công nghiệp, từng bước phát triển lực lượng sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động xã hội.
Bên cạnh việc tạo ra một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất, CNH, HĐH còn làm biến đổi các quan hệ xã hội. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền đại cơng nghiệp và kéo theo đó là sự phân cơng lao động xã hội sâu sắc mà nền kinh tế TBCN đã ra đời và xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông lạc hậu kéo dài hàng chục thể kỷ và cũng chính nó đã tạo tiền đề cho sự biến chuyển của thế giới sau này. Ăngghen đã nhận định: “Sự phân công lao động, việc sử dụng sức nước, nhất là sức hơi nước và việc ứng dụng máy móc, đó là địn bẩy lớn nhờ đó nền cơng nghiệp từ giữa thế kỷ XVIII, đã làm lay chuyển nền tảng của thế giới cũ” 63;354.
CNH, HĐH là quy luật của quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, là quy luật của mọi nền kinh tế chứ khơng riêng gì của nền kinh tế TBCN. Trong quá trình xây dựng những tiền đề vật chất và kỹ thuật cho CNXH, V.I.Lênin đã nhận thấy vai trò quan trọng của CNH đối với nền kinh tế tiểu nông lạc hậu như nước Nga. Người khẳng định ở một nước nông dân “đặc sệt” như nước Nga, muốn nâng cao trình độ lao động của họ thì cần thiết phải trải qua nhiều năm cải tạo cơ bản về kỹ thuật, phải phát triển mạnh kỹ thuật. Người nhấn
mạnh: “Nền đại cơng nghiệp cơ khí và việc vận dụng nó vào nơng nghiệp là cơ sở kinh tế duy nhất của chủ nghĩa xã hội” 58;167. Chính vì vậy, để xố bỏ nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền lạc hậu, xây dựng nền kinh tế mới với cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển cao thì cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra trong quá trình này là vẫn phải gắn bó kinh tế cơng nghiệp với nơng nghiệp. Đó cũng chính là bước đi của q trình cải tạo thành công nền kinh tế nông nghiệp, xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại của Nhật Bản giữa thế kỷ XX, và nhiều nước ASEAN cách đây gần 40 năm. Tuy có sự khác nhau giữa các nước về quy mô, bước đi, thời gian nhưng không thể phủ định CNH, HĐH là quy luật phổ biến của tất cả các nước đi từ sản xuất nhỏ lạc hậu lên sản xuất lớn, hiện đại, văn minh.
Việt Nam xây dựng CNXH với xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, mang nặng tính tự cung tự cấp, đất nước lại trải qua quá trình lâu dài bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Sau khi tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định về các mặt, tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, vẫn mang nặng dấu ấn của một nền nông nghiệp cổ truyền. Để đưa đất nước thốt khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu, bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, vững bước đi lên theo con đường XHCN, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ phải thực hiện cho được sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. CNH, HĐH không những tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế của đất nước mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện độc lập dân tộc và CNXH. Xuất phát từ nhận thức đó, Đại hội giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng ta đã khẳng định: “CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa” 19;27.
CNH-HĐH là “q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ
cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” 18;65.
Một điểm cần nhận thấy là trong quá trình lãnh đạo cách mạng XHCN, Đảng ta luôn coi CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Ngay từ Đại hội III của Đảng năm 1960, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ CNH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Mặc dù mắc phải một số sai lầm trong q trình CNH như nóng vội, chủ quan nhưng đây là một chủ trương đúng đắn góp phần tạo dựng cơ sở kinh tế, kỹ thuật và công nghiệp nhất định cho đất nước. Đại hội VI của Đảng (1986) quyết định đổi mới toàn diện đất nước với bước đi được định hướng là: “Tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình kinh tế về lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” 17;47. Tại Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới mà nội dung then chốt là xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội coi trọng quá trình CNH, HĐH đất nước, gắn CNH với HĐH.
Nhận thức về CNH, HĐH đất nước của Đảng ta liên tục phát triển phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước. Trên cơ sở tổng kết quá trình 10 năm đổi mới đất nước, đồng thời làm rõ những quan điểm và nội dung cơ bản về CNH, HĐH đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn” 20;86. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm và nhấn mạnh phải “đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn” 21;92.
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khoá IX đã đánh giá kết quả toàn diện của 10 năm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên mặt trận nông nghiệp và nơng thơn tính từ Đại hội Đảng VII (1991). Hội nghị khẳng
định “ Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” 22;94.
Đánh giá thành tựu sau hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương Khố X đã khẳng định “nơng nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn” 23;121. Hội nghị khẳng định “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và xác định rõ “Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” 23;124.
Như vậy có thể thấy nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà trong giai đoạn trước mắt là thực hiện thắng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức đúng và đầy đủ về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cơ sở quan trọng để khẳng định, đánh giá đúng đắn và phát huy tốt vai trị của giai cấp nơng dân nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được xác định:
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố lớn, gắn với cơng nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hố trên thị trường. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hố của nhân dân ở nơng thơn. 22;93
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn là “xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” 22;94
Để đạt được mục tiêu đó thì hàng loạt chủ trương và giải pháp lớn đã được đề ra. Nội dung chính trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, IX, X cho thấy:
Một là, phải phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Ba là, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và đơ thị hố nơng thơn. Bốn là, xây dựng đời sống văn hố – xã hội, hình thành và phát triển
nguồn nhân lực nông thôn tương xứng với nhu cầu CNH, HĐH. Trọng tâm là nâng cao dân trí ở nơng thơn, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ.
Kinh nghiệm phát triển của Việt Nam trong những năm qua và của nhiều nước, nhất là một số nước ASEAN, cho thấy một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thiết phải có cơ cấu tiến bộ và ổn định, trong đó tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm trong điều kiện lượng tuyệt đối và chất lượng sản phẩm vẫn tăng dần qua các năm. Đồng thời lao động nông nghiệp phải chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ.
Như vậy, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn có nhiều nội dung nhưng có thể khái quát thành ba điểm lớn sau:
Thứ nhất, nhìn ở góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân thì đây là quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nơng nghiệp. Nói như vậy khơng có nghĩa là xem nhẹ vai trị của nơng nghiệp mà thậm chí là sự khẳng định hơn nữa vai trị của nơng nghiệp, nông dân bởi số người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm xuống nhưng nhu cầu xã hội luôn tăng lên, đồng thời, tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm.
Thứ hai, đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hố lớn. Người nơng dân sản xuất ra các sản phẩm phải tính tới nhu cầu của thị trường. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì thị trường đó khơng chỉ giới hạn trong nước mà cả khu vực và quốc tế. Muốn vậy, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các khâu sản xuất…
Thứ ba, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không đơn thuần là giải
quyết vấn đề kinh tế mà cịn nhằm thực hiện mục tiêu xã hội. Đó là xây dựng xã hội nông thôn giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, giải quyết các vấn đề xã hội như thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong nông thôn, giữa thành thị với nông thôn, giải quyết cơng ăn việc làm, bảo vệ mơi trường, giữ gìn bản sắc văn hố, …
Có thể khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn chính là nội dung cơ bản của cách mạng nước ta hiện nay. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa là tiền đề, điều kiện quan trọng để khẳng định và phát huy vai trị của giai cấp nơng dân nước ta, vừa đặt ra yêu cầu phải xây dựng và phát triển giai cấp nông dân hơn nữa về mọi mặt, nhất là theo chiều sâu bởi nông dân vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trực tiếp của sự nghiệp cách mạng này. Hướng tới
một nền nông nghiệp hiện đại, cơ cấu hợp lý, sản phẩm đa dạng có giá trị kinh tế cao, thoả mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của nông nghiệp nước ta hiện tại và trong tương lai. Điều đó địi hỏi tất yếu phải phát huy hơn nữa vai trị của nơng dân trên cả khía cạnh bồi dưỡng và khai thác, sử dụng nguồn nhân lực này.