xuất và cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho nơng dân
Ngay từ những năm đầu giành được chính quyền, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga đã ý thức sâu sắc được những khó khăn mà chính quyền Xơ viết đang gặp phải và đang trực tiếp ảnh hưởng tới sự nghiệp cách mạng. Một trong số những khó khăn này là sự đối lập giữa thành thị và nơng thơn. Chính sự đối lập giữa thành thị và nông thôn là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới tình trạng lạc hậu về kinh tế và văn hố ở nơng thơn, và điều này có thể sẽ làm cho cả thành thị và nông thôn lâm vào tình trạng suy đồi, diệt vong như V.I.Lênin nói. Vì vậy, trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga về nông thôn, Người khẳng định “Đảng Cộng sản Nga coi việc xố bỏ sự đối lập đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” 40;524. Đây là một trong những nhiệm vụ cách mạng khó khăn mà đi đầu thực hiện khơng ai khác chính là giai cấp cơng nhân cơng nghiệp. Tuy nhiên, V.I.Lênin cũng nhận thấy rằng nền kinh tế tiểu nơng cịn tồn tại lâu dài và với một cơ cấu xã hội giai cấp ở nông thôn phức tạp thì trong tồn bộ cơng tác ở nơng thôn, giai cấp vô sản phải luôn dựa vào tầng lớp lao động ở đây và lôi kéo họ tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xố bỏ sự đối lập giữa thành thị và nơng thôn về thực chất là việc xây dựng hàng loạt các chính sách, biện pháp nhằm tạo đà cho nông
thơn phát triển đầy đủ về kinh tế, chính trị, văn hố bắt kịp với thành thị, qua đó, từng bước khẳng định và phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nền công nghiệp nằm trong tay giai cấp cơng nhân, cịn nơng dân lại đang rất cần các sản phẩm công nghiệp để nâng cao năng suất lao động, vì vậy, biện pháp quan trọng được V.I.Lênin nhiều lần đề xuất là nhà nước xã hội chủ nghĩa phải hết sức mở rộng việc giúp đỡ nông dân, chủ yếu là giúp đỡ bằng cách cung cấp cho trung nông những sản phẩm công nghiệp ở thành thị và nhất là các công cụ nông nghiệp cải tiến, hạt giống và mọi vật liệu khác để nâng cao kỹ thuật nông nghiệp và để đảm bảo lao động và đời sống cho nông dân. Người nhấn mạnh:
Việc nâng cao năng suất nông nghiệp nhất định phải kéo theo việc cải thiện công nghiệp và cải thiện sự cung cấp cho nền kinh tế nông dân mọi vật phẩm cần thiết cho tiêu dùng cá nhân cũng như những cơng cụ sản xuất, máy móc mà nếu thiếu thì khơng thể nào đảm bảo được cuộc sống của quần chúng cơng nơng 55;322.
Như vậy, có thể khẳng định việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp phải đi liền với việc cải tạo và cung cấp các sản phẩm công nghiệp, các công cụ sản xuất cho nông dân. Điều đó cũng chính là thực hiện ngun tắc chính sách của đảng phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Chính vì vậy mà khơng ít lần V.I.Lênin khẳng định cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại cơng nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nơng nghiệp. Khơng có cơng xưởng lớn như những xưởng mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra, khơng có một nền đại cơng nghiệp tổ chức cao, thì khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội nói chung được, mà lại càng khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội đối với một nước nông nghiệp được. Xét dưới góc độ liên minh giai cấp thì quan hệ và sự tác động đó giữa cơng nghiệp với nơng nghiệp mới chính là cơ sở đúng đắn và vững chắc cho khối liên minh công-nông.
Bên cạnh cung cấp công cụ lao động và các sản phẩm công nghiệp cho nông dân, giai cấp vô sản cịn phải giúp đỡ nơng dân cả về khoa học, kỹ thuật, nâng cao trình độ văn hố cho nơng dân để họ dần vươn lên tới trình độ thành thị và đó là nhiệm vụ mà như V.I.Lênin nói - mọi cơng nhân có liên hệ với nông thôn phải tự đề ra. “Nông dân cần sản phẩm của thành thị và văn hoá của thành thị” và “chúng ta phải đến với trung nông, giúp đỡ họ, giáo dục họ, nhưng chỉ trong lĩnh vực khoa học và chủ nghĩa xã hội thôi; cịn những điều thuộc về nơng nghiệp thì chúng ta cần phải học tập ở trung nông” 41;308. Ở đây, Người chỉ rõ giai cấp công nhân cần giúp đỡ nơng dân trong lĩnh vực khoa học, cịn những điều thuộc về nơng nghiệp thì cần phải học hỏi nông dân. Cũng trong “Diễn văn tại Hội nghị III toàn Nga” tháng 2 năm 1920, V.I.Lênin đã yêu cầu nhà nước huy động tất cả các lực lượng nông học để thực hiện các biện pháp kiên quyết nhằm nâng cao trình độ nơng học, phổ biến kiến thức nông học, giúp đỡ kỹ thuật nông học cho nông dân. Người kêu gọi “Chúng ta phải chỉ cho nông dân, số quần chúng lạc hậu nhất, thấy rõ rằng: việc nâng cao trình độ văn hóa và giáo dục kỹ thuật là hồn tồn cần thiết để bảo đảm cho tồn bộ cơng cuộc kiến thiết xơ- viết thành cơng” 44;188. Ý thức được vai trị của việc giáo dục khoa học, kỹ thuật và nâng cao trình độ văn hố cho nơng dân, trong “Chỉ thị của Ban chấp hành trung ương gửi các Đảng viên cộng sản trong Bộ dân uỷ giáo dục” có một nội dung quan trọng là “phải chú trọng tuyển lựa rộng rãi và có hệ thống hơn nữa tất cả các nhà kỹ thuật và nơng học có khả năng về giáo dục kỹ thuật chuyên nghiệp và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, song song với việc sử dụng mọi xí nghiệp cơng nghiệp hoặc nông nghiệp được thiết bị tương đối khá” 48;401.
Ngoài ra, để khuyến khích và tạo điều kiện cho nơng dân tiến lên làm ăn theo con đường tập thể, phát triển kinh tế thì ngay từ rất sớm, V.I.Lênin đã tính tới việc xây dựng các ngân hàng dành cho nông dân. Nông dân thiếu trang thiết bị sinh hoạt, thiếu công cụ lao động, thiếu khoa học kỹ thuật,
thiếu vốn để đầu tư duy trì và mở rộng sản xuất, đặc biệt là trong hoàn cảnh tiến tới xây dựng các nông trường thủ công lớn, các hợp tác xã nông nghiệp với quy mô lớn để từng bước đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Đó là hồn cảnh của nơng dân Nga và để giải quyết khó khăn đó, các ngân hàng nông nghiệp phải được thành lập và các ngân hàng này hỗ trợ cho nông dân bằng cách cho họ vay vốn. Trong phác thảo đề cương về ngân hàng hợp tác xã, V.I.Lênin vạch ra việc phải xây dựng ngân hàng hợp tác xã vững mạnh với sự tham gia quản lý nhiệt tình của các đảng viên cộng sản là cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, ngân hàng nhà nước khuyến khích ngân hàng hợp tác xã thông qua việc giảm phần trăm lãi xuất cho vay và thậm chí là ngân hàng nhà nước phải tài trợ các khoản vốn cho các ngân hàng hợp tác xã. “Mỗi chế độ xã hội chỉ nảy sinh ra nếu được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính. Chẳng cần phải nói cũng thấy rằng sự ra đời của chủ nghĩa tư bản "tự do" đã tốn hàng trăm, hàng trăm triệu rúp” 59;423.
Như vậy, những chính sách tài chính hợp lý cùng với sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, khoa học công nghệ với sản xuất nông nghiệp thực sự sẽ trở thành động lực thúc đẩy người nơng dân tham gia tích cực vào q trình sản xuất, tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.