Sự nghiệp đổi mới đất nước đã mang lại sự thay đổi toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế-xã hội. Dưới tác động của sự nghiệp đổi mới, kinh tế nơng nghiệp và xã hội nơng thơn đã có những biến đổi mạnh mẽ. Có thể nhận thấy, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sự mở rộng và đa dạng hóa các loại hình sản xuất, ngành nghề ở nông thôn đã làm mở rộng và biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp, cơ cấu lao động - nghề nghiệp và bản thân giai cấp nơng dân. Với chính sách đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, người nông dân được giao đất ổn định, lâu dài, hộ gia đình nơng dân trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, được pháp luật thừa nhận. Đặc biệt, sau Nghị quyết Trung ương năm khoá VII của Đảng về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn từng bước được chuyển đổi. Do đó, nơng dân hiện nay khơng chỉ là người sản xuất nông nghiệp thuần tuý, mà còn bao gồm cả những người có nghề, chuyên làm nghề, hoạt động trong các dịch vụ phục vụ sản xuất nơng nghiệp, có nơi xuất hiện những hình thức hợp tác, liên kết… giữa những người lao động. Ở nước ta hiện nay, giai cấp nông dân bao gồm “những người lao động sản xuất trên các lĩnh vực nông nghiệp, trong khu vực kinh tế nhà nước (các nông trường) kinh tế hợp tác (hợp tác xã) và kinh tế cá thể, tiểu chủ…” 77;36.
Nghiên cứu chỉ rõ những đặc điểm của giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay, nhận thức xu hướng biến đổi của nó sẽ cho chúng ta thấy việc tiếp tục phát huy vai trò của giai cấp nông dân nước ta hiện nay là yêu cầu
khách quan, đồng thời, góp phần cho việc định hướng và đề ra những chính sách phù hợp nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trị của nơng dân trong giai đoạn hiện nay. Có thể nhận ra một số đặc điểm sau của giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, cơ cấu nông dân hiện nay đang biến động phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Mặc dù quá trình CNH, HĐH đất nước đã diễn ra khá lâu nhưng về cơ bản nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu với trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn. Theo thống kê giữa năm 2006, số hộ nông dân cả nước tại thời điểm 01/7/2006 là 13,78 triệu hộ, tăng 0,71 triệu hộ (+5,4%) so với năm 2001. Dưới tác động của CNH, HĐH và nền kinh tế thị trường, cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thơn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực: Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nơng, lâm nghiệp, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ cơng nghiệp và dịch vụ. Theo kết quả sơ bộ đến 1/7/2006, số hộ
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nông thôn là 9,78 triệu hộ, giảm 0,79 triệu hộ (-7,5%), số hộ công nghiệp và dịch vụ là 3,4 triệu hộ, tăng 1,28 triệu hộ (+60%) so với năm 2001. Chính vì vậy, so với năm 2001, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực nông thôn giảm từ 80,9% xuống cịn 70,9%, tỷ trọng hộ cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 5,8% lên 10%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 10,6% lên 14,8%. Tỷ trọng cả hai nhóm hộ cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,4%. So với các thời kỳ trước đây thì giai đoạn 2001-2006, cơ
cấu ngành nghề của hộ, lao động nơng thơn đã có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực nhưng có điểm đáng lưu ý là sự chuyển dịch cơ cấu này chưa đều giữa các vùng. Cụ thể, vùng Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch nhanh
nhất (tỷ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ từ 17,8% năm 2001 lên 32,8% năm 2006, bình quân hàng năm tỷ trọng tăng 2,8%); Vùng Đơng Nam Bộ có tỷ trọng hộ cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 32,9% lên 42,7% trong thời gian tương ứng. Nhờ chuyển dịch nhanh về cơ cấu hộ theo hướng tích cực, nên đến năm 2006 đã có 4/8 vùng có tỷ trọng hộ cơng nghiệp, xây
dựng và dịch vụ chiếm trên 25% tổng số hộ nơng thơn (năm 2001 chỉ có 1/8 vùng): Đơng Nam Bộ (42,7%), Đồng bằng sông Hồng (32,8%), Duyên hải Nam Trung Bộ (25,7%), Đồng bằng sơng Cửu Long (25%) 1;11.
Có thể thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nghề nghiệp của nông dân tuy chưa đạt yêu cầu nhưng bước đầu đã diễn ra theo xu hướng tích cực, từng bước phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong cơ cấu nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng hộ trồng trọt và chăn nuôi, tăng dần tỷ trọng các hộ tham gia dịch vụ phục vụ phát triển nơng nghiệp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy cơ cấu đó vẫn nặng về trồng trọt và chăn nuôi.
Với số lượng nông dân đông đảo và một cơ cấu nghề nghiệp vẫn nặng về trồng trọt và chăn nuôi như hiện nay, dân số nông thôn vẫn đang ngày càng tăng lên, đất đai dành cho nông nghiệp đang bị thu hẹp dần hoặc chuyển đổi dần mục đích sử dụng, giải quyết việc làm đã và đang ngày càng khó khăn thì làm thế nào để có thể phát huy vai trị của nơng dân đã thực sự là vấn đề cấp bách.
Thứ hai, nông dân hiện nay tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam
Yêu quê hương, đất nước, gắn bó với quê cha đất tổ là một trong những đặc điểm nổi bật của nông dân Việt Nam. Một bộ phận lớn nông dân vẫn gắn bó với mảnh đất mình sinh ra, cần cù lao động kiếm sống và làm giàu trên mảnh đất của mình. Số khác, do những yêu cầu khách quan phải rời quê để sinh sống nhưng dù trong hồn cảnh nào người nơng dân vẫn ln hướng về q hương, ln có ý thức về trách nhiệm của mình với quê hương, làng xóm, họ hàng.
Nơng dân có tinh thần đồn kết gắn bó cộng đồng, u thương đùm bọc lẫn nhau, sống tình nghĩa thuỷ chung. Cuộc mưu sinh và mối quan hệ rộng lớn ở làng quê đã làm cho người nơng dân ln coi trọng “Tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Nơng dân Việt Nam hiện nay vẫn thể hiện sự thông minh, sáng tạo, lạc quan u đời vốn có. Với sự thơng minh, tình thần ham học hỏi và sáng tạo, có khơng ít nơng dân được nhận giải thưởng sáng chế như ông Huỳnh Thái Dương ở Bình Thuận đã được trao giải thưởng VIFOTEC về máy tẽ ngô; ông Đặng Tám ở Đắk Lắk nhận bằng sáng chế “Béc” tưới cây trồng, ông Tô Hồng Quân ở tỉnh Long An với máy gieo hạt, ông Lê Văn Xê ở tỉnh Bình Dương với giống chanh leo khơng hạt… Anh nơng dân Nguyễn Trí Cơng ở Đồng Nai với mơ hình trang trại chăn ni lợn sử dụng phần mềm quản lý hiện đại đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được xuất hiện trên tạp chí Asian Pork và được cơng nhận là Cơng dân danh dự của Bang Nebraska (Mỹ) dù anh mới học hết lớp 12…
Thời gian qua, nông dân ở các tỉnh đang phát triển các mơ hình hợp tác xã chun nghiệp và khơng ít mơ hình hoạt động rất hiệu quả. Ở nhiều nơi đã hình thành các cụm nơng nghiệp trồng lúa chất lượng cao, rau, khoai tây, dưa hấu, vải thiều, nuôi cá, nuôi ba ba… chiếm lĩnh được thị trường. Một số nơi đã bắt đầu phát triển du lịch nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và làng nghề, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hố nơng thơn…
Thứ ba, tâm lý, tư tưởng của nông dân hiện nay đang diễn biến hết sức
phức tạp
Dưới tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của nông dân thay đổi đa kéo theo những diễn biến hết sức phức tạp trong nhận thức xã hội, tâm lý, tư tưởng của nơng dân. Trong đó, có nhiều điểm tiến bộ xen lẫn những biểu hiện lệch lạc làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy vai trị của nơng dân.
Là một nước nông nghiệp truyền thống, trong nhận thức của người nông dân Việt Nam mọi thời kỳ, đất đai luôn là tài sản quý giá. Hiện nay, phần đông nông dân cũng vẫn cho rằng nhất thiết phải có đất đai mới có thể đảm bảo được đời sống gia đình. Do vậy, đa số nơng dân đánh giá tích cực về chính
sách đất đai của Đảng và Nhà nước. Nhân dân nhận thức khá rõ về các quyền sử dụng đất đai của mình, nhưng trong đó đặc biệt chú ý tới quyền sử dụng lâu dài, thế chấp và sang nhượng. Đa số nhận thấy các quyền sử dụng đất đai phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của họ, do vậy mà họ yên tâm đầu tư vào sản xuất và thâm canh, tăng vụ nhiều hơn. Trong nhận thức của nông dân về đất đai cũng có khơng ít yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như tâm lý quá phụ thuộc vào đất đai và coi các nghề phụ như là thu nhập thêm trong lúc nơng nhàn có thể gây ảnh hưởng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn và phát huy vai trị của nơng dân trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, có một thực trạng đáng báo động là xu thế nông dân bỏ ruộng, không thiết tha canh tác trên mảnh ruộng của mình, chấp nhận đi làm ruộng thuê, hoặc ra thành thị tìm việc. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đòi hỏi nhà nước phải nghiên cứu đầy đủ và đề ra cơ chế để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng này.
Nơng dân cũng nhận thức khá đầy đủ về tầm quan trọng của khoa học - kỹ thuật đối với sản xuất. Nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là rất lớn. Đặc biệt là nhu cầu về giống, phân hố học, máy móc trong sản xuất. Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát huy tiềm năng của nông dân hiện nay. Đối với một bộ phận nông dân đang từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni thì nhu cầu về vốn, về đất canh tác, kỹ thuật canh tác và tiêu thụ sản phẩm khá cao. Về giá cả vật tư nông sản, thuế và phí sản xuất, nơng dân nhận thấy hiện nay có quá nhiều các loại thuế và các chi phí. Giá cả vật tư quá cao cũng đã khiến cho sản xuất của nông dân lâm vào khó khăn. Phần đơng bức xúc và yêu cầu nhà nước giảm bớt nhiều khoản đóng góp cho nơng dân. Chính việc giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất cao cộng với phải gánh nhiều khoản phí khác nên giá thành sản phẩm cao, người nông dân làm khơng có lãi, thậm chi lỗ nên điều này ảnh hưởng không nhỏ tới xu thế bỏ đất ruộng đi làm thuê, mặc dù tiền công lao động thấp, công việc không ổn định, quan hệ
chủ - tớ phức tạp… Đây cũng là tâm lý khá phổ biến trong nông dân hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ tới phát huy tính tích cực của nơng dân.
Xuất phát từ nhận thức đó, nơng dân bày tỏ nguyện vọng nhà nước cần tăng cường đầu tư về khoa học - kỹ thuật cho sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật về nông thôn, giúp đỡ nông dân về vốn để sản xuất, cân đối đầu ra, đầu vào của sản xuất, ổn định giá cả thu mua nông sản giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nơng dân cũng bày tỏ nguyện vọng nhà nước quan tâm tới các vấn đề văn hố, giáo dục, y tế ở nơng thơn, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển văn hố nơng thơn…
Thứ tư, bên cạnh những ưu điểm, nông dân hiện nay vẫn còn một số
điểm hạn chế
Dưới tác động của điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nơng dân Việt Nam có sự biến đổi lớn theo hướng tiến bộ, song bên cạnh những ưu điểm, họ vẫn còn một số hạn chế nhất định, ảnh hưởng khơng nhỏ tới vai trị của họ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Những hạn chế đó là tư duy manh mún, tản mạn mà nguyên do là lối sống khép kín sau luỹ tre làng, ít có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, canh tác trên mảnh đất nhỏ, tư liệu sản xuất phân tán, thơ sơ. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài, chỉ thấy cái lợi cá nhân mà không thấy lợi ích tập thể. Bên cạnh đó, nơng dân thường có tâm lý thụ động, bảo thủ, sùng bái kinh nghiệm và coi thường lớp người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm sống. Hiện tại, tâm lý “sống lâu lên lão làng”, đất lề quê thói”, “phép vua thua lệ làng” vẫn rất phổ biến… Bị quy định bởi tư hữu nhỏ, bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế - xã hội, người nông dân tuy cần cù, thơng minh nhưng thiếu tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, thậm chí tư tưởng đố kỵ, ganh ghét, cục bộ “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “ta về ta tắm ao ta” vẫn khá phổ biến và là rào cản lớn để đi lên nền sản xuất hiện đại. Một bộ phận nông dân sống thờ ơ, vơ trách nhiệm trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Sự phân hố giàu nghèo trong nơng thơn cũng tăng lên. Quan hệ giữa người với người cũng có sự thay đổi, khơng cịn chất phác, hồn nhiên
như trước đây. Tư tưởng muốn con cái bỏ học đi kiếm tiền ngày càng nhiều. Trong nông dân, tâm lý tiểu nơng, sản xuất nhỏ vẫn nặng nề. Đó là lối tư duy cụ thể, kinh nghiệm, tầm nhìn hạn hẹp, bảo thủ, lề lối làm việc thiếu kế hoạch, kém kỷ luật… Do vậy, nhiều nơng dân cịn bỡ ngỡ chưa tìm ra hướng đi cho mình, dè dặt trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng cái mới trong kinh doanh. Bên cạnh đó, tâm lý trọng tình cảm, sự cố kết cộng đồng ngồi mặt tích cực cũng gây ra khơng ít những trở ngại cho q trình xây dựng kinh tế-xã hội. Nó gây ra sự cạnh tranh, đố kỵ, cục bộ địa phương, mất đồn kết. Khơng ít nơng dân khơng dám vươn lên tìm cái mới, khơng dám tách khỏi cộng đồng để làm giàu chính đáng bằng năng lực của mình.
Phát huy những ưu điểm mà mình đang có, giai cấp nơng dân hiện nay đang là lực lượng xã hội có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị cho đất nước. Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng xã hội mang tính toàn diện, sâu sắc, triệt để. Phát huy vai trò của giai cấp nông dân thực chất là quá trình tìm ra cơ chế thích hợp nhằm bồi dưỡng và khai thác hiệu quả nguồn lực lao động này nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà trước mắt là tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Vì vậy, việc nhận thức đúng những đặc điểm của giai cấp nông dân sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng và hoàn thiện cơ chế này.
Hiện nay, quan niệm về giai cấp nơng dân đang có những biến đổi sâu sắc cả trong nhận thức và thực tiễn. Trong sự nghiệp CNH, HĐH, nếu được giải phóng và được tạo điều kiện thuận lợi thì nơng dân dù với tư cách là những người sản xuất nhỏ, tiểu nông sẽ trở thành lực lượng xã hội to lớn, góp phần mang lại sự phát triển ổn định, bền vững và thắng lợi toàn diện cho sự nghiệp cách mạng. Ngược lại, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện cho nông dân từng bước đi lên sản xuất lớn với năng xuất và hiệu quả cao.
Là nước nông nghiệp với đa số là nông dân, cho tới cuối 2006, dân cư