Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai rơi rụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 71 - 75)

Chương 1 : HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ TIẾNG THU

2.1. Thời gian nghệ thuật

2.1.1.4. Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai rơi rụng

Thời gian trong Tiếng thu không ngưng đọng mà là thời gian tuyến tính

chảy trơi gắn liền với nhịp vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình. Xuân Diệu - thi sĩ đa tình số một của nền thơ lãng mạn quan niệm thời gian như ngọn gió, nó mang lại bao phơi pha úa héo:

Cây bên đường trĩu lá đứng tần ngần

Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi

Bao phôi pha khô héo rụng rởi

(Tiếng gió)

Cũng một quan niệm về thời gian như thế, thời gian hiện tại trong thơ Lưu Trọng Lư gắn liền với sự tàn phai rơi rụng của cảnh vật và sự héo úa, tàn tạ trong đợi mong của lòng người:

Rồi ngày lại ngày Sắc màu: phai Lá cành: rụng Ba gian: trông Xuân đi Chàng cũng đi (Xuân về)

Nếu trong thơ mình, Xuân Diệu biểu tượng cho sự phôi pha tàn úa bằng

hoa: Hơn một loài hoa đã rụng cành/ Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh - một

quan niệm mới mẻ mang đậm dấu ấn Tây phương, thì Lưu Trọng Lư với quan niệm về thời gian gần với các nhà nho tài tử mang đậm tính truyền thống, dễ

cảm với lá và tính chất phiêu linh, trải nghiệm của nó. Với Lưu Trọng Lư, sự

phôi pha tàn lụi của thời gian có cả trong dự cảm, ở sự thấy trước, biết trước do nhận thức được tính khách quan của nó. Những từ phai, rụng, trông đem lại cho thời gian trong Tiếng thu một sắc màu tàn tạ, sầu rụng. Có lẽ, cũng là bởi bắt nguồn từ cảm quan chung của các thi sĩ lãng mạn về mùa thu - mùa của phôi pha: Lá úa, cành khô, lá rụng dần. Thế giới của Tiếng thu cũng mang căn bệnh chung của thời đại Bệnh nuối tiếc thời gian. Nên mọi thi tứ của Tiếng thu đều được khơi nguồn từ khoảng thời gian sầu mộng ấy. Trong thi phẩm nổi tiếng

Tiếng thu, bước đi của thời gian cũng chính là tiếng thổn thức của người cơ phụ

đang cháy cạn mình trong những đêm thu. Thời gian càng trôi, nỗi chờ mong càng khắc khoải, lòng người càng thêm sầu úa bởi người ra đi vẫn không trở lại.

Trong các thi phẩm khác, nhân vật trữ tình cũng cảm nhận được sâu sắc sự trôi chảy của thời gian. Đặc biệt trong những giấc mơ tình ái, sự vận động của thời gian cũng đồng nhất với hành trình tâm trạng đi từ thở than nuối tiếc, tuyệt vọng rồi vỡ mộng.

Thời gian chảy trôi theo từng chặng đường của giấc mơ tình ái. Từ những ước mơ êm đềm của thuở Tình xanh như nước biển trong xanh đến khi Tình u

như bóng giăng hiu quạnh lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương để cho Lịng anh như nước hồ thu lạnh/ quạnh quẽ đêm soi-bóng nguyệt tà. Ngày tháng trôi mau, ái ân mất đi cái nồng đượm của thuở ban đầu, của đêm ấy xuân vừa sang để Đơi ngả tình đi, mỗi người mỗi nơi. Cũng là thời gian lạnh lùng cướp đi người

yêu dấu, để lại trong lịng nhân vật trữ tình sự đổ vỡ, đớn đau cùng câu hỏi day dút: Em có nhớ chăng ngày hạ thắm/ Tình anh lưu luyến một bên lòng?.

Cùng với thời gian, trái tim yếu của nhân vật trữ tình khơng cịn giữ được cái đắm say ngày cũ mà trở nên mệt mỏi, rã rời, mang đậm dấu ấn tàn phai:

Lòng anh đã rơi rụng Bên sơng ngày tàn rơi Tình anh đã xế bóng Cịn chi nữa em ơi

(Cịn chi nữa)

Thời gian càng trôi, nỗi sầu càng bi thiết. Nó như dịng nước trơi vơ tình khơng để ý đến tình cảm, ý chí của người trên thuyền:

Nước không vội vàng Nước không trễ tràng Nước trơi vơ tình

(Xuân Diệu)

Cách cảm nhận thời gian ở đây mang đặc trưng của cảm quan lãng mạn. Nhưng cách ứng xử với thời gian của nhân vật trữ tình trong Tiếng thu lại mang tính chất cổ điển, cái tôi thi sĩ không cuống quýt níu kéo, tận hưởng từng phút

giây sự sống hiện tại kiểu như: Mau lên chứ vội vàng lên với chứ (Xuân Diệu)

vắng để một mình tn lệ. Thời gian trong Tiếng thu lặng lẽ trôi đều như nhịp thời đưa theo năm tháng, còn hồn người lại lặng lẽ ngược lại dịng chảy ấy để tìm về những ngày tháng đã qua, sống trong giấc mộng của những kỷ niệm xưa cũ để lắng nghe Thời gian lặng rót một dịng buồn tênh.

Mơ màng trong cảm xúc và suy tư, cái tôi thi sĩ Lưu Trọng Lư chập chờn giữa hai miền ảo thực, giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Trong Tiếng thu có khi mọi ranh giới giữa thời gian bị xóa nhịa. Mọi cách đo đếm thời gian khơng cịn tồn tại nữa mà chuyển qua thời gian của cảm giác, tâm trạng. Đó là thời gian tâm linh - thời gian vĩnh viễn, khơng có hiện tại, quá khứ, tương lai, khoảnh

khắc, một thứ thời gian khơng được xác định. Trong Một chút tình ta bắt gặp

kiểu thời gian đó:

Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau Chở anh dưới gốc sim già nhé Em hái đưa anh... đóa mộng đầu

Với quan niệm về thời gian như thế, con người dễ đạt tới sự vĩnh cửu - dù là trong giây lát. Từ sự vĩnh cửu đó, con người trút được gánh nặng thời gian,

trút được bao nỗi sầu bi của kiếp người để Trọn đời tỏ tóc/ Gối tay cười khóc

( Ngày xưa). Khi đó ranh giới giữa thời gian với thời gian bị xóa nhịa. Đó là

một biểu hiện của xu thế khơng gian hóa thời gian - một đặc trưng trong thế giới nghệ thuật của thơ ca lãng mạn. Trong Tiếng thu kiểu thời gian này khơng phổ biến, song đó cũng là một biểu hiện của một tâm hồn khát khao hạnh phúc, khát khao thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của thời gian để đạt tới đẹp vĩnh hằng.

Có cùng một cảm quan về thời gian với các nhà thơ mới, thời gian trong thơ Lưu Trọng Lư không ngưng đọng mà vận động. Song với cách ứng xử với

thời gian của một tâm hồn mộng, mạch vận động của thời gian trong Tiếng thu

sống trong giấc mộng xa xưa mà nuối tiếc thở than. Khi ra khỏi những giấc mộng đó lại giật mình trước thực tại đớn đau, nhìn thời gian trơi với những dự cảm về sự tàn phai héo úa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)