Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.2. Nhạc điệu thơ
3.2.4. Sự kết hợp nhuần nhị các làn điệu dân ca
Nhận xét về tính nhạc độc đáo của tập Tiếng thu, tác giả Thi nhân Việt
Nam luôn nhắc đến âm hưởng đặc biệt của khúc đàn bỉnh dị, khúc đàn xưa. Vậy, tính nhạc xưa này do đâu mà có? Phải chăng đó là dấu ấn của những
năm tháng Cậu học trị Quảng Bình ở Trường Quốc học Huế, cho đến những
năm tháng của tuổi trẻ thường xuyên đi về đất Thần kinh Hà Nội rồi Huế rồi Huế - Hà Nội. Thi sĩ coi miền đất sông Hương, núi Ngự này như môi trường của cuộc đời thơ của mình. “Huế... trên hai bờ sông Hương, Phượng vĩ đỏ chưa
tàn... Bến đò Thừa phủ phất phơ những màu áo tím nữ sinh trong những sớm, những chiều”[31.21 ]. Một điều đặc biệt nữa là, người vợ thứ hai của thi nhân -
một tài nữ xuất thân từ đất kinh kỳ trong một gia đình cónhiều người nổi tiếng danh cầm. Thi sĩ đã từng thẫn thờ xao xuyến khi nghe từng điệu khúc Nam
Bình, Nam Ai của người nhạc phụ tài hoa: " Từ trong tình cảm ngang trái mà
ơng đã trải qua, ơng đã viết lên những lời thơ thắm thiết, da diết để rồi hịa vào từng điệu khúc Nam Bình, Nam Ai... Tơi đã trân trọng điêu Nam Bình từng cất lên trong sóng gió dịng Hương, nhưng khi giọng Nam Bình của ơng cất lên, tơi đã thẫn thờ xao xuyến" [31.951]
Cũng từ cái xuyến xao, thẫn thờ khi nghe những điệu khúc trầm lắng và da diết ấy để khi viết những áng thơ, trong cái bất giác của hồn thơ thi sĩ, lại tuôn trào những giai điệu dân ca mượt mà réo rắt của xứ sở thơ mộng này. Những âm
vang đó dội vào hồn thơ Lưu Trọng Lư phảng phất, mơ hồ chứ không in đậm riêng trong một bài cụ thể.
Một yếu tố khơng thể khơng nói đến có tác động trực tiếp tới hồn thơ của tác giả Tiếng thu, đó là người mẹ với những làn điệu dân ca, những câu ca dao ngọt ngào ru vỗ tâm hồn thơ bé của thi sĩ. Nhà thơ tâm sự: "Chính me tơi cũng
là người truyền lại cho tôi những phong vị dạt dào của những câu ca dao". Với
ông những câu ca dao ấy "là những nhịp điệu thẩn tiên để mang tôi tới một miền
xa bát ngát. Có khi vì sức quyến rũ của âm điệu, tôi chợp mắt, mê ly, nhưng cũng có khi giật mình bởi một tiếng hát đang sang câu hay chuyển điệu. Những câu hát ru ấy có sức ngân vang kỳ lạ mà khơng thể có mơt sức mạnh ồ ạt nào có thể át được tiếng dội trong hồn người thi sĩ- "Tiếng dội của những câu hát ru"
[31.264]. Sự thật là, trong Tiếng thu ta bắt gặp những bài Mưa... mưa mãi,
Hồng hơn, Xuân về, Điệu hát lẳng lơ, Xin rước cô em Hồn nghệ sĩ, Thơ sầu rụng, Trường hận... chất liệu của một làn điệu dân ca Bình Trị Thiên nào đó. Nét
đặc biệt này đem lại cho nhạc điệu Tiếng thu tính dân tộc đậm đà của một hồn thơ gắn bó máu thịt với tiếng mẹ đẻ.
Âm thanh, nhạc điệu là sức mạnh đặc biệt trong thơ Lưu Trọng Lư. Có thể thấy rằng bài Tiếng thu là tiêu biểu nhất cho tính nhạc thơ Lưu Trọng Lư. Đó là một tổ khúc rung động và quyến rũ mà rất nhiều độc giả đã thẩm thấu nó từ góc độ âm nhạc ( Đỗ Đức Hiểu, Kiều Thanh Quế, Trần Đăng Khoa, ChuVăn Sơn...) trong đó Trần Đăng Khoa cho rằng đây là bài thơ thơ nhất của thi ca Viêt Nam. Chất thơ ấy phải chăng được tạo thành từ sự kết hợp linh diệu giữa các yếu tố:
Nhạc- mộng - thơ.
Nhìn chung, tác giả Tiếng Thu đã vận dụng tài tình sự kết hợp và nương
tựa giữa vần và nhịp cùng âm hưởng của các làn điệu dân ca miền Trung Trung
bộ để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình Tiếng thu, đem lại cho nhac điệu
trong thơ Lưu Trọng Lư một khả năng biến đổi dồi dào, gợi cảm vô cùng vô tận, Phạm Thế Ngũ đã tổng kết: Khi thì nỉ non, thánh thót( Hồng hơn); khi thì thân
buồn bã lạ ( Cịn chi nữa); khi lại ai ốn não nùng đầy vơi lịng trắc ẩn, tràn
ngập xót thương ( Hoa bên đường, Trường hận). Song lại có những bài, những
đoạn khơng nói lên một tâm sự gì, dường như chỉ là những nhạc điệu ( Bao la sầu,
Thơ sầu rụng). Để từ đó Đỗ Đức Hiểu đi đến nhận định: " Thơ Lưu Trọng Lư hầu
như chỉ là những bản nhạc thuần túy, những bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh cũng mờ ảo - những bản nhạc chìm sâu vào sương mờ” [22. 288].