Thế nào là nhạc điệu thơ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 91 - 92)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.2. Nhạc điệu thơ

3.2.1. Thế nào là nhạc điệu thơ?

Thơ là "lâu đài của những âm vang" [15] mà yếu tố đầu tiên tạo nên sức

ngân vang của lâu đài kỳ diệu đó là nhạc điệu. Nhờ có nhạc điệu mà thơ là một thể loại dễ đi vào lịng người và neo lại ở đó như một niềm xúc cảm rất riêng tư. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhạc điệu là: "Cấu tạo ngữ âm của lời văn

nghệ thuật... yếu tố hình thái vật chất tạo nên nhạc điệu là điệp âm, điệp vần với các hình thức đa dạng của chúng: bằng, trắc, nhịp điệu, niệm, đối vần, yếu tố tượng thanh, ngữ điệu. Cái làm nên hồn của nhạc điệu là sự liên tưởng của các tổ chức âm thanh với các cảm giác âm nhạc (nhạc cảm) trong lòng người"

[51.189].

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có khả năng truyền cảm đặc biệt. Có lẽ vì thế mà các nhà thơ lãng mạn đặc biệt coi trọng nhạc tính trong thơ.Về phương diện này, mỗi nhà thơ trong phong trào thơ lãng mạn đều tạo ra một nhạc điệu riêng, hình thành trong trào lưu thơ này một dàn đồng ca đa cung bậc: Trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, hối cả gấp gáp như Xuân Diệu, hùng

tráng như Huy Thông, nghẹn ngào như Vũ Đình Liên... và trong dàn đồng ca đó Lưu Trọng Lư là nhạc sĩ đặc sắc hơn cả.

Có thể nói, nhạc điệu là phần quyến rũ nhất trong thơ Lưu Trọng Lư. Trong sáng tác thơ, Lưu Trọng Lư ln suy nghĩ và tìm tịi cho mình một cách thể hiện mới mẻ, một điệu thơ rộng rãi, mềm mại giàu nhạc tính. Ngay từ những năm 1936, Lê Tràng Kiều đã dẫn thơ Lưu Trọng Lư như một mình chúng chống lại Thơ cũ, khẳng định Thơ mới là một thứ thơ có âm nhạc hẳn hoi: "Lưu Trọng Lư

chính là người đầu tiền gieo hạt thơ mới vào đất Bắc" [22.22] bởi chất nhạc dồi

dào đó. Vũ Ngọc Phan, tác giả nhà văn hiện đại cùng đặc biệt đề cao tính nhạc trong thơ Lưu Trọng Lư. Ơng gọi thơ Lưu Trọng Lư là "Những khúc bi ca của

con người hay mơ mộng” [22.40].

Hồi Thanh lại cho đó là "Một ít khúc đàn bình dị, khúc đàn xưa" [57.286]. Cùng một cảm nhận như thế, Nguyễn Văn Long nhận định: "Âm thanh, nhạc

điệu là sức mạnh đặc biệt của thơ Lưu Trọng L"' [28.18]. Để có được sức mạnh

ấy trong thế giới Tiếng thu là nhờ khả năng đặc biệt của Lưu Trọng Lư trong

việc kết hợp hài hòa giữa vần và nhịp, khả năng nắm bắt được sự hoà điệu giữa âm thanh của ngoại giới với nội cảm cũng như kết hợp được với các làn điệu dân ca truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 91 - 92)